Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2017

Tạ ơn Trời,mang ơn người.

Hình ảnh
                                 Ảnh NASA trích từ Việt Báo. Tháng mười một ,vào ngày thứ năm của tuần lễ chót ,ở Mỹ người ta gọi đó là ngày lễ Tạ Ơn.  Đây là một truyền thống và được xem là quốc lễ của đất nước với ý nghĩa chính là tạ ơn đấng toàn năng cũng như đất nước nầy đã ban phát cho họ được có cuộc sống tốt đẹp.  Hầu hết mọi người đều biết lục địa Mỹ châu nầy là của các giống người da đỏ ,người bản địa và đại đa số những di dân có mặt trên lãnh thổ rộng lớn nầy là từ khắp các nơi khác trên thế giới bằng nhiều cách,nhiều hoàn cảnh,nhiều phương tiện và bằng nhiều đợt để đến.  Bị sách nhiễu vì tôn giáo,bị áp chế vì đẵng cấp xã hội,bị giới quý tộc cầm quyền bóc lột,bị tước đoạt đến mất sạch quyền làm người và mưu tìm  đời sống tốt đẹp hơn,nôm na ....lúa thóc đến đâu bồ câu đến đó. Cho dù mỗi một người rời nơi chôn nhao,cắt rốn của mình đến đất nước tự do nầy ,trong mỗi cá nhân ấy là cả một câu chuyện dài hoặc ngắn ly kỳ chứa đầy những gian lao, khổ ải.  Hoặc ,về sau nầy,có rất

Mùa hè đỏ lửa -Huế với 120 " Quân Cảnh Saigon ".

Hình ảnh
Những bài học về chống rối loạn,với các đội hình hàng ngang, hàng dọc,quả trám... mà công dụng là để chia cắt một đám đông người hung hăng,bạo loạn ra thành từng nhóm  nhỏ  để đến kết quả là nhóm bạo loạn ấy bị  hoàn toàn giải tán .  Đây, là một trong những môn học chính yếu trong chương trình huấn luyện mà mỗi nhân viên quân cảnh bắt buộc phải học và thực hành thuần thục khi về đến trường mẹ,tức  Trường Quân Cảnh Vũng Tàu.  Đây cũng là bài học đa số khóa sinh chúng tôi đều ớn khi phải lập đi lập lại một cách mệt mõi  cho đến khi huấn-luyện-viên hài lòng mới được  Cũng chính vì phải tập dượt thường xuyên cho bốn trung đội, nên những tiên đoán xa gần là có thể,một là sẽ được tăng cường về Saigon do tình hình chiến sự bùng nổ dữ dôi,sau khi  nghe tổng thống Thiệu đã đến An Lộc ủy lạo để nâng cao tinh thần cho tướng Hưng thề tử thủ cùng các đơn vị ở đó đang ngày đêm quần thảo với giặc Cộng.  Lại cũng có những nguồn tin...đồn đoán là có thể tù binh ở Phú Quốc nổi loạn ;biết đâu lực lượ

Ba lần chạy giặc !

Hình ảnh
 Cuộc di cư vĩ đại của một triệu người Việt từ bắc vĩ tuyến 17 vào miền Nam ,trong số đó có ông bà Tuyến.  Được hưởng ánh sáng của miền Nam tự do nhưng đổi lại  ông Tuyến đã mất hết những gì đã cơ cực gầy dựng  ở chốn chôn nhao ,cắt rốn.  Với hai bàn tay trắng,ông bà Tuyến bắt đầu làm lại đời sống mới cùng với muôn vàn nhọc nhằn.  Và,khi gia đình  đã có cuộc sống tương đối an ổn  về phương diện tài chánh thì áp lực chiến tranh ngày càng đè nặng lên đời sống an vui của mười bảy triệu người dân ở miền Nam Việt Nam.  Hai lần  chạy giặc,là câu đúng nhất để chỉ cho gia đình ông bà Tuyến vào những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.  Một lần nữa ông bà Tuyến với bốn người con lại đồng trống ,bế bồng nhau làm một cuộc di tản mà,ngay lúc ấy họ không bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày về .  Lại bắt đầu cho lần "tái định cư" vào cái tuổi xế chiều với nhiều mỏi mệt của tuổi đời .  Giống như ngọn đèn dầu lúc sắp tắt,ông bà Tuyến đã cố vươn lên bằng hết sức lực để lo toan

Cờ bay theo gió .Gió thổi cờ bay.

Hình ảnh
Có một lá cờ,không phải như những lá cờ tươi thắm,sạch mới sang trọng được cắm ngay ngắn thẳng thớm như những lá cờ trong bức ảnh như đã thấy trên đây.  Lá cờ ấy đã được hàng ngày,sớm tối kéo lên hạ xuống ở một căn cứ của quân đội Việt- nam Cộng Hòa (VNCH).  Lá  cờ với kích thước đúng với khuôn mẫu từ thời đệ nhất Cộng Hòa (1.07x1.58) đã cùng  sống chết với những người lính đồn trú  và cùng chịu hàng ngàn quả pháo từ súng cối 81 li cho đến hỏa tiễn 122  dữ dằn ,tân tiến.  Đã có những người nằm xuống trong nhiều cuộc giao tranh,trong những lần pháo kích.Nhưng,lá cờ vẫn sừng sững tung bay theo gió.  Đến đó thôi .  Lá cờ ấy đã được "xuất cảnh" không cần Visa trước khi miền Nam Việt Nam  sụp đổ.  Trong  dịp tiễn đưa một chiến hữu người Mỹ,người đã từng hàng ngày đêm cùng sinh tử dưới bóng quân kỳ ấy.  Đơn vị trưởng đồn trú nơi giáp mặt quân thù ngày đêm lại là ở nơi đèo heo hút gió ấy nên không có quà cáp gì quý trọng ,nên đã ân cần trao tặng cho người chiến binh đồng min

Nơi dành cho ông Bụi ?

Hình ảnh
                  Chợ Mỹ Tho.Ảnh có tính cách tương trưng. Có mặt trong đợt rút quân cuối cùng,sau khi đã "hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ",Bùn về đến quê nhà một thời gian rồi được phục viên.  Với "chế độ" tem phiếu ít ỏi được trợ cấp của nhà nước không đủ cầm hơi , cho nên không bao lâu sau khi bộ đồ trận được cỡi Bùn phải lăn lộn tìm kế mưu-sinh cho bản thân mình cùng với người cha không có nghề nghiệp nào vững chắc để nuôi nổi lấy thân.  Ông Bụi,người Nghĩa-Quân  đã sống còn sau cuộc chiến kinh hoàng, tuổi mới ngoài năm mươi nhưng đã luống già quá con số sáu mươi , người đã ở vậy nuôi thằng con trai duy nhất,  sau khi người vợ thân yêu đã về bên kia thế giới.  Móc mương,phát cỏ,trồng dừa cùng những việc lao lực linh tinh khác, Bùn nhận hết, miễn sao cho đủ  cơm gạo để hai cha con đủ cầm hơi để sống cho qua ngày.  Khá lâu sau những ngày cơ cực,bòn xẻn đó, cha con ông Bụi đã mua được chiếc Honda 67  dùng để Bùn chạy xe ôm cho đỡ đi những cơ cực nhọc nhằn.  Cũng