“ GIÓ ĐƯA CÂY CẢI VỀ TRỜI..


….”Qua không bỏ các em đâu…!”
Xin phép ông Lê ngọc Danh,trung uý  tuỳ viên của thiếu tướng Nguyễn khoa Nam cho tôi được trích lại một đoạn ngắn trong hồi ký của ông về những giờ cuối đời của một vị danh tướng của miền Nam Việt Nam, được nhiều người ngưỡng mộ 
Đó là một trong những câu nói ít ỏi của ông tướng tư lệnh trong ngày khai tử chế độ VNCH  nơi mà quân dân ở thủ đô Saigon,nhiều người vẫn còn đặt kỳ vọng đến nơi đó để lập phòng tuyến chống cự lại Bắc quân ,trong khi ấy, họ đã ồ ạt vào đến cổng dinh Độc Lập đã được mở toang do lệnh đầu hàng của ông Dương văn Minh.
  Cấp bậc,chức vụ ,chiến công,tài năng cùng với tư cách của vị tướng tư lệnh Vùng Bốn kiêm Quân khu Bốn ở Cần Tho chắc cũng đã có nhiều người biết vào thời chinh chiến đó rồi.
  ***
 Theo hồi ký này,ông tướng đến thăm hỏi những thương binh ở quân y viện Phan thanh Giản.Tại đây,một chiến binh Địa phương quân  thuộc tiểu khu Vĩnh Bình (Trà Vinh) bị thương nặng với hai chân bị mất ,mà máu vẫn chưa ngừng chảy,dù đã băng bó.
 Với thương tích trầm trọng như vậy,có lẽ đặc biệt quan tâm ,nên ông tướng đứng sát kế bên và bất ngờ người lính cụt chân nắm tay ông mếu máo nói:
  -Thiếu tướng đừng bỏ tụi em nhé!
Câu nói của một thương binh và với mức độ thương tật đó thì không cần phải ra hội đồng y khoa để giám định mức độ tàn phế nhưng chắc chắn anh đã hoàn toàn bị loại ra khỏi vòng chiến rồi.
  Vậy,câu nói với lời lẽ chứa đầy khẩn khoản kia rõ ràng không phải chỉ để “xin xỏ " một vài ân sũng riêng cho phần mình .
   Anh thương binh mất hai chân nhưng bộ óc vẫn có dư sáng suốt và cho dù thân thể đau đớn và đang nằm ở quân y viện vẫn biết những diễn biến hệ trọng có tính cách mất còn của đất nước.

  Ông tướng,dĩ nhiên là một con người không khác biệt gì với người lính kia.Nếu có,họ chỉ khác nhau trách nhiệm quân đội giao cho họ và cấp bậc của họ được mang trên cổ áo hay trên cánh tay để thi hành nhiệm vụ mà thôi.
   Câu hỏi ấy nếu được đưa ra trước đó một năm,có lẽ phản ứng bằng câu trả lời và thái độ của ông tướng khác xa.
 Lời khẩn cầu của một thuộc cấp đưa lên thượng cấp vào cái lúc này nhất định là cầu mong vị tướng quân hãy đừng đào ngũ mà hãy ở lại để cùng  chiến đấu với quân thù.
 Tuỳ viên Danh,chắc chắn không cần phải tâng bốc anh thương binh kia cho dù trong bất cứ trường hợp nào vì những lý do như sau.
  Thứ nhất,tên câp bậc không có ghi chép.
  Thứ hai ông tướng,sau đó đã  vĩnh biệt cuộc đời binh nghiệp,cho nên ngay trong giờ phút mong manh ấy,tấm lòng yêu nước cao độ của người lính kia dâng cho đất nước mà,qua trung gian của ông Tướng,anh ta muốn đạo đạt.
   Thứ ba,hồi ký này,trung uý Lê ngọc Danh đã viết về sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm ,ngay cả số phận của những thương binh trong quân y viện mà tướng Nam đến thăm viếng như một dấu hiệu vĩnh biệt những chiến hữu của ông cũng không có ai biết được sẽ như thế nào khi phía “thắng trận “ tràn vô với khí thế rực lửa hận thù!
 Xa hơn một chút,ở Saigon nơi Tổng y viện Cộng Hoà  đúng 6 giờ chiều ngày 30 tháng Tư/1975  tất cả thương binh của VNCH phải ra khỏi.Không một ngoại lệ nào cho dù mù hai mắt,ruột lòi ra ngoài hay cụt hết tay và chân.
 Đi ra và phải ra!
    ***
 Khi bị nắm sư tay với một thỉnh cầu , không phải chỉ cho riêng mình mà cho ít ra cũng cả Quân Khu Bốn,theo diễn tả của tác giả hồi ký tướng tư lệnh Vùng đã thật sự bị xúc động—hết sức bất ngờ!
 Bất ngờ đến độ ông không dấu ém được những giòng lệ rơi,của một người lính cả đời chinh chiến.ông chỉ trả lời vắn tắt :-“Qua không bỏ các em đâu,Qua ở lại đây với các em.”
  Xưa,truyện Tàu,một vị vua có tư cách người ta thường dùng câu:”Quân bất thí ngôn “,ý nói vua không nói gạt,nói dóc với con dân.
  Nay,một vị tướng đưa ra lời hứa cho dù ở nơi ít người và tiếng nói chỉ được một vài người bất toàn thân thể nghe được.
  Và chắc nịch như dinh đóng cột TƯỚNG giữ đúng lời,qua ở lại đây với các em !
 Lời của tướng được bảo chứng bằng một cái chết hào hùng của ông, không thua gì những cái chết của bao nhiêu từ sĩ khác nơi chiến trường  bom đạn.
 Giữ lời hứa với không chỉ với tất cả thương bệnh binh nơi đó mà ông còn muốn giữ tròn tiết tháo để bảo toàn danh dự cũng như trách nhiệm xưa nay của một viên tướng giữ thành.
 Thành vào tay giặc,tướng có tự trọng tức nhiên phải biết tự xử.
 Ông tướng có trách nhiệm cả một vùng đồng bằng bao la với hàng triệu con người hiền hoà dùng tư cách cao thượng làm gốc để giao tiếp giữa những con người với nhau.
 Ở khu vực thông thoáng trong lành đó,có nhiều câu hò,bài hát,ca dao để diễn đạt những mất mát mà người còn lại mãi mãi  vấn vương,thương tiếc :
                          Gió đưa cây Cải về trời,
                    Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay !
 Năm xưa tướng quân Trần bình Trọng,thà làm quỷ nước Năm hơn làm vương đất Bắc với câu nói khí khái ấy đã ưỡn ngực chịu chém.
  Bài học yêu nước bằng cả hôn lan xác của tiền nhân khi xưa,huyền diệu thay,hơn 700 năm sau con cháu của các Người vẫn còn thuộc và thuộc lòng .
Quốc hận thứ 47.
H3 & Phạm huỳnh Ngân.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

NGỌC ĐAN THANH,ĐƯỜNG DÀI,RỒI CŨNG TỚI.

BÀ NỘI .