Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2022

“ GIÓ ĐƯA CÂY CẢI VỀ TRỜI..

Hình ảnh
….”Qua không bỏ các em đâu…!” Xin phép ông Lê ngọc Danh,trung uý  tuỳ viên của thiếu tướng Nguyễn khoa Nam cho tôi được trích lại một đoạn ngắn trong hồi ký của ông về những giờ cuối đời của một vị danh tướng của miền Nam Việt Nam, được nhiều người ngưỡng mộ  Đó là một trong những câu nói ít ỏi của ông tướng tư lệnh trong ngày khai tử chế độ VNCH  nơi mà quân dân ở thủ đô Saigon,nhiều người vẫn còn đặt kỳ vọng đến nơi đó để lập phòng tuyến chống cự lại Bắc quân ,trong khi ấy, họ đã ồ ạt vào đến cổng dinh Độc Lập đã được mở toang do lệnh đầu hàng của ông Dương văn Minh.   Cấp bậc,chức vụ ,chiến công,tài năng cùng với tư cách của vị tướng tư lệnh Vùng Bốn kiêm Quân khu Bốn ở Cần Tho chắc cũng đã có nhiều người biết vào thời chinh chiến đó rồi.   ***  Theo hồi ký này,ông tướng đến thăm hỏi những thương binh ở quân y viện Phan thanh Giản.Tại đây,một chiến binh Địa phương quân  thuộc tiểu khu Vĩnh Bình (Trà Vinh) bị thương nặng với hai chân bị mất ,mà máu vẫn chưa ngừng chảy,dù đã băng bó.

MẸ VẮNG CHỊ THAY .

Hình ảnh
  Ở các nước nghèo lại có chiến tranh,nhiều  gia đình bị phân ly,cha thất lạc hoặc tù đày,mẹ bị chết trong lửa đạn hay bị bạo bệnh chết để lại một đàn con là chuyện thường gặp.   Trong trường hợp này,người chị cả sẽ mặc nhiên kiêm nhiệm vai trò là mẹ của một bầy em thơ đủ lứa tuổi . Nhiều ,  có nhiều thảm cảnh như đã miêu tả và hoàn cảnh ngặt nghèo đó đã cưỡng bách người chị lớn (hay người anh đầu đàn)chỉ hơn mười  mấy tuổi đời phải chu toàn trách nhiệm của một người ở tuổi trưởng thành.    Cũng cần phải giải thích đôi chút về sinh hoạt trong xã hội của những quốc gia được gọi là 'chậm tiến' hay nghèo khổ như nước Việt mình  .   Trong thời kỳ bị đô hộ của ngoại bang và thời gian chuyển tiếp được gọi là độc lập tiếp theo đó .Lúc ấy, xứ sở của tôi không mấy ai nghe tiếng ‘An sinh xã hội ‘ mà nếu có nghe đi nữa cũng không hiểu nó là ý nghĩa gì.  Cũng như mấy tiếng kế hoạch hoá gia đình hoặc hạn chế sanh sản là các tiếng nói về nhiều năm sau này,khi đất nước đã mở rộng giao lưu với

BẢN “TƯỚNG MẠO QUÂN VỤ “.

Hình ảnh
Nếu tính kỹ, Còn bốn ngày nữa tôi tròn sáu năm rưỡi mặc áo nhà binh .  Số năm…ít ỏi đó,tôi chỉ dám trả lời mạnh dạn với mấy tay tân binh hoặc quý vị trên ve áo móc cái lon chuẩn uý mới tò le     thôi,chứ tuyệt nhiên không dám kể ra với mấy ông thượng sĩ ,trung sĩ nhứt ,kể cả mấy bạn mình trên vai trái mang một lúc một cánh gà luộc với hai  cánh gà chiên bơ vàng cháy!   Bởi, nếu lỡ dại khai ra thì nhiều khi bị một câu,tuy không phải công thức nhưng từa tựa như nhau:  - Mày đi lính không bằng ngày tao nghỉ phép nữa! (Hoặc lối hơn ..là ngày tao khai bịnh ,hay  vừa mất dạy vừa tục hơn là.. ngày tao đau lậu nữa…) Trong thời gian đó không hiếm những ân tình,những hy sinh,những gánh vát  mà nhất là chia xẻ gian  nguy,cơ cực  khổ sở  với nhau. Khó có câu chuyện nào,từ hội ngộ và lúc chia tay, chỉ khác tháng ngày...chỉ khác các diễn biến của thăng trầm,vinh nhục . Tân binh! Tôi trình diện đơn vị trưởng ở trại Trần hưng Đạo  ,với KBC 4002/QC. Và,danh xưng chính thức  tình trạng quân ngũ của tôi