Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2016

Ánh mắt thời phân-ly.

Hình ảnh
Cuộc di cư vào năm 1954 của 1 triệu đồng bào miền Bắc chạy trốn CS vào Nam. Ảnh tượng trưng . Hãy nhìn những đôi mắt của người đi ,kẻ ở. Năm 1970 ông Lon-Nol lên cầm-quyền nước Campuchea sau một cuộc đảo chánh thành-công. " Bài Việt",là chiêu-bài nóng bỏng để ông và hệ-thống cầm-quyền của nước Miên đưa ra nhằm kích-động những người Khmer quá-khích ra tay cướp đoạt tài-sản của-cải cùng lúc tàn-sát người Việt sinh-sống từ lâu đời ở đất nước nầy.  Con số những người Việt bất hạnh bị giết chết bằng nhiều cách khác nhau không ai biết chính-xác là bao nhiêu. Lúc bấy giờ ,tuần báo "Diều-Hâu" ở Saigon chạy  một bản tin với ảnh cho thấy cả một khúc sông Mekong và mặt hồ Tonlé- Sáp thuộc Miên đã che phủ những xác của người Việt tha-hương lâm vào tình-cảnh xấu số.  Quân đoàn 3,dưới quyền tư-lệnh của Trung-tướng Đỗ-cao-Trí đã có một cuộc hành-quân vượt biên giới Việt-Miên để truy lùng ,tiêu-diệt cục R,tức đầu não của nhóm phiến loạn con đẻ của Hà-Nội dưới danh xưng là "

"Quê hương anh là...."

Hình ảnh
Một gia đình chạy...chết khi có tin những “giải phóng quân “ tới để tháo gỡ kìm kẹp cho họ !  Có câu hỏi mà Việt Cộng không bao giờ trả lời được là :-“Tại sao người dân ở vùng lửa đạn luôn luôn chạy về phía quân đội VNCH mà không ở lại để chào đón những người đến giải phóng cho họ ? (Ảnh tượng trưng.). "Con đường buồn-hiu" là tựa bài hát của Nhật-Ngân và Song-An. Bản nhạc nầy được phổ từ bài thơ "Quê-hương  điêu-tàn" của Nguyễn-đức-Quan. "Quê-hương anh là Quảng-Trị, "Nhà của anh ở bên bờ sông Thạch-Hãn, "Ngày xưa đó anh học trường Nguyễn-Hoàng, "Ngày hai buổi đi,về đường Gia-Long......" Lần đầu tiên tôi nghe được bản nhạc ấy qua giọng ca của Elvis-Phương  trong một khu gia-binh ngoài An-Thới,Phú-Quốc. Khi những vần thơ ấy, được phổ-nhạc rồi qua những giai-đoạn tập  dượt,hòa-âm , thu vào băng nhựa phát-hành .rồi không biết  bao lâu nữa nó mới từ đất liền ra tới hải-đảo.  Thời gian ấy tôi không được biết.  Một điều rất rỏ , tôi còn nh

SỢ-OÁN-QUÊN và SỢ !

Hình ảnh
Đồng bào  Huế chôn cất thân nhân của mình. Vụ thảm-sát vào dịp tết Mậu-Thân 1968 với hơn bảy ngàn người dân bị giết chết ở cố-đô Huế ,người dân nơi đây đã chưa kịp hoàn hồn qua sợ hãi, đau -đớn ,mất mát của những chứng nhân cùng thân nhân của những người còn sống-sót.  Bằng cuộc tàn-sát có hoạch định một cách quy-mô nầy, người Cộng-Sanh đã dùng những dụng-cụ thô-sơ nhất như cuốc xẻng,mã-tấu,lưỡi-lê,chày vồ kể cả những sợi kẽm gai để gây ra đau đớn nhất để giết hại chính những người đồng bào của mình .  Tiếp đến,bốn năm sau lại sảy ra trận chiến Mùa Hè đỏ-lửa với hàng ngàn xác người dân Quảng-Trị bị pháo binh của quân-đội Bắc Việt vừa nã theo , vừa bắn trực xạ  trong lúc họ cố chạy sống chạy chết  để     cùng  theo kịp những bước rút lui của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa.  Quốc-lộ 1,còn có tên khác nữa là Đại-lộ Kinh-hoàng, theo ngôn-ngữ của nhà văn Phan-Nhật-Nam.  Đó là một trong những lý do chính,cho nên trong cuộc di-tản của Quân-khu 1 xuôi Nam  đồng-bào  ở vùng 1 chiến-thuật lạ

Cám-ơn Trời,anh còn bộ óc.

Hình ảnh
Mới chỉ sau một ngày, Ngày mà máu cạn,da thay. Cho đến hôm nay,châu thân anh còn lại những thịt xương ruột rốn bầy nhầy...  Trên cao nhất,  Hú-hồn ! Anh còn bộ óc ! Cho nên thân-thể nầy dù kinh-qua những trận đòn thù của phe được cuộc áp đặt đọa-đày, cho đến  hàng ngàn lần rủa nguyền,mắng nhiếc , qua rồi nhiều những nuốt oán ,nhai thù  sau cuộc bể dâu; mà kẻ "chiến-thắng"  có biệt tài biến có thành không,nói không là có !  Anh vẫn hiển-nhiên lừng lững như con nước xuôi giòng.  Tim óc đó chợt trở  thành "kim-cương bất-hoại". Bất-khiển-dụng câu xưa nay có thật, Anh, Dù người đã bị biến thành loài vật anh-linh, Em yêu ơi,giặc muốn hết thẫy chúng mình, Thành gia-súc,gia cầm hầu cai trị. (Đạt nhiều rồi,cho đến buổi hôm nay.) Dẫu qua đi mấy ngàn đêm cọng với mấy ngàn ngày,dăm chục triệu bộ óc vẫn tháng ngày đề-kháng.  Nếu không bằng vũ khí sát thương...  Đại đa số những con người yêu tự do -dân chủ ,   Vẫn chiến đấu,dù không trên chiến trường bom đạn.

Chảo dầu An-Thới !?.

Hình ảnh
 Thuộc về hướng  nam của đảo Phú-Quốc ,cực nam là xã An-Thới rất  thịnh-vượng với những hãng chế-tạo nước mắm , các cửa hàng buôn sỉ,bán lẻ những mặt hàng từ đất liền chở ra hay  hải-sản của địa phương được chuẩn bị mang về nôi- địa  , cùng với các nhà sản-xuất khô cá-thiều và nhiều loại khô khác, đã được nhiều nơi trong nước khen ngợi ,ưa thích.  Có lúc,khu chợ nhỏ của xã nầy gần như quá tãi vì rất nhiều lực-lượng của quân-đội đồn-trú để tiếp-vận, yểm-trợ cho trại-giam tù-binh nằm cách đó không xa.  Một phi trường quân-sự với phi-cơ thám-sát cùng những  vận tải cơ  tiếp-liệu,thực-phẩm cho  các đơn-vị đồn-trú cũng như những vật-dụng ,rau cải cho tù-binh thường ngày.  Một căn-cứ hải-quân  để bảo-vệ lãnh-hải cùng  yểm trợ trại-giam,khi cần.  Một tiểu-đoàn Địa phương quân đã nhận phần an-ninh diện địa phía bắc cùng vòng đai   trại-giam.  Công-binh,truyền-tin,quân-y là những lực-lượng không thể thiếu được cho một trại-giam có lúc vượt qua con số ba chục ngàn chiến-binh Việt-Cộng đã b

Thiên-thần gãy cánh ,hạ xuống xe lăn !

Hình ảnh
Cựu thiên-thần mũ-đỏ Lâm-thành-Liêm ngồi trên chiếc xe lăn mới toanh do cô Bảo-Trân Ngọc-Nguyễn mang từ Mỹ-Tho qua tặng. Phía sau là Bà Liêm. Trước khi sảy ra những trận chiến đẫm máu vào mùa hè 1972,thiên-thần mũ-đỏ Lâm-thành-Liêm đã giả-biệt chiến-trường.  Gãy cánh ở mặt trân Tây-Ninh vào ngày 5 tháng 01/1971 với càm dưới cùng gần phân nửa lưỡi đã rơi- rớt đâu đó nơi mà hai bên ,có bạn có thù đang tận-tình quần thảo.  Bốn mươi bốn năm  sau ,cơn giật sinh-tử làm đứt mạch máu dẫn đến tê-liệt nửa phần thân-thể .  Kết-quả, hiện ngay trước mặt là vợ và con phải gánh vác hầu-hết những công-việc nặng,nhẹ trong gia-đình, lại phải kiêm thêm dìu cõng chồng và cha lên lưng nếu gặp lúc đi đứng ra vào,qua lại cùng láng-giềng ,chợ búa .  Vợ của thương binh Liêm vừa làm "con Cò lặn-lội bờ sông " để nuôi bốn miệng ăn ,trong đó có một đứa cháu nội.  Chật-vật trong việc mưu-sinh,lại vừa phải gánh-phần cơm nước sơm chiều cho gia-đình quả thật không dễ cho một người  chỉ có hai tay.