“CÕi TẠM”

Thời trước,người ta thường nói:-“Sống (có) cái nhà,chết (có) cái mồ “ Và khi, có ai đó qua đời trong bình thản thì dư luận cũng hùa theo :-“ Thôi thì cũng yên mồ,yên mả rồi!”,cho dù nhân vật ấy  khi còn sống đã từng gây thù chuốc oán với nhiều ngưòi và,ở đây tiếng yên mồ yên mả là đã chết và không còn bị phiền phức hay ai đó tầm thù báo oán kể cả sau khi chết,vậy là quý rồi !
    Như vậy, thời trước tiền nhân đặt nặng nơi “ trú ngụ “ của một thân xác không còn sự sống quan trọng như thế nào.
     *
     Nhà văn Thanh Nam di tản tới nước Mỹ,nơi  ông làm thân tị nạn,ông ít viết văn như lúc còn ở Saigon,ông làm thơ.Thơ của ông mang theo những nỗi u uất,tức tưởi của một kẻ sĩ vong quốc.Hai câu thơ của bài nào đó tôi không biết và chỉ đọc được hai câu do ngưòi đồng cảm với tâm trạng của ông trích lại :
           Canh bạc trần gian dù thắng bại,
    Nẻo về đất lạnh giống nhau thôi!( TN).
   Thanh Nam cho rằng mọi việc,mọi tranh chấp với kết quả được hay mất,ăn hay thua gì rồi khi luật tử sinh được áp dụng thì…lúc chết cũng giống nhau…thôi!
       * Mồ mả ngưòi quá cố,thân nhân của ngưòi trong những mộ phần nầy,nếu là ngưòi nghèo cũng chật vật lắm mới xây cất bằng vật liệu như thế nầy  đưọc.Ở VN vẫn còn nhiều 'nấm mồ" là đất được đấp lên.
            * Tro cốt của ngưòi mãn phần,càng về sau nầy thưòng có khuynh hưóng đưọc ngưòi thân còn lại đem rãi ra sông,biển.Có nhiều trưòng hợp tro cốt đưọc gời vô chùa.

           *Lăng tẫm của một ngưòi thưòng dân đúng nghĩa,giờ dây có thật! 'Lăng', không chỉ dành riêng cho các bậc vua chúa như khi xưa  nữa.Hiện nay ,không xa xứ Huế ,không phải chỉ có lăng Tự Đức,Thiệu Trị,Minh Mạng ..mà ở một làng quê gần Thuận An ,làng An Bằng đã có hàng ngàn cái “Lăng” bề thế,nguy nga đúng như lăng tẫm của các vua chúa đời xưa.
    Với 42.000 m2.khu  vực  nghĩa trang nầy để cho mọi thành phần trong xã hội,giờ đây mặc nhiên đã dần biến thành nơi chốn chôn cất bình đẳng cho tất cả mọi thành phần,mọi đẵng cấp trong xã hội.
     Những người đầu tiên xây  lăng cho thân nhân có lẽ chưa nghĩ ra một điều sâu xa mà từ lâu đời con người  đã mặc nhiên khứng chịu,rằng chỉ có vua chúa chết đi và nơi an táng của họ mới có danh xưng gọi là lăng .
     Rồi những lãnh tụ Cộng Sản lúc còn sống  với thói xấu đề cao cá  nhân, tung hô lãnh tụ, muốn ngưòi dân  ca ngợi mình lúc sống,nên chết cũng  dùng cái lăng để chôn cất,cho vợ con mình,gia đình mình nở mặt với đời với ngưòi dân đen , cho dù khi sống bán nưóc hại dân mà lúc chết rồi vẫn còn tham vọng đưọc dân đen phủ phục,chiêm bái.Bằng chứng là cầm quyền Hà Nội luôn làm phiền các phái đoàn quan khách ngoại  quốc đến thăm viếng VN,thường phải bị mời tới nơi giữ cái xác của ông Hồ ở Ba Đình  .
    Sau khi họ Hồ chết,các đàn em như Duẫn,Đồng,Quang..khi sống giao đảo cho giặc,bán nưóc làm giàu  không hề làm đưọc việc gì lớn lao cho dân,cho nưóc,mà vẫn cứ cho lập nên những cái lăng để chiếm đất.
      Vậy,những người dân ở khu vực biển Thuận An trốn chạy chế độ hà khắc bằng huyền bè và may mắn sống còn,sau khi định cư,chí thú làm lụng dành dụm gởi tiền về quê nhà tạo nên những cái lăng bề thế,đúng nghĩa cho cha mẹ,ông bà kia mới thật sự là những người “ cách mạng” thật sự không cần lý luận, cần quảng bá mà vẫn có người bắt chước làm theo.
        *
     Song song với làng lăng,người Việt từ quốc nội đến hải ngoại lại có cao trào thiêu xác người qua đời!
   Quan niệm con người đến cõi trần,sau khi chết thân xác rồi ra cũng phải trở về với cát bụi;trong đó ảnh hưởng tôn giáo không nhỏ:- Vô thường với định nghĩa của đức Phật rằng,có sinh có từ và nữa,quan trọng nhất,tinh túy nhất của loài người là linh hồn.Linh hồn vốn luân chuyển con thân xác chỉ là giả tạm nhưng cần thiết để cho linh hồn mượn làm nơi để học hỏi để tiến hóa.
     Cho nên giải pháp thiêu thân xác tứ đại được nhiều nơi trên thế giới áp dụng,trong đó khía cạnh dân số trên thế giới vẫn không ngừng gia tăng mà nhiều nơi người sống chen nhau ăn ở nơi những nghĩa địa,trong đó có VN mình.
    Ở đây, sẽ không làm công việc khen ,chê cách “ thanh toán “ thân xác người chết mà cũng không thể biết cách sắp xếp …nẽo về cõi chết được.Bởi,con người có nhiều lý do và cách chết khác nhau.Cho nên,những tôn giáo chánh đại có cách giải thích cho tín đồ những gì tiếp theo sau khi tim ngừng đập,máu dừng lưu thông cùng với  bộ óc vô tri.
    Hiện tượng chết !
Là trút bỏ bộ đồ mặc đã cũ và thay thế bằng bộ đồ mới?
Là thời gian chuyển tiếp để một linh hồn nghỉ ngơi,hưõng phưóc hay thọ phạt sau một thời gian tạm ngụ và thu thập,rồi đã tạo thêm nghiệp lành hay giải bớt ác nghiệp trong cuộc trường kỳ tiến hóa của một linh hồn ?
     Vậy,nếu một người được trang bị kiến thức đầy đủ về hiện tượng chết,luân hồi và nhân quả của giáo lý Phật giáo thì,người ấy sẽ nhìn “chết “ một cách điềm tĩnh bằng sự hiểu biết khoa học hơn.
    Lịch sử cho biết chính một số nhân vật đã thành công gần như tuyệt đối trên lãnh vực chinh phục,chiếm thành đoạt ải và chiến công của họ được đong đo bằng những núi xương,sông máu của hàng triệu nạn nhân do họ gây ra.
  Thành Cát Tư Hãn và Tần thỉ Hoàng !
  Họ là người chưa hề nói tiếng sợ trước bất cứ trở lực hay đối thủ nào trong cả đời dài chinh chiến.Họ từng ra lệnh tàn sát cả một thành chống lại họ,trong đó không cần biết trẻ thơ,người già kể cả chó mèo cũng phải chết.Đó là Đại Hãn của Mông Cổ thời trước và sử sách còn ghi lại được.
   Ở nơi con người này, không có hai tiếng từ ái và Trời hoặc Thượng để trên môi nhưng vào những  ngày cuối đời ông đã ban lệnh cho thuộc cấp xóa hết những dấu vết trên đường đến một khu rừng bí ẩn chỉ có những con Voi già đến đó cắm ngà xuống để chết.Ông sợ,nổi sợ bị người đời sẽ trả thù những  việc tàn ác lúc sinh thời của ông !
     Nguời kế tiếp này trước lúc trở về với cát bụi đã chuẩn bị cho nơi an nghỉ của mình hết sức chu đáo. 
    Ông ta tính chi li đến độ nung hàng ngàn chiến binh với  khuôn mặt,binh khí khác nhau ,cả ngựa chiến cũng không thiếu.
  Mộ dưói đưòng hầm của ông ta ngày càng đưọc khám phá và cho thấy những điều ly kỳ của một ngưòi đã gồm thâu lục quốc và là ngưòi đầu tiên thống nhứt đưọc nưóc Tàu.
   Nỗi ám ảnh sợ bị trả thù sau khi thân xác đã lìa trần, Thỉ Hoàng chu đáo mọi thứ về vật chất nhưng ông hoàn toàn không biết một chút nào về tâm linh về những gì về gieo và gặt.
PHẠM HUỲNH NGÂN.
Mùng Một Tết Ất Tỵ 2025.
    
 

                           
     
     

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

Cờ bay theo gió .Gió thổi cờ bay.

Truyện : ĐOẠN CUỐI GIAN NAN.