Vào bìa cuộc chiến.


Ảnh có tính cách tượng trưng một cuộc  đụng độ giữa QL.VNCH và
Công quân.
Nếu không có hàm răng vẩu của thủ tướng Phạm văn Đồng miền Bắc xã hội chủ nghĩa cùng với tiếng cười hô hố khác người,chắc chắn tôi không thể nào nhận ra đó là hạ sĩ Tước,một đồng đội đã từ khá lâu không gặp.
 Chiếc Jeep lùn M1 vừa chạm mí thềm tiểu khu Tây Ninh,nơi toán 4 người chúng tôi đang chờ sau khi đã nếm mùi đan súng cối của các pháo thủ phía bên kia nã ra từ trong các khu rừng trùng điệp của tỉnh lị nầy.
 Quân trang đầy đủ,khẩu đại liên 60 cùng dây đạn vắt ngang chứng tỏ đạn đã được lên nòng để sẵn sàng khai hỏa khi chạm địch. 
 Cả bốn người lính nhìn từ . phía ngoài  ,từ nón sắt,áo giáp cho tới các hàng lông mi,lông mày không có một nơi nào mà không bị  lớp bụi đỏ dọc  đường đóng dầy lên một lớp.
 Cả bốn đều dùng khăn tay bịt mặt , thoạt nhìn giống như những tay cao bồi trong phim cine 
 Hạ sĩ Tước lớn tiếng kể chuyện tỉnh lộ  từ Thiện Ngôn về đến thành phố địa đầu dể cho các đơn vị viễn chinh thuộc Quân Đoàn 3 làm bàn đạp vượt biên giới Việt Miên với nổ lực chính là truy kích,tiêu diệt cục R,một cơ quan đầu não của "Mặt trân dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam"(MTDTGPMN/VN).
 Đây là một lực lượng phiến loạn được CS miền Bắc dựng lên   và là công cụ đắc lực của họ  dùng làm bình phong hầu tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam.
 Lợi dụng tinh thần bài Việt của ông hoàng Norodom Shihanouk ,những mật khu và các căn cứ địa của CS nằm dọc và sâu vào nội địa của xứ nầy,ngày càng nhiều hơn.
 Từ các nơi đó,Cộng quân đã mở ra những trận tấn cống,những loạt pháo khích và rồi sau đó,nếu bị phản công ,bị truy nã gắt họ sẽ rút an toàn về sào huyệt,thuộc lãnh thổ nước bạn láng giềng.
 Qua nhiều lần ,nhiều năm ,sau cùng VNCH bắt buộc phải tiến hành mở cuộc hành quân qui mô cấp quân đoàn mang tên  chiến dịch Toàng Thắng 42 vào tháng 3 nắm 1970 để cho những tỉnh dọc theo biên giới với xứ Chùa Tháp mới có thể yên được.
 Trong các năm dài  phải chịu đựng những trận tấn công rồi ẩn trốn giống như trò chơi cút bắt đó,Tây Ninh,Hậu Nghĩa,Long an. cùng các tỉnh thuộc miền Đông Nam Phần ,quân dân ở những nơi đó khổ sở vô cùng  với ngày đêm dài chịu đựng  pháo kích với những trận giao tranh xuất kỳ bất ý nầy.
                                                              ***0***
 Vừa rời khỏi cầu Đúc cạnh chợ Tây Ninh chừng 3 kí lô mét là mọi cảnh vật đều khác đến đổi lạ lùng.
 Những cây dừa,cây rừng  bị mãnh   đạn hỏa lực  của cả hai bên chém,tiện ,cưa,cắt bằng nhiều cách và những phần còn lại cây ấy ,cũng bị  thương tật bằng nhiều phần còn lại cùng bị thương tật khác nhau.
 Con đường trãi đá vừa chổ chạy cho hai chiếc xe ngược chiều với điều kiện  một chiếc phải ngừng hẵn lại.
 Thế nhưng,giờ đây,vào buổi xế chiều nầy,với cái nắng nung người ,chiếc Jeep của chúng tôi đang di chuyễn  bằng tốc độ  không có khả năng chạy quá 10 cây số giờ.
 Những ổ gà  cách nhau không xa,mỗi cái cỡ khoảng ba vòng tay ôm mới hết đã tạo cho chiếc xe lúc nào cũng ở tư thế muốn ngả về trái rồi về phải.
 Hai bên đường,công binh chiến đấu đã phát hoang để giữ được khoảng cách an toàn tối thiểu cho những quân xa.
 Những thân cây chết dủ cách trong đó cháy xém nửa thân rất nhiều,,phần thân còn lại được sơn vôi trắng lên,
 Quảng đường không xa nhưng vì di chuyễn quá chậm cho nên rất dễ làm bia cho địch quân.
 Cho dù xạ thủ đó là tay tác xạ tồi đi nữa.
 Đoạn đường tử thần nầy đã loại khỏi  vòng chiến 4 nhân viên thuộc đai đội E3 Quân Cảnh trong một buổi chiều ngày thứ Bảy trên đường từ Thiện Ngôn về Tây Ninh.
 Đó là trung sĩ nhất Dze,hạ sĩ Phú và hai nhân viên nữa tôi không nhớ dược tên.
                                                            ****0****
 Thiện Ngôn cách nội địa của  Campuchea ,nếu tính theo đường chim bay không xa cho lắm.Trước đây,căn cứ nầy thuộc Lực Lượng Đăc Biệt trấn giữ,rồi sau nầy Lực lượng Biệt Động Quân với danh xưng là BĐQ biên phòng trú đóng.
 Tất cả mọi sinh hoạt của đơn vị,cùng  vơ con của lính đều ở trong hầm.Đây là một hệ thống hầm trấn thủ kiên cố.
 Phía trước của căn cứ là con đường xe,cạnh  là một phi trường dã chiến với nhiều miếng vĩ sắt kết nối vào nhau.
 Tại căn cứ nầy,chính mắt tôi đã chứng kiến một trân trao đổi đạn pháo giữa ta và địch.
 Đến đổi,có lúc những khẩu 105 li phải hạ nòng xuống để trực xạ vào những  đợt tấn công "biển người" bất kể chết của địch quân.
   Luân phiên,hoán đổi đã đưa chúng tôi từ nơi chốn gần như không có sự sống của những thường dân ,để rồi, cách đó không quá một ngày đường ngay ở đồn biên giới Gò Dầu,vào một buổi chiều mưa,trong lúc chờ để ...ra "ngoại quốc" bổng từ máy thu thanh của anh lính nào đó phát ra bản nhạc bất hủ Chiều mưa biên giới của Nguyễn Văn Đông.
 Sao mà hợp lúc,hợp tâm trạng vậy ?
 Ngay tại ranh giới phân chia giữa hai nước nầy,từ bên VN hướng qua bên kia là những  cây Thốt Nốt cao vút lẻ loi lay động nhẹ nhàng trước gió..
 Còn phía quê nhà là những hàng dừa chen  nhau, cành với lá xum xuê..
 Trước khi đến tỉnh  Svay-Rieng (người Việt mình hay nói là Xoài Riêng),phải băng ngang qua một quân lị thật nhỏ của nước nầy.
 Chi Phou .
Bây giờ là chiến trận trước mặt, cuộc quần thảo nhau ngay trước mắt,có máy bay gầm thét,xà lượn xuống thấp để oanh tạc,có những khẩu trọng pháo đặt ở ven đường thi nhau nhả đạn.
 Mùi thuốc súng.
 Tiếng đạn đinh tai,nhức óc ,tiếng trực thăng xoành xoạch góp phần hung bạo cho chiến trường đang hồi dâng lên cao điễm.
 Cảnh tượng cả một gia đình ,mang,vác,gánh gồng với những khuôn mặt hớt hãi cùng chạy ,cố nhanh ra cho khỏi vùng súng đan.
 Hàng chục,rồi hàng đoàn người cố lợi dụng được phương tiện nào để mang,theo được càng nhiều càng tốt.
 Có những phụ nữ chỉ cần giữ lấy mạng sống cho hai đứa con thơ nên mỗi một cái thúng có đứa trẻ ngồi vào ..
 Lại có những chiếc xe bò,theo tôi là tất cả những tài sản đã được tạo dựng từ bấy lâu nay,giờ cũng được trưng dụng chồng  chất lên từ cái nồi nấu cơm lọ lem,đen ngòm cho  tới quầy chuối mới chặt vồi trên đường ra đi lánh nạn...
 Những tiếng kêu la tìm nhau,những âm thanh của phi pháo,của các loại súng tuôn ra hàng loạt âm thanh chết chóc
 Cuộc thư hùng,khởi thủy từ những người cầm quyền ở miền Bắc,giờ đây,như...sân nhà chưa đủ rộng nên làm cho những người dân Khmer hiền lành ,chất phát kia bổng một ngày cửa nhà tan nát,người chết cũng chẳng toàn thây !
 Chúng tôi cũng phải qua,đi qua nếu như súng đạn ...nghĩ tình để phải sống.
 Và ,sống để làm người nhập cuộc,làm chứng nhân cho một người lính mới bước vào ..bìa của cuộc binh đao.
Phạm huỳnh Ngân.


  
Hình trái dưới ,người viết có mặt trong đoàn quân viễn chinh của quân đoàn ba.
Ảnh chụp ở một hiệu ảnh trên con đường chính của tỉnh lỵ Sray Vieng (Xoài Riêng) Capuchea và khoảng tháng 10 năm 1970.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).