Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2021

MUỐN-MONG .

Hình ảnh
 Người viết ra những lời gần như định nghĩa mà ở miền Nam,thời trước 30 tháng Tư năm 1975 sách giáo khoa bậc trung học đều phải giảng dạy.  Ông Nguyễn bá Học với bài viết “Hy Vọng “,cho dù không được ghi  đậm vào tri thức của các  thế hệ sau này nhưng đã tạo được nền móng cứng cho những ai không chịu hy vọng . Bởi,hy vọng chính là mầm ,là nụ ,là tượng hình từ trong trứng nước của những toan tính những kế hoạch của tương lai ,nôm na,người đời gọi là muốn.   Giáo đầu như một khẳng định chắc nịch :-“Làm người,ai cũng có hy vọng.Như người đào giếng mong đến ngày uống nước,như người trồng cây mong tới khi ăn trái,như người đi đường trông tới chỗ nghỉ chân…”      Muốn là khởi đầu của mọi việc,ngôn ngữ Phật giáo gọi là duyên-căn duyên/duyên khởi.    Ý muốn của loài người thì nhiều tuy không bằng cát ngoài biển khơi nhưng nó vô số và không đếm được ,cho nên trong lịch sử của nhân loại không ai dám làm thống kê xem  con người có bao nhiêu điều và,muốn những gì,mặc dù người ta có thể đếm được dâ

THẢ GÀ TÂY.

Hình ảnh
  Theo truyền thống,hằng năm vào giữa hay tuần cuối của tháng Mười Một,tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ sẽ phóng sanh một con gà Tây (gà Lôi).Thường thì con gà (có khi một cặp)may mắn ấy được đặt tên hẵn hòi.   Cũng cùng thời gian đó,một con gà được tự do thong dong trong khu vực sân cỏ tòa Bạch Ốc để được chụp hình,quây phim rồi không bao lâu sau đó những bản tin buổi chiều của các hệ thống truyền thông Mỹ loan tãi cho cả nước được biết,thì cũng hàng triệu đồng loại của nó đã bị giết để đông lạnh và phân phối khắp nơi trong các chợ.   Không ai thống kê được con số gà Tây lọt vô bao tử người Mỹ trong dịp lễ Tạ Ơn là bao nhiêu nhưng nhất định đó phải là kỹ nghệ nuôi cho lớn rồi đưa vào lò sát sinh nới đủ sức cung cấp cho một đất nước có trên ba trăm triệu người.   Giết nhiều hơn tha,làm cho có nhiều người thiện tâm so sánh rồi than phiền nước Mỹ sao mà ..háo ăn mà lại rất ít ai có đức háo sanh,chỉ ngoài vị tổng thống !                                                 Giống gà Tây (Turk

CHA ĂN MẶN ,CON KHÁT NƯỚC ??

Hình ảnh
  Câu này nguyên thủy như  sau:”Đời cha ăn mặn,đời con khát nước.”   Bây giờ người ta rút gọn lại “Cha ăn mặn,con khát nước.”   Nếu nói sát nghĩa thì “Cha làm bậy con bị ảnh hưởng  “.                Có thể nào lấy hạt Khổ Qua gieo xuống đất để nó mọc lên trái…Đậu Bắp được hôn ?  Nếu như vậy, mọi trật tự,mọi an bài của tạo hoá sẽ bị xáo trộn nghiêm trọng.   Từ thời xa xưa,khi con người biết sống hợp quần  là đã có những “giao ước “ để sống ngăn nắp,thuận thảo với nhau,cho nên,bằng lời nói họ đặt ra những điều kiện việc nào làm được,việc nào cần tránh ở những lúc giao tiếp,trao đổi,mua bán qua lại ,để cùng sống chung trong hòa thuận.    Cho dù là lời nói nhưng họ giữ chặt không đổi tới ,thay lui hoặc không thể"nuốt lời " (đã) nói ra được.Như vậy,chữ tín (tin) trong thời kỳ nầy được xem rất trọng.Trong đến nỗi người Tầu dùng đến câu nầy thì xem,chữ TIN nó có giá trị cao như thế nào trong sự giao tiếp giữa người :" Nhất ngôn ký xuất,tứ mã nan truy !".Một lời đã nói ra b

CHUYỆN KẾT KHÔNG CÓ HẬU.

Hình ảnh
Da mặt đen,khắc khổ với một số nếp nhăn chạy ngang qua trán.Một người đàn ông cao đang dùng tay nhúng  cái khăn cũ vô sô nước  gát ngang một dụng cụ có hình chữ T.Dụng cụ nầy,một phần có miếng kẹp  vô dây nhựa cứng  nối với thanh cây  có thể điều chỉnh dài ngắn được .   Đó là dung cụ để làm sạch kính xe,có thể dùng ở những nơi  có tuyết rơi mà ,về đêm xe đậu ngoài trời thường bị phủ đầy.Người ta dùng nó để cạo sạch tuyết bám.Cho nên,cái "lưỡi" của cây cạo kính xe nầy thường làm bằng nhựa cứng,chứ không thể dùng nó để làm sạch kính ở những tấm kính to nơi các cửa hàng ở những khu thương mại được.   Ông ta đang chùi  cả một dàn kính từ trước mặt tiền cho đến ngang hông của nhà hàng  bằng các dụng cụ hết sức thô sơ đó !    Cũng phải mười khuôn kính khổ lớn với hai cánh cửa ra vào cần phải chùi cho buổi trưa hôm nay .    Squeeze (dụng cụ ép nước),lưỡi bằng cao su mềm,có tay cầm với chiều ngang ít nhứt 4 tấc  cộng thêm một dụng cụ thấm nước làm cho sạch và trơn kính trước khi dùng

Thấy ghét & Dễ thương.

Hình ảnh
Không biết ở các nơi khác của nước Việt Nam mình ra sao ,chứ miền Tây quê tôi cũng như ở Saigon,người ta..  ..không ưa mà còn ghét bỏ con Quạ thấy rõ !  Qua  nền văn hóa Việt Hoa có một số tương đồng,cho nên người Việt đã bị ảnh hưởng của người Tàu,con Quạ  bị miệt thị không  thương xót.Con Quạ,không tạo ra ích lợi gì cho người  nhưng cũng không làm gì tổn hại nghiêm trọng .  Rất thường tình,con Quạ trong văn chương bị coi là tương trưng cho những loại người tiểu nhân,bỉ ổi.Câu nói :" Đồ cái thứ Quạ đen " hay "Cái thứ Rùa đen rút đầu" là hai câu nặng lời để người ta mạ lỵ làm nhục lẫn nhau giữa những  người Hán.  Dị đoan là nguyên nhân chính làm cho nhiều người Việt mình  tin rằng Quạ và tiếng kêu vừa lớn vừa khàn của nó đem lại tai họa (đến chết chóc) cho nơi nó đậu để kêu .    Nếu con chim màu đen tuyền nầy đứng trên nóc nhà của ai đó kêu thảng thốt năm ba lần thì trong  nhà đó ,sẽ có người bước ra dùng đất đá vừa ném vừa đuổi  một cách quyết liệt .   Người ta tin

HSI Lê công Hưởng, sống hiên ngang,chết lẫm liệt !

Hình ảnh
                             Di ảnh HSI Lê công Hưởng- Hưởng với người bạn thân thời hoc sinh-Thủ bút của tân binh Hưởng ở quân trường Chi Lăng đề tặng bạn kèm với bút hiệu Song Nguyên.    Hưởng quê quán ở Hà Tiên,một vùng đất hướng Tây  Nam  của thủ đô Saigon,miền đất  nhà họ Mạc  đã dày công khai phá và xây dựng để một thời gian sau trở thành Hà Tiên trấn .    Khi xưa, từ nơi cố quốc  thuộc triều đại nhà Minh họ không chịu đầu phục ,chống Mản Thanh không thành công ,cho nên họ  không chấp nhận sống nhục với nhà Mãn Thanh,nên chạy sang nước mình lánh nạn .   "Phản Thanh phục Minh" là hoài bảo lớn của những quân binh thuộc thế hệ thứ nhất xuất phát từ phương Bắc những  chiến binh ấy chịu làm thân tụ nạn, để rồi cũng chỉ là những giấc mơ phục quốc mãi mãi  cũng chỉ là những giấc mơ,những hoài bảo .   Nhận Việt Nam là quê hương thứ hai  rồi được chấp thuận cùng sự chiếu cố của triều đình Huế ,cho nên họ Mạc đã khai khẫn mở mang đất Việt trong một cuộc Nam tiến tương đối ít hao