Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2024

CƯ TRẦN NHIỄM TRẦN

Hình ảnh
Ông Tư ,Đỗ thuần Hậu là tổ sư sáng lập nên “ Pháp lý Vô Vi khoa học huyền bí Phật Pháp “,gọi vắn tắt là “ Đời đạo song tu “,cũng được gọi là Thiền Vô Vi.      Trong các bài giảng giải về pháp lý,ông hay nhấn mạnh đến câu con người vì “ Cư trần ( rồi bị ) nhiễm trần “.       Đây,gần như là định nghĩa của ông.       Ông cho rằng hễ có sống,có xa cạ,có giao tiếp với mỗi người từ gia đình cho đến xã hôi chung quanh thì con người bị ảnh hưởng xâu,tốt tác động ít hay nhiều đến với bản thân của mình.       Thoạt vừa nghe hay vừa đọc xong,nếu người không tinh tế,có thể không hiểu hết được hàm ý của ông.       Theo thuyết luân hồi của Phật giáo,con người “ trong vô lượng kiếp “ đầu thai,chuyển thế đã từng lên xuống nhiều lần ở cõi trần này.       Câu hỏi đặt ra là lên xuống nhiều lần để làm  gì vậy?      Câu trả lời từ Phật giáo, từThông thiên học,ông Tư … là để cho linh hồn ấy học,biết,kinh qua đủ mọi trạng thái,mọi cảnh ngộ hầu cho linh hồn ấy tiến hóa.    Từ câu trả lời hết sức vắn cho kiếp

NGỌC ĐAN THANH,ĐƯỜNG DÀI,RỒI CŨNG TỚI.

Hình ảnh
  Sẽ có lúc,người đời ra nhiều câu hỏi. Nghe kỷ ra,phát bởi vô minh, Nếu theo thế giới thường tình…. “Thành công “ ,danh vọng  ,tiền tài phủ quanh.                       *       Tôi có cảm tình với lòng kính trọng nhân cách,tài năng của người nghệ sĩ có nhiều năng khiếu và đức hạnh cao đẹp này.   Ngoài ca hát,cô còn có khả năng lưu loát trong lãnh vực xướng ngôn và là người dẫn chương trình,nói năng duyên dáng được xem là thành công trước đám đông.     Thời gian sau này tôi được biết cô đã xuống tóc thả rơi thế sự,tìm lại bổn lai.    Câu hỏi ?    Chỉ (là) sự chưa biết của chúng sanh!     Người hiểu chuyện, không cần tò mò han hỏi,kẻ thấu đời phải biết lúc đi -dừng.     Câu trả lời, mò mẫm mỗi tượng hình bởi định kiến vô minh bám quấn chặt như khối thủy tinh trong ngần bị đá vôi phủ lấy.      Tôi có nghe câu-“Hồng nhan (vốn đã)đa truân “ .       Cô lại không dùng để người chiêm ngưỡng,còn phát tiết hơn giọng ca,lời nói.        Cô đến với đời,mang đến cho đời những vui buồn,hờn giận!    

NƯỚC & NGƯỜI.

Hình ảnh
      Triệu lạch nhỏ,nhập thành con sông lớn,     Từng chúng sanh,hợp nên cõi Ta Bà .      Nước muôn nơi,giao nhau chung giòng chảy.      Mỗi một người,là vũ trụ bao la!      Thế gian khác biệt vẫn là,      Thiện lành,hung ác không xa trong người. Phạm huỳnh Ngân.

BỜ SÔNG TÔI ĐÃ TẮM NHIỀU LẦN .

Hình ảnh
                                         Sông Rạch Gầm.             Thời tuổi thơ của tôi ở nhằm nơi mà khi xưa,thời Pháp thuộc đã bị khổ vì các lần ruồng bố của lính Tây da trắng lẫn “Tây “ da đen,tức lính Lê dương .Đó là những người dân thuộc địa của nước Pháp ở Phi châu như Senegale,Morocco …mà người mình gọi là Tây rạch mặt,có mặt trong quân đội thực dân xâm lược.Loại lính này rất hung tợn trong các cuộc bố ráp,hãm hiếp phụ nữ,đốt nhà dân.         Đại nạn ở vùng đó chưa kịp hết sợ thì người dân lại bị mang thêm tai ách khác mà họ nói đó là cảnh  một cổ hai tròng bằng “mỹ từ quê hương đồng khởi “!          Thời ấy,năm 1960,những người nổi dậy chưa đủ lực,cho nên chánh quyền VNCH ban ngày vẫn còn kiểm soát người dân nhưng cỡ sau ba giờ chiều là người thuộc phe nổi dậy bắt đầu xuất hiện. Ban đêm,họ ra nhiều lệnh bằng loa tay,loa bằng giấy carton,họ tạo ra những bảng cấm ở các khu vựờn rậm mà họ ẩn náu rồi bắt đầu ban hành tất cả lệnh cấm cho người dân lai vãng và đương nhiên ,người dâ

VẬT TRUYỀN PHÁP.

Hình ảnh
    Khi tới đoạn lục tổ Huệ Năng bị người của Thần Tú rượt đuổi ráo riết càng lúc càng gần ,trong khi ấy vì phải mang trong mình một số vật dụng ,chắc chắn sẽ  bị mất đi sự nhanh nhẹn cần thiết.Như vậy,việc lục tổ bị nhóm người kia bắt kịp là điều không tránh khỏi. Cho nên,phải mất thời gian cân nhắc giữa hai quyết định hết sức hệ trọng và cũng vô cùng khó khăn cho vị tân lục tổ,một người vốn  thiệt thà,chân chất .       Trong cơn chạy trốn nhóm người săn đuổi vừa giữ được thân ,đồng thời phải giữ được những bảo pháp tín vật , để về sau này mới có bằng cớ chứng minh được tư cách pháp thừa của mình và cũng không muốn làm sai lệnh của sư phụ đã ân cần dạy phải chu toàn cho thật cẩn trọng.       Đó là y bát đã được truyền từ đời tổ thứ nhứt .Các vật dụng này còn có giá trị hơn bảo vật  nữa vì  đã luân lưu qua các  đời tổ và  hầu hết thiền chúng đều xem là là linh thiêng trong việc lưu truyền thiền pháp. Những linh vật nầy đã luân lưu qua năm đời tổ .Nó đã được cất giữ  cẩn thận ,mà sư phụ