Truyện : ĐOẠN CUỐI GIAN NAN.

                             Sóng khoả vào bờ từ muôn thủa 
                         Cát triệu năm nương- tựa ,đẩy xô.
                              Sáng chiều rời bãi, vô bờ  ,
                         Dã Tràng là nửa phần mờ nhân gian.
                         PHN.

 Ánh mắt của một người đã rơi vô tình cảnh tuyệt vọng và không còn trông mong gì lật ngược được tình thế  .Đó là đôi mắt buồn u-uất,cam chịu gần như chiếm thường xuyên mỗi khi tôi gặp và lễ phép nói chào bà,bà có khỏe không.Một vài lần đầu,bà có vẻ miễn cưỡng vì lịch sự nên trả lời lợt lạt,cho không mất phép lịch sự.

    Tôi nhớ,sau lần thứ ba thì tôi mới thấy mặt bà gượng vui trả lời rồi mới hỏi lại tôi.

    Bà ốm,có khuôn mặt không dài lắm,ngồi một chỗ thường chiếm nhiều thời gian trong ngày, mỗi khi bà cố đứng dậy trông khó khăn bằng với sự cố gắng .Hiếm khi nghe bà nói .Nơi tôi thấy bà từ bấy lâu nay là một địa điểm của người nhận giữ bà suốt ngày đêm.Người nhận chăm sóc cùng ở chung với bà trong một phòng khách,dùng tấm màn che,mỗi người sinh hoạt một bên.

    Bà đã gần con số 90 tuổi đời,nếu so với những người cùng năm sanh với bà mà ở xứ mình trước đây cỡ 50 năm và ở miền quê thì có thể bà trông khá hơn những người ấy.Bây giờ,ở ngay nước Mỹ thì bà trông bèo nhèo,tệ hại hơn rất nhiều người cùng trang lứa .

   Thật sự nếu chỉ nhìn một người qua đôi ba lần đầu thì khó đoán được tuổi tác, tâm trạng của họ lắm.Công việc làm nặng nhẹ,có phải dầm mưa dãi nắng nhiều ít kéo dài trong nhiều năm,rồi ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu nghỉ ngơi đúng mức  cũng là nguyên nhân làm cho người ta cằn hay già hơn trước tuổi.

     

            Ảnh dưới chỉ có tính cách tượng trưng.
Sở làm,gia đình là hai nơi gây ảnh hưởng năng hay nhẹ lên một con người phải lăn lộn để mưu sinh.Sức khỏe của người ta tốt hay xấu cũng có một phần vì quá suy nghĩ,vì quá vận dụng sức lực là lý do làm con người suy nhược hay tinh tấn.
     Đó không phải là truyện giả tưởng,nó rất thật trong xã hội hiện tại .
     Tình cảnh đó không phải chỉ có bà Tỵ,người phụ nữ cao niên nãy giờ tôi mô tả.
    *

    Bà Tỵ,một thân một mình di cư vô Nam ,đúng nhứt là trốn đi,trên đường phải tránh nhiều "nút chặn" vì nếu họ thả lỏng cho đi tự do thì không phải con số là một triệu người di cư đâu,mà phải nhiều hơn nữa. Cha mẹ bà đã bị chết thảm vì "tội" địa chủ trong cuộc cải cách ruộng đất mà,thực chất  để giết người,cướp của công khai vô tiền khoáng hậu của ông Hồ và mấy tay em của ông.Sợ, là lý do lớn nhất làm cho một thiếu nữ vị thành niên dám  lìa đất  Bắc vào Nam,một nơi mà người ấy không hề có một ai là bà con  quen biết.
   Là người lanh lẹ,và rất mau thích nghi với đới sống mới nơi xứ lạ quê người,cho nên,nói theo cách bây giờ thì bà Tỵ hội nhập nhanh chóng trong cái xã hội cởi mở và chân thật của miền Nam tự do.Tuy nhiên,bà vẫn cho cứ ở gần nơi định cư lúc ban đầu để được gần "người Bắc", vẫn hay hơn,cho nên sau khi rời khỏi trại tạm cư,bà chọn khu ngã ba Tam Hiệp ,Biên Hòa định cư.
     Không giống như các khu Dốc Mơ,Gia Kiệm hay Hố Nai, từ Tam Hiệp vô Biên Hòa những đồng hương ở miền Bắc di cư không phải chỉ thuần là người theo đạo Thiên Chúa mà như bà đây,người gốc ờ Ninh Bình,theo đạo Phật.Cho nên,tiện cho việc buôn thúng bán mẹt mà nếu muốn tới chùa ,nơi đây cũng không thiếu.
     Năm được hơn hăm hai tuổi,bà Tỵ lúc bấy giờ đã làm chủ một vựa rau cải ở chợ Biên Hòa.Tại đây,cuộc tình duyên giữa một viên  hạ sĩ nhứt,hỏa đầu quân trưởng ban ẫm thực của tiểu đoàn 315 Quân vận,người miền Nam,gốc gác ở Rạch Giá,gần vùng cực nam của nước Việt đã được nối chặt.
              *
      Sau khi kết hôn ,cả hai người đều dồn hết tâm trí,sức lực để tạo nên một mái nhà cho tương đối dễ coi với họ hàng,bè bạn, lối xóm .Lúc bấy giờ,hạ sĩ nhứt Lực xin với cấp trên hoán chuyển nhiệm vụ,ông xin được cầm tay lái để vận chuyển theo nhu cầu đòi hỏi của quân đội.
    Cuộc chính biến 1 tháng mười một năm 1963 làm xáo trộn đời sống của dân miền Nam ,rồi sau đó mấy năm,quân đội Mỹ đã có mặt ở nhiều nơi trên lãnh thổ VNCH,từ vĩ tuyến thứ 17 trở vô.Lúc bấy giờ ông Lực đã mang lon trung sĩ nhứt .Bà Tỵ,từ mặt hàng rau cải đã thích nghi hết sức bén nhạy chuyển sang mua bán "đồ Mỹ" cho nên gia đình của bà thinh vượng cũng như thay đổi thấy rõ.
    Chưa bằng lòng ở đó,một đêm bà bàn với chồng rằng,thời cơ đã tới,mình đang ở kề bên tổng kho dự trữ Long Bình,một nơi chứa đồ tiếp liêu cho quân đội Mỹ lớn nhất ở đây,cho nên tôi thấy ông cần phải thăng quan tiến chức ,phải có lon gạc sĩ quan mình mới có thế lực nói chuyện làm ăn với người ta.
    Ông Lực thấy vợ phân tách chí lý cho nên,không cần chạy chọt,ông vô đơn vị xin đi học khóa sĩ quan đặc biệt để tiến thân.Cấp trên ký thuận hết sức ưu ái.
 Kể từ lúc ông Lực rời nhà đi học lớp sĩ quan đặc biệt,khả năng quán xuyến lèo lái mọi việc trong ngoài của gia đình nhà bà đã  trên chân rất nhiều người vợ lính vào thời đó.
   Trong các lần thăm nuôi ở quân trường ,bà luôn nhắc ông cố gắng học hành cho chuyên cần để được ra trường với điểm cao,còn chuyện có trở về ngành Quân Vận được hay không ông đừng lo.Cùng lúc,bà cùng với hai người con,một trai,một gái đều giỏi giang thông minh trong việc giao tiếp chạy chọt buôn  bán.
    Sau chín tháng,ông Lực được phân phối về đơn vị cũ với cấp bậc cao hơn và rộng rãi quyền hạn mặc dù chỉ với cái lon chuẫn úy nhưng vai vế của ông tương đương như một vị trung úy thâm niên.Và,bà Tỵ cùng với hai người con cũng qua mặt nhiều người bằng khả năng nói khá trôi chảy tiếng Mỹ ,cho nên trường hợp của gia đình nầy người ta nói lên như diều gặp gió thì  được coi là quá đúng.Có thể nói mọi tính toán có cân nhắc kỷ lưỡng của bà Tỵ đều được phu quân của bà thi hành chu đáo.
     Hầu hết những cú làm ăn được phối hợp của bà với lính Mỹ cùng phía  những giới chức có thẩm quyền  của quân đội thuộc quân đoàn Ba ,đều được bà Tỵ bắt tay để cùng nhau thanh toán. Những chuyến hàng có khi cả năm bảy chuyến GMC và luôn được ăn đồng chia đều đúng như giao ước lúc đầu.Nhờ đó,việc "xẻ thịt" những xe hàng vận tải,những Conterners không riêng từ Long Bình,mà Dĩ An,Củ Chi...hễ có mối lái là có người mua rồi nhanh chóng cho ra thị trường tiêu thụ.
      Bà Tỵ là một phụ nữ có bàn tay làm ra tiền và như giới bình dân hay nói "tiền nó nịnh tiền" hoặc ...nước chảy chỗ trũng.Cho nên hễ bà có tham gia cú xẻ thịt hàng PX nào là số vốn của bà tăng nhanh lên thấy rõ.Tuy nhiên,không phải tiền làm ra dễ đối với bà mà nó dễ xài đối với chồng con hay người chung quanh.Bà kiểm soát chặt chẻ hai nguồn thu và chi.Nhứt là chi.Bà vẵn thường nói với chồng con là khi xưa ở ngoài Bắc bà đói khổ đến tận cùng,cho nên cân nhắc,tính toán trong tiêu xài là chuyện phải làm. 
   Có một lần,người em chú bác ruột với ông Lạc bị cháy nhà tiêu tan hết của cải do hai phía giao tranh với nhau.Người em từ Giồng Riềng Rach giá lên tân Biên Hòa thì thầm nhỏ to với anh nhờ sự giúp đỡ.Ông Lạc thấy không cần phải bàn với vợ nên tự tiện mở tủ sắt cho người em mượn còn nói khi nào có thì trả cũng được.
   Mấy hôm sau,phát giác ra tiền vắng trong tủ bà hỏi chồng và rồi một trận cào nhào đến độ lớn tiếng với nhau-Điều mà rất hiếm khi có với ông chồng.Bà không hề cho ai mượn tiền và cũng không hề cho ai khi họ xin xỏ,ngay cả lúc đi chùa bà cũng không để tiền vô thùng phước sương như những thiện nam ,tín nữ khác.
   Bà quan niệm,ai cũng có tay có chân thì cứ ...làm lụng là sẽ có !
   Ông bà mua một căn nhà hai tầng lầu.Tầng trệt ,mặt tiền đường Trịnh hoài Đức dùng dùng để cho mướn làm quán cà phê hạng sang,tầng một người con gái lớn ở và tầng trên ,người con trai kế ngự trị với chiều dài hai mươi lăm thước với bề ngang hơn năm thước. 
   Riêng phần ông bà vẫn ở căn nhà của buổi đầu lập nghiệp nhưng được tu bổ thêm thắt những tiện nghi mới nhất vào thới đó.
   Bà Tỵ,lúc bấy giờ trở thành một phụ nữ sành sõi,lịch lãm và biết cách  ăn mặc,biết cách giao thiệp cho nên được không ít người trong xã hội trọng vọng kèm với ao ước.
   Tiền đẻ ra tiền ,với ý nghĩ  rằng,nếu tiền đem đi cất dấu hay gởi ngân hàng mức độ sanh lợi của nó không là bao,có khi không sanh lợi,thì đó là đồng tiền chết.Nghĩ đến điều ấy,cũng có những khi hồi tưởng về quê hương miền Bắc với những ngày khốn khổ ,những ngày mà con người sống không được trọn với nghĩa là con người,cho nên bà Tỵ tự nghĩ mình không chó phép mình bước chân quây lại làm người nghèo nàn khốn khổ như năm xưa ở miền bắc nữa; cũng như những ngày chân ướt chân ráo mới từ Bắc đi tầu há mồm vô Nam.
     Từ lâu,bà Tỵ đã biết vùng Long Thành,một nơi  tiện lợi gần Saigon mà đất đai tốt có thể trổng các loại cây ăn trái như Sầu Riêng,Lôm Chôm,Nhãn...cho nên có tin miếng đất ba mẫu,cách chợ độ ba cây số đường chim bay đang muốn bán.Bà không ngần ngại xuống tay đặt cọc để mua.Ông Lạc khi biết,có hơi ngạc nhiên,bà điềm đạm giải thích rằng cũng sẽ phải tới lúc mình về nơi có sông,có nước,có cây trái,có bóng râm để hưởng già chứ không nhẽ mình đeo theo việc  nầy hoài sao?
   Và  còn ông,ông  phải tới lúc giải ngũ để hưởng thú điền viên với vợ con nữa chứ !
   Miếng đất vừa vô tay gia đình bà Tỵ thì con gái lớn của ông bà cho biết cô và Monroe yêu nhau lâu nay và khoảng ba tháng nữa anh chàng G.I trực thuộc sư đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ sẽ được luân chuyển về nước , khi hoàn thành nhiệm vụ ở Việt Nam sau hai nhiệm kỳ.Trâm cho cha mẹ biết Monroe muốn cưới hỏi đàng hoàng theo nghi thức Việt mình ,để rồi sau đó làm thủ tục xuất cảnh cho cô theo chồng về nước.
   Ông bà Lực mặc nhiên biết mình bị mất một cánh tay trong việc làm ăn nhưng vẫn vui vì trái gái lớn lên  dựng vợ ,gã chồng là chuyện phải làm xưa nay.
   Không quá tám tháng,Trâm đã lên máy bay theo chồng về quận hạt Madison thuộc  Arkansas, một tiểu bang ở vùng trung Tây của nước Mỹ.Đó là cuối năm 1972,một năm tràn đầy máu lửa , chết chóc lên tận đỉnh cao của những mặt trận được mô tả là địa ngục trần gian ở Việt Nam.
   Khi lá thư đầu tiên ông bà Lạc nhận được từ người con gái ở bên kia bờ đại dương thì ở quê nhà,ông Lạc đã có triệu chứng của những cơn ho liên tục gây ra tức ngực bất kể ngày đêm và đứa con trai duy nhứt của ông bà là Tuấn đã bị bắt về tội phân phối ma túy.Bà Tỵ quá thương Tuấn ,cho nên bằng với một số tiền khá lớn để chạy chọt cho con thoát khỏi vòng lao lý.
   Khi đã được tự do thì Tuấn đã là một tay nghiện nặng lắm rồi.Tuấn đã ghiền từ lâu lắm rồi mà ông bà không biết.Lý do cũng dễ hiểu là bởi vì cả gia đình họ cùng nhau lao vào cơn lốc kiếm tiền,tìm tiền càng nhiều càng tốt để làm giàu và phòng tích cho ngày sau.
     Bà Tỵ,một mặt vẫn lo làm ăn nhưng ngày càng tụt dần vì thiếu nhân lực,bà bị tản lực vì phải lo cho chồng vừa phải dòm ngó từ trong ra ngoài với những bất trắc tứ giăng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào,từ những cơn ho ra từng búng máu của chồng với những cơn ghiền vật vã  chảy nước mắt,nước dãi ,mặt mày xanh tím của đứa con đói thuốc...
    Không giống như một số phụ nữ khác,bà Tỵ cho rằng đồng tiền nó dễ đến và nó cũng phải dễ rời người ta,nên tìm nơi điều trị cho chồng và cai nghiện cho con,lúc bấy giờ là ưu tiên hàng đầu của bà.Phần Trâm,bà vẫn nhận thư con gái ngày càng thưa nhưng cho tới gần cuối năm 1.973 thì là những than phiền với nỗi thất vọng của một phụ nữ lấy chồng xa xứ đã có một số trong những giòng cữ được gởi về từ phương xa!
    Trong thư,Trâm cho biết,quê hương mới ,tức quê chồng không phải lý tưởng,không phải êm  như nhung mà cô nghĩ khi quyết định lấy Monroe để đi đến chân trời xa lạ đẹp,sung sướng như trong phim mà cô đã xem.Cô gần như thất vọng khi chồng dắt tới giới thiệu cùng gia đình .Đó là điều cô chưa thể hình dung ra cũng như chưa hề nghĩ đến về tương lai mình sẽ phải hòa nhập để làm lụng từng ngày từng tháng từng năm một cái nghề chưa bao giờ cô tưởng tượng ra : -Làm lụng ở trại gà ( dù là của gia đình chồng),một nghề không có ngày đêm, cuối tuần,nếu muốn ra phố chợ mua sắm phải tìm được người thay !
   Thư  Trâm viết về cho mẹ ngày càng nhiều hơn và những lời than phiền,so sánh với những ngày còn độc thân ở với cha mẹ.
  Đây mới chính là mối lo thầm mà cứ liên tục trong đầu của bà Tỵ.Bà chọn cách không nói cho chồng biết ,theo bà ,như vậy hay hơn.Cùng lúc,bà cố tìm cách khuyên giải cũng như đem kinh nghiệm của bản thân mình viết ra cho con gái biết để mong cho con mình nó sống ấm em bên đó vì,theo ý nghĩ của bà, ở Mỹ có cơ cực cỡ nào cũng vẫn sướng hơn nước mình,nhứt là ở miền Bắc mà tuổi thơ của bà đã trải qua.
   Đầu tháng Hai năm 1975,Trâm cho bà hay cô đã có thai với vài lời cằn nhằn trong thư.Phần bà Tỵ thì nỗi vui mừng của bà không dấu được đến nỗi ông Lạc phải tò mò gạn hỏi.Bà vui kể cho ông nghe và tuần sau đó,ông đã âm thầm  vĩnh viễn xa rời vợ con.
                   *
     Trước ba mươi tháng Tư một tuần,có người quen thân đến nói nhỏ cho bà Tỵ ,nếu muốn di tản chạy trốn một lần nữa thì xuống Saigon,tới Hải Quân công xưỡng ở cuối đường Cường Để,góc Bến Bạch Đằng nói với lính gát cửa rằng xuống tàu Trường Xuân đang neo để tu bổ ở trong đó để được cho lên tàu.
                   **
     Ông bà suôi gia ,con rễ,con gái bồng cháu ngoại đến đón rước bà Tỵ với Tuấn.Những giọt nước mắt trong đó có mừng vui đoàn tụ mà cũng có đau buồn mất mát.
    Bà ở vùng quê có nguồn cung cấp gà lớn lao cho nước Mỹ cho tới sau ngày lễ Tạ ơn năm 1.978 ,Tuấn đã liên lạc được với bạn bè  và được biết,nước Mỹ khồng phải chỉ có những trại gà như thế nầy không  mà,còn không biết bao nhiêu cống ăn ,việc làm sướng hơn,sạch hơn mà tiền còn nhiều hơn nữa.
  Chưa hết,có nơi khí hậu thật dễ chịu chớ không phải như nơi nầy đâu mà nới ấy còn có cả một cộng đồng người Việt mình cùng sống gần gủi,đùm đậu che chở nhau .Bà tỵ,nghe rồi thầm nghĩ,khi xưa mình còn nhỏ ,một thân gái mà còn dám từ Bắc vô Nam rồi tạo dựng được cuộc sống giàu có,tốt đẹp thì,giờ đây có ngại gì một chuyến đi nữa,với lại cái việc nhặt trứng gà tối tăm mặt mày này mà tuổi mình dù không cao lắm nhưng quá cơ cực rồi ,nếu chôn chân ở đây thì vừa nhọc nhằn mà phí đời người đi.Biết đâu rời nơi đây,còn nhiều chân trời mới khác ,biết đâu lại không có cơ hội  khác để làm lại cuộc đời một lần nữa ?
   Bà bàn với Trâm ý định rời Akansas để tìm về miền California.Trâm thì hết sức cổ động cho việc ra đi của mẹ và em,riêng Monroe thì có hơi lo cho nhạc mẫu và em vợ nơi chốn xa lạ sẽ đến.
  Đêm chia tay,Trâm đưa cho mẹ một số vàng,nữ trang mà lúc theo chồng ông bà đã ân cần cho con để phòng thân nơi đất lạ quê người.Ngoài ra,mười ngàn đô la để mẹ có chút vốn nếu tìm được cơ hội làm ăn.Bà Tỵ chỉ nhận số tiền mặt,phần nữ trang bà từ chối nhận,nói Trâm cứ để đó còn lo cho con nhỏ.Bà cũng không vui khi thấy con mình sang đất Mỹ mà cực nhọc hơn bên mình.Trâm nói mẹ cứ yên tâm ra đi đi,con cũng đã chịu đựng quen với công việc nầy rồi,chỉ làm sao mẹ đừng để  mất liên lạc với nhau.
        ***
Tháng 12 năm 1988,gia đình bà Tỵ sum họp với nhau nhân dịp lễ thành hôn của Tuấn và Trinh tổ chức hai địa điểm trong hai ngày liền nhau.Ngày đầu,nơi nông trại của bà Tỵ ở Wattsonville,một thành phố ven biển nằm cạnh Xa lộ Một,tiếp giáp với Santa Cruz,Morgan Hill,và một phần với Gilroy và Monterey.
    Bà Tỵ và Tuấn,sau khi từ giã Trâm cũng làm công một vài nơi để học lấy kinh nghiệm làm ăn và khi nắm được nhiều yếu tố bà đã sang lại nông trại trồng các loại rau người Á Châu,người Việt mình tiêu thụ rất mạnh.
   Ngày thứ nhì,vào thứ bảy,đám cưới tổ chức một nhà hàng tàu nổi tiếng ở Milpitas,cạnh San Jose.
    Trinh đến với nước Mỹ khổ cực hơn gia đình mình nhiều,đó là lời mở đầu với chị Trâm để bà giới thiệu về người con dâu đẹp,nói năng lễ phép.
    -Tội cho con bé,nó là người ở Hải Phòng ,vượt biên trong thời kỳ "Nạn kiều" ở miền Bắc nước mình.Nó đến Hồng Kông rồi bị ở trại cấm thiếu thốn, không có tự do trong mấy năm mới được đi định cư ở đây ,do một nhà thờ ở miền Bắc Cali. mình bảo trợ.Chúng nó quen nhau có gần hai năm vào dịp hội Xuân của người Việt mình ở Fair Grounds,San Jose.
    Chờ cho mẹ nói về người em dâu kheo ăn ,khéo nói của mình một lúc sau Trâm mới dùng cánh tay cặp lưng mẹ đi tới nơi vắng chỉ còn hoàn toàn hai người,Trâm nói:
     -Mẹ à ! Con là con gái của ba với mẹ được mang hai giòng máu Nam Bắc.Con được sanh,lớn lên với sự giáo dục của xã hội tự do,nhân bản.Con không có ý kỳ thị nhưng,cô Trinh đã sinh  ra và sốn dưới chế độ  miền bắc;người ta có thể tính già tính non hơn mình.Con thấy ngại khi mẹ đặt hết tin cậy nơi cô ấy...
      Bà Tỵ nói không sao đâu con.Tính đến lúc nầy,mẹ chưa thấy dấu hiệu nào khác thường nơi con bé ấy.Trâm không dám nói thêm nữa vì sợ mẹ buồn nhưng trong lòng cảm thấy mẹ mình hơi cả tin.
     Sau đêm dự tiệc cưới ,hai ngày tiếp đó, vợ chồng Trâm mời cả gia đình cùng đi một chuyến thăm viếng thành phố San Francisco.Bà Ty nghe xong, có hơi ngập ngừng chưa kịp quyết định thì Trinh đã xin phép bà Tỵ và Tuấn nói  nói anh chị với các cháu cùng mẹ với anh Tuấn đi chơi cho vui với nhau đi,vì mấy khi được dịp đi chung với nhau như thế này.Còn em,hôm nay cho phép ở nhà lo việc nông trại,đây với thành phố ấy gần nhau, sau nầy em còn thiếu gì dịp đến đấy.
Bà Tỵ , không nói ra nhưng trong bụng hài lòng về người con dâu mới này.Tuấn nhìn Trinh vừa tăng lòng yêu vợ thêm, vừa tự nhận thấy mình đã có được một người vợ biết chuyện lại khéo trong cách cư xữ lẫn ăn nói.
  ***
         "Tham công ,tiếc việc" để nói về bà Tỵ không sai.Việc của một nông trại,lại là nông trại đang phát triễn mạnh nữa,cho nên chủ nhân hay người làm nếu muốn dứt ra nghỉ thì thôi ,chứ nếu cứ rán,cứ cố thì không biết bao giờ có thì giờ nghỉ ngơi sau cả chục tiếng đồng hồ làm việc liên tục.
  Té chúi sấp mặt rồi năm im một lúc,bà Tỵ đã làm cho vài nhân công hốt hoảng gọi xe cứu thương đưa bà tới bệnh viện,trong lúc Tuấn bận đi giao hàng.
   Cú té không làm bà chết nhưng yếu hẵn với cái hóa đơn của nhà thương với con số hàng chục ngàn cũng có thể là nguyên nhân gia tăng căng thẳng sau bao nhiêu năm tháng không phải chi tiêu phần y tế.
  Ba mẹ con bà Tỵ cùng ngồi nhằm tìm cách giải quyết vấn đề bảo hiễm cho bà vì không nói ra nhưng thời kỳ bệnh hoạn,vấp té đã keo tới và bà  được xem  là hơi muộn.
     Tuấn nói,nếu phải vô nhà thương mỗ xẻ chừng mười ngày thôi thì cơ nghiệp của mình coi như xong.Bà Tỵ nói các con biết nhiều hơn mẹ về luật lệ và đời sống ở đây cứ nói cho mẹ biết để mình tìm cách.
  Đợi cho mẹ và chồng thảo luận xong Trinh mới góp ý.Theo Trinh cho biết,trong những lúc  giao tiếp với người Việt chung quanh,đã có nhiều người có kinh nghiệm về vấn đề y tế của người già ở đây .Bởi vì chi phí y tế của nhà thương của xứ này quá cao,vượt qua khả năng trang trải của một bệnh nhân và đây,chính là nguyên nhân nhiều người vẫn tiếp tục bám vào trợ cấp của chánh phủ với mục đích là để hưởng trợ cấp  y tế,để “nhỡ “ có chuyện gì phải đến với nhà thương.Cho nên,theo kinh nghiệm của những người chung quanh,Trinh cho rằng trước hết bà Tỵ sang giấy phép của nông trại khi trước quận đã hạt cấp cho mẹ ,qua tên của anh Tuấn rồi đến trương mục trong ngân hàng cũng chuyển hẵn cho anh Tuấn.
   Riêng chi phí nhà thương,sau đó mẹ sẽ xin trả góp cho họ ,đồng thời anh Tuấn tìm các nơi lo về giấy tờ nhờ họ chỉ cho mình tìm cách xin tiền già cho mẹ,con thấy đã có nhiều người dùng cách nầy sống thoãi mái mà họ cũng không ngại gì chỉ dẫn cho người khác.Con sẽ theo sát để tìm giúp mẹ trước,gia đình mình sau.
   Tuấn, ngày càng vắng nhà lâu hơn mỗi khi đi giao nông phẫm hay có việc ra ngoài.Trinh quán xuyến gần như hầu hết mọi việc,bà Tỵ giờ chỉ là một quan sát viên nhìn công việc,nhìn gia đình rồi có nhiều lúc cố dấu,cố ém tiếng thở dài.Bà không ngu ngơ gì mà không biết Tuấn,người con trai duy nhất bà hết mực yêu thương,ngày càng nghiện ngập nặng hơn còn sức khỏe của bà ngày càng sa sút hơn.Nổi khổ tâm của bà là việc làm nhiều cùng cơ hội mở mang thêm khách hàng là đương nhiên thu thập tiền bạc nhiều hơn mà giờ đây không chụp lấy cơ hội thì quá tiếc.
    Trước mắt, bà nhẫm tính những con số thất thu mà mình chưa có và bà cũng không hề nghĩ ra cách nào cứu vãn được sự nghiệp mà bà dầy công tạo dựng giờ đây,đang chựng lại,đang sắp sữa khép dần vào con ngõ hẹp vì Tuấn phung phí nhiều mà làm ra tiền thì ít.
         ****
 Mọi thủ tục sang tên,đổi chủ đã xong rồi cũng không chờ lâu những cuộc cãi vã lớn tiếng giữa đôi vợ chồng Tuấn Trinh ngày càng gia tăng,có lúc đến độ họ dùng tay chân giải quyết thay lời với nhau.Tiếng nói của bà Tỵ ngày càng mờ nhạt và không được người nào trong hai ấy nghe theo.
   Cuộc chia tay hợp pháp với phần tài sản  hầu hết  thuộc về tay của Trinh với lập luận rằng Trinh là cô đã có thai hơn tám tháng ,là con của Tuấn  và được sự xác nhận của giới chức ý tế.
   Khi được tin này,bà Tỵ như một người đi đường bất ngờ bị sụp xuống một lỗ sau bằng một cú té có va chạm mạnh.Bà mất ngủ,bà khóc rồi dẫn tới cơn bệnh đứt mạch máu não là cho bà bị bán thân bất toại.Thân xác bà bất toàn nhưng trí óc vẫn còn minh mẫn.Chính sự minh mẫn đó góp phần làm bại hoại sức khỏe của bà nhiều hơn nữa.Bà nhớ ngược thời gian khi miền Nam kề cận sụp đỗ nhưng bà vẫn đủ khả năng lo toan tom góp và bảo toàn được của cải vàng bạc cho chuyến di tản sắp tới nhưng lần nầy,mọi trông cậy vô người con trai và giờ đây cả cái gia sản nổi chìm chỉ một khoảng ngắn của thời gian ,nó đã lọt vô tay của người khác với sự tự nguyện của hai mẹ con bà mà giờ đây bà chỉ giương mắt nhìn số tiền bạc ,trong đó cả ông bà,Trâm Tuấn đã dốc hết tâm trí,công sức cả ngày lẫn đêm trong bao nhiêu năm dành dụm.Bây giờ,bà đã hoàn toàn trắng tay,tệ hại như thời mới từ miền bắc vô Nam nhưng lại có cái "tích sản" lớn lao là các thứ bệnh tật cùng ùa vô tấn công bà bất kể ngày đêm.Có lúc,quá tiếc của đời bà nghĩ một vài loại bệnh,có khi y học văn minh sẽ chữa khỏi được lành mạnh lại nhưng cú bị người con dâu lột sạch lần nầy bà tuyệt nhiên không mong gì  có cơ hội kiếm lại được.
    Từ nổi tuyệt vọng ấy thuộc về tâm bệnh đó,cho nên thuốc thang bà có uống bao nhiêu cũng không đạt được bao nhiêu hiệu quả.
     Bà là người từ con số không với hai bàn tay trắng đã tạo nên tài sản tuy không so với tỉ phú ,nhưng chắc chắn phải nằm trong con số triệu trước những ngày chiến cuộc phân rõ hơn thua,rồi nhờ giỏi giang,khéo léo bà vẫn bảo toàn được vàng bạc quí kim với đô la đem qua tới Mỹ mà giờ đây..nó vuột ra khỏi tầm tay bà dễ dàng.Bà không khoe mẽ với ai,song tự trong thâm tâm bà hãnh diện về khả năng tạo ra tiền của mình từ những ngày đầu bước chân tới vùng đất lành miền Nam trù phú .Tư tưởng của bà không chịu xa rời những kim cương,vàng và đô la đã lần lượt,nhẹ nhàng lìa xa bà.Nó không khó nhọc,gian nan như thời tạo dựng.Chỉ nghĩ đến đó thôi thì những của cải đó bà càng nhớ,càng tiếc của đến độ ngẫn ngơ không ngủ,bỏ ăn.
   *****
          Sau khi Tuấn dọn đồ ra,độ một tuần Trinh nói:
    -Con sẽ đưa mẹ đến một nơi nhận giữ người già.Thay vì con đưa mẹ vào viện dưỡng lão,ở đây con nhận tiền của nhà nước chăm nuôi mẹ nhưng mẹ biết đấy,con không có khoảng nào trống để chăm sóc mẹ được.Vì vậy,ở Milpitas có người đồng ý để mẹ ăn và ở trong nhà đó,con sẽ trả tiền cho họ.Đàng nào vẫn hơn vào nhà dưỡng lão !
    Tự biết thân phận của mình vào những ngày trong buổi hoàng hôn đời người,bà Tỵ không hề hỡ miệng nói nửa lời,lẵng lặng dọn những món đồ dùng cần thiết rồi làm theo lời của người con dâu,một người cùng sinh ra ở một miền với bà mà bà đã tìm cách xa lánh.
Phạm huỳnh Ngân.
Chớm Thu 2024.
Cũng để đánh dấu ngày 4/11/1983 tìm được Tự Do .
     * Để tặng ái nữ của chiến hữu Phạm văn Thành,Trường Thy Bùxíuru,thuộc thế hệ sau chiến tranh nhưng vẫn nặng lòng với đất nước.
    
   
  
                   
     
 
 
    
    

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

Cờ bay theo gió .Gió thổi cờ bay.

NGỌC ĐAN THANH,ĐƯỜNG DÀI,RỒI CŨNG TỚI.