IV MƯƠI NĂM LÀ NGƯỜI ĐÚNG NGHĨA.
Đây là một ngôi nhà được nhiều người mơ ước vào
Thời tôi còn nhỏ ở miền quê.
Ảnh một:-Nhà lợp ngói,vách tường,giấc mơ khó được. Ảnh hai:-Một dãy nhà cất bằng ván,lợp tôn, trong có gác lửng ở trại chuyển tiếp Bataan,Philippines.
So với Malaysia và Thailand thì đây,căn nhà tiền chế này là thiên đàng của
là tài sản quí giá nhất còn giữ lại được.
Ảnh ba:-Đai kỷ niệm Việt Nam do nhiều đợt,nhiều người
tị nạn ở trại này đóng góp công sức.
Ngày 29,từ Bataan,chúng tôi rời trại chuyển tiếp Philippines Refugee Processing Centre (PRPC) này với tâm trạng lưu luyến.Có nhiều lý do để từ người lớn đến trẻ em rời đi,lên xe cho tới khi xe chạy ra khuất cổng vẫn còn cố quyây lại để nhìn,để tìm dù chỉ là một thoáng !
Kỷ niệm buồn vui trong kiếp tha hương.
Riêng,ở đây,giới chức cầm quyền ,họ tử tế,họ ân cần và mềm mỏng vói chúng tôi nhiều nếu so với Mã hay Thái.
Riêng,ở đây,giới chức cầm quyền ,họ tử tế,họ ân cần và mềm mỏng vói chúng tôi nhiều nếu so với Mã hay Thái.
Cũng ở đây,nhiều cảnh trí thiên nhiên gần gũi hình ảnh quê nhà cùng với sự dễ dãi cúa giới chức có trách nhiệm người Phi,chúng tôi được đi tắm suối,được vô rừng bứng măng cùng nhiều sinh hoạt khác mà ở Mã lai chúng tôi không có được.
Lần trước,từ Manila đến đây,cũng những chiếc xe giống như xe đò bên mình được dùng làm xe Bus ,hai bên hông có vẽ chữ Refugee /Người Tị Nạn.
Trở lại trại chờ hay chuyển tiếp để nhập trại học Anh Văn và đời sống mới ở Mỹ và hôm nay đây ,đã học xong ,những người được nước Mỹ dang vòng tay ra lại cũng trở lại trại nầy và chờ để từ đó xe lại chở ra phi trường Manila rời nước Phi để tới chân trời mới.
Đoạn đường không xa nhưng xe phải di chuyển trong thủ đô.Tôi thấy những đứa trẻ bằng hay nhỏ hơn mấy người con của tôi bưng hộp mời chào bán thuốc lá lẻ mỗi khi xe ngừng ở các giao lộ,kẹt đèn.
Lần trước,từ Manila đến đây,cũng những chiếc xe giống như xe đò bên mình được dùng làm xe Bus ,hai bên hông có vẽ chữ Refugee /Người Tị Nạn.
Trở lại trại chờ hay chuyển tiếp để nhập trại học Anh Văn và đời sống mới ở Mỹ và hôm nay đây ,đã học xong ,những người được nước Mỹ dang vòng tay ra lại cũng trở lại trại nầy và chờ để từ đó xe lại chở ra phi trường Manila rời nước Phi để tới chân trời mới.
Đoạn đường không xa nhưng xe phải di chuyển trong thủ đô.Tôi thấy những đứa trẻ bằng hay nhỏ hơn mấy người con của tôi bưng hộp mời chào bán thuốc lá lẻ mỗi khi xe ngừng ở các giao lộ,kẹt đèn.
Qua một số phố xá sầm uất,có vài nơi đất trống ,người ta cũng tìm cách che lá hay nylon dựa vô vách tường của căn nhà lầu bề thế để làm chỗ trú ngụ tránh năng ,che mưa !
Đó là vào khoảng 1 giờ chiều ngày 30 tháng Mười Một năm 1984.
Phi trường quốc tế Manila,nhiều người tị nạn,trong đó có bốn cha con tôi lên máy bay xa dần, càng lúc càng xa hơn quê nhà yêu dấu .
Đó là vào khoảng 1 giờ chiều ngày 30 tháng Mười Một năm 1984.
Phi trường quốc tế Manila,nhiều người tị nạn,trong đó có bốn cha con tôi lên máy bay xa dần, càng lúc càng xa hơn quê nhà yêu dấu .
Phi cơ bay từ lúc còn nắng ở Á Châu rồi rầm rì trong đêm khá lâu,cho tới khí các tiếp viên yêu cầu hành khách kéo lên các khung cửa sổ vì máy bay đã qua phía phân nửa của trái đất với ánh nắng chói chang.
Các bữa ăn được dọn theo đúng lịch của họ nhưng sau lần thứ nhì thì chỉ còn tôi với cậu con trai,hai tiểu thơ đã say giấc,xem bộ đã qua đi những ngày đói khát cho nên khoát tay cho biết không ăn nữa !
Phi cơ ghé qua một phi trường rất lớn và tân tiến ở Nhựt rồi đi tiếp.
Các bữa ăn được dọn theo đúng lịch của họ nhưng sau lần thứ nhì thì chỉ còn tôi với cậu con trai,hai tiểu thơ đã say giấc,xem bộ đã qua đi những ngày đói khát cho nên khoát tay cho biết không ăn nữa !
Phi cơ ghé qua một phi trường rất lớn và tân tiến ở Nhựt rồi đi tiếp.
Cuối cùng cho đoạn hành trình dài từ Á sang Mỹ châu là phi trường San Francisco,vào trưa ngày 30 tháng 11.Ờ đây,chúng tôi được hoàn tất thủ tục nhập cảnh nước Mỹ và được cấp cho mỗi người một chiếc áo ấm dầy cộm mà sau này người ta vẫn nói rằng đó là áo ấm tị nạn.
*
*
Đến được nơi mà khi còn ở trong địa ngục,tôi và người chị cùng với một vài người bạn tâm đắc vào những lúc bị chèn ép,bị gây khó khăn đủ điều,bị thấy những điều hết sức nghịch lại những gì mình đã được dạy từ học đường,từ tôn giáo làm cho đôi lúc phải thốt lên nếu như chạy thoát ra khỏi nơi nầy mà có chết ngoài biển cũng vui lòng (Còn hơn là ở với tụi nó !!).
Tôi đã đến đích!
Nơi đó là xứ sở tự do ,tôi độ phải cỡ hơn phân nửa số người trên quả địa cầu nầy ao ước được trú ngụ,được sinh sống.
Tận hưởng tự do mà đất nước này,ngay từ những đấng tổ tiên lập quốc đã long trọng đề cao.
Tôi quý trọng với những điều ấy và dần dần biết rằng mình đang được có tự do cho bản thân mình,cho con cái mình và,lẽ đương nhiên mình cũng phải..hòa tan trong đời tư là do tôn trọng quyền tự do của mọi người chúng quanh nữa.Nói như vầy,không phải là tôi không biết tôn trọng cách thụ hưởng đời của một người cùng sống chung một thể chế với tôi.
Thú thật,tôi chỉ "bị" ở với chế độ ngu dân với đầy thành kiến,dư đinh kiến do chủ nghĩa CS áp đặt và bị hùa theo với loại người mà bạo quyền ra lệnh làm một thì họ làm năm để lập công,để được trèo đầu cỡi cổ người khác.
Điều nầy,không dễ gì tự mình phát giác ra được và nếu biết được thì nó đã thành thói tật.
Tôi lấy một thí dụ rất dễ thấy:-Xâm mình !
Từ lúc con nhỏ,tôi đã từng nghe người lớn hoặc thầy cô giáo nói về "những người xâm minh".Theo đó,họ nhứt định không phải là người tốt trong xã hội !
Những câu nói ,dù không phải nhồi sọ đó như nó đã đeo theo tôi vô trong đời quân ngũ rồi qua tới ...Mỹ nữa!
Tận hưởng tự do mà đất nước này,ngay từ những đấng tổ tiên lập quốc đã long trọng đề cao.
Tôi quý trọng với những điều ấy và dần dần biết rằng mình đang được có tự do cho bản thân mình,cho con cái mình và,lẽ đương nhiên mình cũng phải..hòa tan trong đời tư là do tôn trọng quyền tự do của mọi người chúng quanh nữa.Nói như vầy,không phải là tôi không biết tôn trọng cách thụ hưởng đời của một người cùng sống chung một thể chế với tôi.
Thú thật,tôi chỉ "bị" ở với chế độ ngu dân với đầy thành kiến,dư đinh kiến do chủ nghĩa CS áp đặt và bị hùa theo với loại người mà bạo quyền ra lệnh làm một thì họ làm năm để lập công,để được trèo đầu cỡi cổ người khác.
Điều nầy,không dễ gì tự mình phát giác ra được và nếu biết được thì nó đã thành thói tật.
Tôi lấy một thí dụ rất dễ thấy:-Xâm mình !
Từ lúc con nhỏ,tôi đã từng nghe người lớn hoặc thầy cô giáo nói về "những người xâm minh".Theo đó,họ nhứt định không phải là người tốt trong xã hội !
Những câu nói ,dù không phải nhồi sọ đó như nó đã đeo theo tôi vô trong đời quân ngũ rồi qua tới ...Mỹ nữa!
Cho tơi ngày nào đó,chợt giựt mình,rồi tự mình tranh cãi vói chính mình rằng đó là sai,vì khi mình nhìn thấy một người xỏ lỗ tai,đeo chiếc vòng to tổ tướng xề xệ dưới môi, đầu tóc cắt làm thành cái mũ của lính La Mã ngày xưa,tóc xỏa bờ vai hay anh chàng Steven Seagal để túm tóc đuôi chồn rồi ...ghét cay ghét đắng người ta.Chưa hết,thấy gái với gái ôm nhau,trai với trai ẹo ẹo kiều Quang Minh thì lợm giọng..
Tôi trật,tôi sai trớt !
Bản thân mình muốn tự do mà,tai sao người ta cũng muốn làm những gì họ muốn,miễn là không trái với hiến pháp,trái với luật lệ thì thôi chứ có nhằm gì tới mình,tại sao không cố đổi ghét thành bình thường như mọi người vẫn ..ông đi qua ,bà đi lại thì có gì mà phải chau mặt,chép miệng,nhíu này ?
Đây là thành quả lớn nhứt mà bản thân tôi thu thập được ở đất nước có tượng Nữ Thần Tự Do cao lớn và khuôn mặt luôn đăm chiêu như có việc gì còn vướng mắc,chưa giải quyết xong.
"Giải Phóng" cái câu chấp,thành kiến trong TA xem bộ còn khó hơn đường tần tới Mỹ quốc.
Tôi trật,tôi sai trớt !
Bản thân mình muốn tự do mà,tai sao người ta cũng muốn làm những gì họ muốn,miễn là không trái với hiến pháp,trái với luật lệ thì thôi chứ có nhằm gì tới mình,tại sao không cố đổi ghét thành bình thường như mọi người vẫn ..ông đi qua ,bà đi lại thì có gì mà phải chau mặt,chép miệng,nhíu này ?
Đây là thành quả lớn nhứt mà bản thân tôi thu thập được ở đất nước có tượng Nữ Thần Tự Do cao lớn và khuôn mặt luôn đăm chiêu như có việc gì còn vướng mắc,chưa giải quyết xong.
"Giải Phóng" cái câu chấp,thành kiến trong TA xem bộ còn khó hơn đường tần tới Mỹ quốc.
Hai giờ không hai phút chiều ngày 30/11/2024 ,đánh dấu 40 năm định cư ở đất Hy vọng.
PHẠM-HUỲNH-NGÂN.
PHẠM-HUỲNH-NGÂN.
San Jose,California.
Nhận xét