Nước cạn giòng,dân khô máu .

Nước ,nếu chỉ có nột chữ đứng một mình như vậy  trong Việt ngữ,người đọc sẽ không hiểu là chữ hay tiếng ấy muốn nói về cái gì.
 Nước ,nếu thêm chữ đất phía trước ai cũng ngay lập tức hiểu ra là xứ sở,quốc gia ,giang-sơn là quê hương bản quán,là một vùng đất ở đó có nhiều người cùng màu da,cùng tiếng nói cùng phong tục tạp quán hợp quần với nhau sinh sống từ đời nầy qua kiếp khác.
 Nước ,nếu kèm theo là nước biển,nước ngọt,nước lợ,nước phèn,nước ngọt thì ai cũng hiểu đó là nước dùng để uống,để tiêu dùng.
Nhiều nhất là nước biển.Hầu hết đều mặn nhưng nồng độ mặn nhiều ,ít khác nhau.Nhiều biển có độ mặn khi người không biết bơi rớt xuống sẽ ...chết chìm.
 Những biển ở vùng Trung Đông, nước mặn đến độ có thể "nâng" con người nổi trên mặt nước được.
 Nước biển ở vùng bắc bán cầu như Nga,Alaska,các nước ở khu vực bắc Âu như Phần Lan,Đan Mạch,Thụy Điển...nước biển lạnh như nước đá vừa mới tan ra.
 Ngay ở Mỹ quốc,nước biển ở San Francisco vẫn lạnh đến chết người trong một thời gian ngắn được.
 Đó là lý do tai sao mấy tay chán sống lần mò gần chân cầu Golden Gate ôm đá tuột càng xuống nước chỉ trong một lúc chừng 15 phút, nếu không có ai phát giác thì vẫn ...qua đời như không.
 Nước biển gần đường xích đạo thì ấm áp,người ta có thể sinh hoạt hay tắm táp dưới nước năm ba tiếng đồng hồ là thường.
 Nước đứng thứ nhì về số lương  là những con sông trên thế giới .Đây chính là nguồn gốc của sự sống cho người,thú vật,cây cối trên mặt đất.
 Nước ngọt.
(Có lẽ tiếng nầy người xưa dùng để chỉ về loại nước không mặn như nước biển.).
Thật ra,nước sông,nước hồ,nước giếng,nước suối,nước mưa không hề ngọt như tiếng nói để mô tả mà loài  người đã đặt để cho nó.
 Đó là nước không có mùi ,có khi trong vắt như thủy tinh,có khi đục ngầu như nước của con sông Cửu Long hay sông Hồng.
 Ngay cả trong một khu vực nước của các con sông đều có giá trị sử dụng để uống,cho tưới tiêu nhưng màu của nước khác nhau.Chẳng hạn như con sông Vàm Cỏ,sông Đồng Nai,sông Hương ở miền trung VN nước trong,ngược lại hai con sông lớn là Tiền và Hậu thì đục ngầu quanh năm mãn mùa.
 Cũng nhờ đục đậm phù sa đó cho nên lúa gạo,cây trái được trồng trọt ở khu vực rộng lớn nầy cho lúa gạo có thời cung cấp đủ cho toàn quốc.
 Ba nước thừa hưởng ân sủng của thiên nhiên từ con sông có tên tuổi cùng với chiều dài hơn nhiều  con sông khác.
 Sông Cửu Long (Mekong),phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng đã mang sự sống cho Laos-Cambodia và Việt Nam từ thủa xa xưa.
 Khu vực đồng bằng sông Cửu đã có một thời trù phú nhờ những con sông,rạch lớn nhỏ chi chít có ở nhiều nơi,khắp chốn.
 Con sông dài hiền lành ấy giờ đây không còn bình an xuôi chảy nữa.Trung Cộng là quốc gia ở thượng nguồn nầy đã ra tay đắp sáu đập để dành phần quan trọng số nước cho họ.
 Lượng nước nay khi đến Việt Nam chằng còn là bao,sau khi bị nước Laos ngăn thêm một đập thủy điện nữa !
 Ngư dân sống bằng nghề  chài lưới cá nước ngọt giờ đây không còn cá tôm gì để bắt nữa.
Tonle Sáp là một hồ lớn của Campuchea,đã có lúc được gọi là biển Hồ vì sức chứa  của nó khi những cơn mưa dầm đổ xuống.
 Nơi đây từ bao thế hệ qua,người Việt tha hương đã quây quần sinh sống nhờ nghề chài lưới.
 Hồ nầy là nạn nhân đầu tiên và hiện đã chết khô vì không có nước.
 Đa số người Việt ở đây giờ bị trống chân bị cưỡng bách hồi hương hoặc lên bờ tìm phương lây lất nơi xứ lạ quê người với đầy bất trắc.
  Nước mặn đã tràn vào sâu nội địa của những khu vực nước ngọt quanh năm như Long Xuyên,Sa đéc,Vĩnh Long...đất đai nứt nẻ vì hạn hán nhân tạo.Nhiều loại cây ăn trái đã chết vì thiếu nước ngọt.Lúa thóc đã bị ảnh hưởng trầm trọng.
 Đời sống của ngư dân ở miền Tây xem như đã cáo chung,giờ đây cũng trừng bước đến với nông dân,những người chân lấm tay bùn vốn phó thác vận mệnh nơi thiên nhiên,giờ đây lại bị một thế lực ác độc hung hiểm hơn thiên nhiên rất nhiều lần ra tay hành hạ..
 Con người !
Giờ đây,từ thượng nguồn sông Cửu-Long,nhà cầm quyền nước Tầu muốn cho khu vực đồng bằng nầy hạn hán hay ngập lụt chỉ bằng những cái bấm nút ngăn hay xả đập..

 Sự sống hay chết của một  đất nước tùy thuộc vào ngoại bang với sự thờ ơ đến độ làm cho những ai hằng quan tâm đến an nguy của đất nước, phải đặt câu hỏi rằng,có phải đám người cầm quyền ở Hà Nội nhất quyết bán nước cho kỳ được chăng ?
 Nước dùng hay nước uống  tối cần thiết cho loài người đến như thế,cho nên,từ xa xưa tổ tiên mình rất cẩn thận trong ngôn từ để nói , để chỉ về nước :
 Ở những nơi,nước phèn hay nước mặn ,người dân mua,bán trao đổi với nhau về nước uống ,nước dùng không bao giờ có chữ hay tiếng nói là "Bán nước".
 Cho dù phía bán đong bằng lu,hủ cho phía mua họ luôn dùng tiến "Đổi nước" chứ tuyệt nhiên không hề có chữ hay tiếng nói về bán nước ngọt (nước dùng) để thu tiền.
 Chữ hay tiếng nói bán nước là để chỉ về những hạng người như Lê chiêu Thống,như Trần ích Tắc như Hồ chí Minh,như Lê Duẫn...
 Nước, được định nghĩa ,được phân biệt  là quốc gia hay để uống ,để dùng luôn có giá trị cao,dù thời nào cũng được trân trọng.
 Có một số câu nói  khá lý thú để chỉ về tầm quan trọng của nước:
"Đất nước còn là còn tất cả,đất nước mất là mất tất cả"(Nguyễn văn Thiệu.).
 "Quốc gia hưng vong,thất phu hữu trách."
 "Nâng thuyền lên cũng là nước,nhận chìm thuyền cũng là nước."
 "Lửa đun sôi nước,nước (cũng )dập tắt được  lửa."
Phạm huỳnh Ngân.
Nước từ thác Bản Giốc thuộc Việt Nam nay đã "lọt" vào tay Trung Cộng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).