CHA ĂN MẶN ,CON KHÁT NƯỚC ??

 Câu này nguyên thủy như  sau:”Đời cha ăn mặn,đời con khát nước.”

  Bây giờ người ta rút gọn lại “Cha ăn mặn,con khát nước.”

  Nếu nói sát nghĩa thì “Cha làm bậy con bị ảnh hưởng  “.

               Có thể nào lấy hạt Khổ Qua gieo xuống đất để nó mọc lên trái…Đậu Bắp được hôn ?

 Nếu như vậy, mọi trật tự,mọi an bài của tạo hoá sẽ bị xáo trộn nghiêm trọng.

  Từ thời xa xưa,khi con người biết sống hợp quần  là đã có những “giao ước “ để sống ngăn nắp,thuận thảo với nhau,cho nên,bằng lời nói họ đặt ra những điều kiện việc nào làm được,việc nào cần tránh ở những lúc giao tiếp,trao đổi,mua bán qua lại ,để cùng sống chung trong hòa thuận.

   Cho dù là lời nói nhưng họ giữ chặt không đổi tới ,thay lui hoặc không thể"nuốt lời " (đã) nói ra được.Như vậy,chữ tín (tin) trong thời kỳ nầy được xem rất trọng.Trong đến nỗi người Tầu dùng đến câu nầy thì xem,chữ TIN nó có giá trị cao như thế nào trong sự giao tiếp giữa người :" Nhất ngôn ký xuất,tứ mã nan truy !".Một lời đã nói ra bốn con ngựa chạy theo không kịp !

Tránh xung đột bằng vũ lực,có lẽ được người của thời xa xưa nhắm tới và đồng thuận để đưa đến giai đoạn áp dụng.

 Người ta có quyền tin rằng ,khi xưa loài người giữ lấy chữ tín trọng hơn thời nay nhiều.Có khi,chỉ  một lời hứa,một người dám hy sinh mạng sống của mình để chu toàn một lời hẹn ước hay một lời thệ ước với ai đó.

 Họ không sợ người mà họ đã đặt lòng tin vào nơi họ bị thất vọng,bị bội ước,bị hư hao,bị sĩ nhục chỉ vì họ đặt tin tưởng hết lòng về người đã nói ra lời hứa.

                                                            ooo0ooo

 Loài người càng tiến bộ,càng văn minh thì  hai chữ tin cậy lẫn nhau,ngày càng mờ phai.

Một phần lớn của thế giới,chẵng may bị nhuộm đỏ vì Công Sản hay bị những thể chế độc tài sắt máu cai trị thì con người bị ở  nơi đó ,ngày càng phải phát huy tánh dóc láo và thất tín để  được yên thân cho mình lẫn gia đình.

Ngay chính bản thân tôi, từ nhỏ đã được ông bà,cha mẹ,thầy cô ,kể cả xã hội dạy rằng phải ăn ngay ở thật.Không được dóc láo nói có thành không,nói không thành có.Đó là những điều xấu ,cần phải tránh  (kể cả những bạn bè thân sơ nữa ) nhưng sau khi cuộc đổi đời ba mươi tháng Tư thì phải tập ..nói dóc !

   Nói dóc,vào thời kỳ nầy phải nhuần nhuyễn như thật,phải nói sao cho nó giống như từ khi  mới lọt lòng mẹ vậy.

    Kinh tế mới ,giống như án treo lơ lững bay lượn trên đầu của hầu hết dân thị thành ở miền Nam VN,trong đó quý bà vợ của những người tù bị đưa ra tận rừng thiêng nước độc ở đất Bắc nước mình.Trong số những "con cá" ở trong cái rọ khổng lồ đó chạy lòng vòng lẫn quẫn có tôi nữa.

 Phải chứng minh với tổ dân phố,với phường là mình...có công ăn việc làm thuộc "diện" (tiếng của VC) được ở thành phố.

   Giấy giả và nói láo phải nói ,phải móc ra lẹ như chớp mỗ khi bị hỏi,và hỏi thường xuyên :tên cơ sở sản xuất,số mấy đường gì phường mấy quận mấy và làm ra vật dụng gì..

  Để rồi,sáng ngày cũng đeo túi mang vai trong đó có lon Guizgo nhốt mấy củ khoai,áo sống bỏ vô quần dắt con ngựa sắt không vè đạp tới nơi nào đó  cho khuất những con mắt cú vọ của xóm nhà ở của mình rồi nằm ,ngồi câu giờ cho gần tới giờ tan sở mới lần mò trở về nơi chờ..thời cho qua ngày đoạn tháng !

   Thú thật,mỗi lần quát tháo,bắt các con của tôi cúi xuống  nhấp roi vào đít dạy con không đước nói dối,vì đó là trật,là sai tôi,tự thâm tâm mắc cỡ với chính mình ,cũng như mỗi khi bị đọc năm điều ông Hồ dạy thiếu nhi có hàng "khiêm tốn,thật thà ..." tôi không thể nào dấu được nụ cười mĩm hết sức nguy hiễm nếu như có ai nhìn thấy .

 Nói thật và giữ chữ tín vẫn còn ở những nơi đó nhưng hiếm cho tới khi mờ dần ,cho tới khi mất hết.Phải nói rõ là chủ nghĩa CS hay độc tài không hề ra lệnh bảo người dân phải dóc láo hay không cần phải chắc khừ rằng mình là người tôn thờ chữ tín.Thứ nhất là CS là chủ nghĩa lấy gian dối làm đầu,người dân nào đã bị lọt vào  vòng cai trị của họ nếu như cứ khư khư giữ lấy lề thói  ngay thẳng,thật thà với nhân lễ nghĩa liêm sĩ đầy đủ là không có chỗ đứng,là nếu có sống cũng đứng bền lề xã hội và cũng ..khó nuôi !

  Đương nhiên,bài viết nầy tuyệt đối không có ý xúi giục những nạn nhân  của mấy chế độ bất nhân đó đi ngược lại với những luân lý cao đẹp của nhân loại ,vốn đã được trân quý từ ngày tạo thiên lập địa cho tới bây giờ .

                                                                    000o000

  Tôi may mắn hơn đồng bào tôi ,hai chục triệu người ở miền Bắc VN sau ngày 2 tháng 9/1945,họ phải sống trong sợ hãi,lo âu và không bao giờ biết được ngày mai,rồi sẽ ra sao.

 Tôi được sinh trưởng rồi lớn lên ở  một thể chế tự do với luật pháp được ban hành để bảo vệ cho người dân,trong đó,người ta có quyền xây đắp ,mưu cầu cho tương lai.

  Lẽ dĩ nhiên,tôi không hề dám cho đó là một nơi sống hoàn hảo trên trái đất nầy nhưng,luật pháp ở nơi ấy không tùy tiện như ở miền Bắc XHCN.Chỉ có một người trong gia đình (hộ) không thi hành lệnh của chính quyền thì  cả nhà đó phải lâm vào vòng khố khổ.Điều nầy,làm cho tôi liên tưởng tới cái gọi là "luật tru di tam tộc" hết sức man rợ của đám phong kiến tự xưng là "con trời" ở bên Tầu năm xưa .

   Chỉ một người phạm pháp cả ba họ bị giết không nương tay.

   Việt Nam,có nguồn văn hóa dạy rằng,con người phải có đức hiếu sinh ,chín bỏ làm mười,ăn ngay ở lành với định nghĩa rành rành là tánh sơ nhi vốn bổn thiện.Cho nên,lớn lên sống xa cạ với nhiều hạng người nhất là kẻ xấu,việc bị nhiễm theo tánh ý của ác trược,vốn có lúc nhiều hơn thiện như hiện trạng VN mình thời kỳ nầy.

   Nạn nhân người Việt bị ảnh hưởng trực tiếp của "luật tru di tam tộc" từ bên Tàu nhập sang là đại gia đình của đệ nhất công thần triều Lê là Nguyễn Trãi,đại gia đình họ Lý,đại gia đình nhà họ Cao.

   Đó không phải là luật,đó là bản chất hiếu sát,đó là loại người thiếu tự tin kem theo bất tài ,cho nên giết càn giết bừa mà theo lập luận của họ là..diệt trừ hậu hoạn.

   Đây ,chính là manh mối của sợi dây xích cột thù,kết oán,mà chiều dài đến tận chân trời ,sau những cuộc chiến .

   Miền Bắc nước mình,một thanh niên trốn quân dịch (trốn nghĩa vụ quân sự) là  đại họa ập xuống cho cả gia đình từ câu thúc thân thể cho tới cắt xén,cắt đứt lương thực cho cả gia đình.

 Vụ “Nhân văn giai phẩm “ đó là một dẫn chứng rõ nhất  về một người… không làm, mà cả nhà bị chịu.Không phải bị trả thù,bị rình rập theo dõi và ác độc nhất là giết hại người ấy bằng cách cấm đoán,kiểm soát ngặt nghèo nguồn sống,tức là không ai được cho lương thực để sống cầm hơi hay mướn làm thuê chỉ miễn bao tử của kẻ mà “nhà nước “ không ưa trống không dài hạn là những người cầm quyền lấy làm hả hê là được rồi.

Cai trị con người bằng phương pháp tăng giảm hoặc chận đứng “cái ăn “ ,đối với chế độ cầm quyền được xem là hiệu quả.Đối với người dân bị trị,thì đó là cách man  rợ.

   Bởi khi Người bị điều khiển bằng lương thực thì kẻ cầm quyền đã hạ họ xuống làm thú vật.Khi ấy,con vật ngoan ngoãn nghe lời chủ nhân, nó sẽ được thưởng và ngược lại sẽ bị roi vọt kèm theo biện pháp cắt khẩu phần.

   Người ta đã áp dụng cách thức huấn luyện nầy với thú vật từ lâu rồi.

    Không quá lời,làm cho con người sống ngoan ngoãn nghe lời những kẻ cầm quyền như con chó,con ngựa đã huấn luyện để tuân lệnh chủ nhân một cách tuyệt đối là mục tiêu cao nhất của tất cả các đảng CS từ Đông sang Tây,từ xưa tới nay..

    Hãy nhìn xem đã có bao nhiêu người dám cãi lại đảng đã chết ,bao nhiêu sinh mạng đã bị vùi dập trong khi họ làm thinh tuân lệnh mà không dám cãi và bao nhiêu người đã bị giết khơi khơi chỉ vì đảng nghi ngờ họ có tư tưởng chống đối chế độ. 

 Nước mình,từ thời xưa vẫn xem triều đình cùng không ít luật lệ của nước Tàu là kim chỉ nam,là đuốc soi đường,cho nên cứ nhắm mắt lần theo đến độ không cần cân nhắc,suy nghĩ xem người ta với mình khác nhau phong hóa,khác nhau tập tục,khác nhau lối sống... 

      Hễ bên Tàu giết người bằng câu "đại nhảy vọt"  để thanh toán sáu mươi lăm triệu dân Tàu thì CSVN cũng "Cải cách ruộng  đất" để tìm cách vừa giết công khai vừa giết lén lút hơn cả triệu mạng.

                                                                  ***0***

  Luật pháp của loài người hầu hết đều không dung thứ cho tội trộm.Tùy theo những người tạo ra luật lệ,có nơi nặng tới chặt ngón tay,có nơi bắt tới công sở của chánh quyền làm cỏ vê,làm tạp dịch một số ngày rồi được thả ra về .

    Chuyện kể có một anh nông dân,sau gần cả năm cày sâu cuốc bẫm thữa ruộng nhỏ bên sườn đồi,với kết quả không được là bao,sau khi đã trừ các chi phí.Khạp gạo trong nhà đã cạn từ mấy hôm trước rồi số khoai ít ỏi cũng không còn.

    Anh nông dân ra cung quanh nhà kiếm tìm chuối cùng các loại cây trái có thể ăn được xem có thể hai vợ chồng anh cầm cự được bao lâu.

     Không lâu  sau đó,cho đến những người thân thiết trước đây sẵn sàng cho anh mượn,giờ cũng không ai còn khả năng giúp đỡ được gì cho anh,bởi kỳ thất mùa này không phải chỉ một mình gia đình nhà anh bị ảnh hưởng,cho dù họ vẫn thương và tin cậy nơi anh.

     Nhân cái lúc ngặt như vậy,người bạn đời của anh lại bệnh.Không nguy cho lắm nhưng cơn cãm lạnh kèm theo những cơn phát lãnh làm cho chị ta rung lên từng hồi.Chị kêu chồng đến gần nói hai lần câu em đói quá !

      Anh nông dân hết sức thương vợ đang ở trong tình cảnh bệnh và đói nầy .Anh đấp mền dặn dò vài lời rồi bước lẹ ra sân với ý định về nhà cha mẹ mình ở bên kia sông Cái xin một số lương thực mới mong giải quyết được cơn nguy ngập nầy của vợ chồng anh.

      Ra khỏi nhà một đoạn,gặp một người quen đi ngược chiều lại.Cả hai đều hỏi với nhau là đi đâu vậy?

     Người quen cho biết muốn lên bến đò ngang để qua bên kia sông Cái nhưng đò ngang bữa nay không có chạy.

     Vợ đói,đau,lên cơn run rồi lại đò ngang không có làm gia tăng cơn bấn loạn trong đầu của anh hơn nữa.Anh như người thất thần với những bước chân chưa biết đi đâu.Chợt lỗ mũi anh nhận được mùi cơm vửa nấu chín có lẫn cơm cháy nữa.Không xa,cạnh đường đi là căn nhà lá với cửa bằng tre khép hờ chứ không gài kỹ.Anh đẩy nhẹ vô lên tiếng hỏi có ai ở nhà hôn đôi lần nhưng không có tiếng trả lời.Mùi cơm bốc nhẹ từ dưới bếp thoảng lên,anh hít lấy hít để,anh bước lẹ hơn với đôi mắt đảo nhanh.

                                                                    ***0***

  Vụ anh nông dân ăn trộm  nồi cơm vừa nấu chín để trên bếp của ngôi nhà ở kế bên vệ con đường lưu thông trong xóm bị phát giác rồi giải lên "Nhà Làng" cũng không lâu,không khó khăn cho viên chức có trách nhiệm điều tra ,sau khi khổ chủ mất nồi cơm chín lên làng thưa gởi.

    Nông dân tên Lép,ngay từ lúc bị lính bắt về bót đã hết sức chân thành khai báo lý do mà anh ta đi trộm của người khác.Anh nói,phải chi bản thân anh bị đói,bị bệnh anh sẽ tìm cách bò lết ra vườn kiếm rau lá nào ăn để cầm hơi cũng được,Đằng này,nhìn cảnh vợ của anh như vậy anh xốn xang,anh đau đón quá,anh không thể chịu nổi.

   Tìm anh quặn thắt lên hai tay không kềm chế được không khác gì bị động kinh và trong đầu óc anh liên tục lỡn bỡn hai câu em đói quá được phát ra lắp bắp từ miệng của vợ anh.

  Từ lúc lên nhà làng Lép không hề đỗ thừa việc ăn trộm là do vợ mà anh không muốn vợ anh bịnh hoạn trong cơn đói như vậy.Anh muốn vợ anh phải sống rồi vụ việc trộm cắp của anh có ra làm sao cũng được.

    Anh biết ăn cắp là quấy,là mang tội với đất trời .Anh nhận hết tội lỗi mình làm, anh sẵn sàng nhận chịu hình phạt do nhà làng quyết định.Anh chỉ xin đừng phạt vạ đánh đập gì vợ anh hết,là anh mản nguyện rồi.

     Nếu câu chuyện đến đó ,có lẽ mấy vị viên chức có thẩm quyền tương đối dễ giải quyết nhưng,vợ của của anh nông dân Lép,chị Lành lại khai rằng,chuyện chồng chị ăn trôm nồi cơm là do chị mà ra.Tại chị đói,tại chị bệnh,tại chị run cầm cập cho nên chồng chị vì quá thương,quá lo cho an nguy tánh mạng của chị mới làm bậy như vậy.Chị xin chịu phạt.Chị nài nỉ xin thọ phạt vì không muốn chồng mình,một người từ nhỏ tới giờ chưa làm gì sái quấy mà ra tới cò bót và nếu như chồng chị bị phạt vạ về tội xấu nầy anh ấy sẽ mang xấu với mọi người chung quanh.

     Chị Lép xin chịu sự  phạt vạ của nhà Làng và sẽ ký giấy sẽ trả lại nồi cơm cho khổ chủ,sau khi mọi chuyện nầy đã được giải quyết xong.

                                                                   ***0***

   Khác với những vụ xữ về trộm cắp từ xưa nay đã có ở  làng nầy.Thường thì từ một tuần cho tới mười ngày ba cái vụ trộm vặt như ăn cắp cái cưa,con gà hay lớn chuyện hơn là chiếc xuồng ..thì cũng chỉ tới ngày thứ mười là nhà Làng đã có quyết định về hình phạt cùng mức độ phạt.Trường hợp vợ nông dân Lép "tranh chấp" với chồng ,chớ không phải với nguyên đơn mới làm cho ông xã trưởng với ông ủy viên cảnh sát nhức đầu trong việc tìm cho ra giải pháp sao cho đúng luật,sao cho phải tình theo cái lề thói hồi nào tới giờ xã vẫn giữ lấy mà vẫn luôn được người dân hiền lành ,chất phát ở  đây tuân phục.

   Ủy viên cảnh sát xã thì cho rằng,xưa nay,từ thời vua quan cai trị tới bây giờ thì hễ ai làm sai ,làm sái luật là bản thân của người đó phải bị luật pháp chi phối.Nông dân Lép đích thân bưng nồi cơm từ trên bếp của người khác về nhà mình thì đó là tội rồi.Còn phần nặng nhẹ trong phần trừng phạt thì tôi với ông xã trường sẽ ấn  định.

    Ông  xã trưởng không cãi phần lý với ông ủy viên cảnh sát mà ông đang bị phần tình của chị Lép nó lãng vãng,nó tiếp tục áp đảo ông bằng sự ngay thẳng,bằng sự chân thật và tấm lòng thương chồng hết sức hiếm quý của chị ta vào thời buổi nầy.Ông biết và biết chắc,hành động của mỗi một con người là ai làm nấy chịu chớ không thể nào người nầy làm quấy người kia,dù chồng hay cha mẹ hoặc anh chị em bị bắt bớ,bị câu thúc được.

   Như muốn đấp cho vững lập luận của mình,ông ủy viên cảnh sát làng cho rằng,ngay tới việc học hỏi điều hay,lẽ đúng của cuộc đời nầy tôi hay là ông cũng phải tự học mới biết.Tôi xuống sông học lội,tôi biết lội.Ông ở trên bờ tôi học tôihọc lội ở dưới nước ;để rồi ông không có dính miếng nước nào,thì làm sao ông biết lội cho được.Tứ đó ,mình suy ra đi, muôn chuyện trên đời nầy,ai làm gì, chính người ấy chịu.Tôi làm bậy với bà con trong làng nầy là tôi chịu tội với luật pháp quốc gia,với luật trời đất (nếu có),chứ không thể nào đem vợ con tôi ra mà ghép tội được.

     Tôi bác bỏ hoàn toàn câu nói không có tính cách khoa học mà lại vỏ đoán hàm hồ nữa.Đó là  "Cha ăn măn,con khát nước."

       Sau ba bốn bình trà đậm đặc hiệu con chim én, hai viên chức chính quyền đi tới thỏa thuận vụ ăn cắp nồi cơm của nông dân Lép : 

         -Trả lại nồi cơm nấu chín y như lúc bị lấy,kèm theo hai ký gạo trả  bù lại cho khổ chủ.

         -Nông dân Lép làm cỏ vê một tuần lễ chung quanh nhà Làng,vợ là Lành quét hốt cỏ với chồng.

         -Cảnh cáo bằng miệng,không ghi hồ sơ.

Phạm huỳnh Ngân+H3.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).