Thấy ghét & Dễ thương.

Không biết ở các nơi khác của nước Việt Nam mình ra sao ,chứ miền Tây quê tôi cũng như ở Saigon,người ta.. 

..không ưa mà còn ghét bỏ con Quạ thấy rõ !
 Qua  nền văn hóa Việt Hoa có một số tương đồng,cho nên người Việt đã bị ảnh hưởng của người Tàu,con Quạ  bị miệt thị không  thương xót.Con Quạ,không tạo ra ích lợi gì cho người  nhưng cũng không làm gì tổn hại nghiêm trọng .
 Rất thường tình,con Quạ trong văn chương bị coi là tương trưng cho những loại người tiểu nhân,bỉ ổi.Câu nói :" Đồ cái thứ Quạ đen " hay "Cái thứ Rùa đen rút đầu" là hai câu nặng lời để người ta mạ lỵ làm nhục lẫn nhau giữa những  người Hán.
 Dị đoan là nguyên nhân chính làm cho nhiều người Việt mình  tin rằng Quạ và tiếng kêu vừa lớn vừa khàn của nó đem lại tai họa (đến chết chóc) cho nơi nó đậu để kêu .
   Nếu con chim màu đen tuyền nầy đứng trên nóc nhà của ai đó kêu thảng thốt năm ba lần thì trong  nhà đó ,sẽ có người bước ra dùng đất đá vừa ném vừa đuổi  một cách quyết liệt .
  Người ta tin rằng tiếng Quạ kêu đem tới điềm xui xẻo,chết chóc hay ít ra , tiếng Quạ kêu báo hiệu trước những điều chẳng lành sẽ đến với họ.
  Một phần lớn các quốc gia Âu châu đều không ưa thích Quạ,vì màu đen mà họ cho là có liên quan đến những phù thủy  ác độc mặc áo choàng đen,khi xưa còn bé đã được nghe kể .
 Quạ,Kên Kên và Ó  thích ăn thịt thiu thối.
 Ở Á châu,Nhật và Cao ly có nhiều nơi thích Quạ.Đó là những hướng đạo dẫn đường cho thợ săn vì có Quạ là có các loại chim thú khác.
  “Quạ mượn lông Công” là câu chỉ về những kẻ ỷ vào,dựa quyền vào kẻ khác để hống hách với đời.
   “Quạ nuôi Tu  Hú” để chỉ về những người làm việc mà không được kết quả nào,mà có lợi cho người khác.Câu nầy,ít nhiều đồng nghĩa với :"Kẻ ăn ốc,người đổ vỏ ".
  “Quạ kêu nam đáo nữ phòng, người dưng khác họ đem lòng nhớ thương “.
 Một câu nói có vần tưởng như một cách lưu ý,coi chừng (nhen) vô hại.
  Câu chuyện “Quạ quạ!Ăn khế trả vàng “ cũng có liên quan tới con Quạ.Đây là chuyện cổ tích đã tạo được ảnh hưởng sâu đậm tới tâm thức của người Việt mình nghe về cái tham liền với thâm !
   Một chuyện tình ở thiên cung ,Ngưu Lang -Chức Nữ chất chứa tràn đầy chia ly hòa với nước mắt của đôi uyên ương trong thần thoại cùng với nỗi buồn lây của thế nhân.
   Họ bị đày và mỗi năm chỉ gặp được một lần vào  tháng Bảy âm lịch với những cơn mưa dầm thúi đất,người đời gọi là mưa Ngâu.
   Quạ,theo truyện cổ tích được giao trọng trách làm cây cầu  Ô Thước (không vận ,nói theo ngôn ngữ bây giờ),từ đầu bên nây đến bên kia (!!!?) của dãy Ngân Hà để cho đôi tình nhân bước lên trên đó đi đến điểm hen  ngặp nhau.
    Đó là lý do để người Hoa,người Nhật,người Đại Hàn và người Việt cho rằng họ hàng nhà Quạ phải rụng lông đến sói đầu mỗi năm vào tháng Bảy mưa dầm !
 Người Pháp có câu ngạn ngữ :" Con quạ  màu đen nhưng không phải tất cả màu đen đều là con quạ."
 Một cuộc thí nghiệm nghiêm chỉnh cho ra kết quả là con Quạ có chỉ số thông minh khá cao so với các loại chim chóc khác .Nó có thể nói nếu được dạy,nó biết phân biệt người ghét bỏ,xô đuổi hay ném đất nó với người tử tế đối với nó.
  Nó biết "trả thù" bằng cách ...ĩa trên đầu người ghét bỏ xô đuổi nó .
  Quạ đi chậm,đầu xoay trái,phải liên tục để quan sát chung quanh và mỗi bước dài  làm cả nửa thân bên bước chân ấy nghiêng theo,có khi phần cuối của chót cánh xệ xuống làm như trong tư thế sẵn sàng để bay.Khi quan sát con Quạ đi như vừa mô tả,người ta nếu giàu óc tưởng tượng sẽ nhớ ngay hình ảnh kinh điển của loại phim Cowboy ,cái cảnh chờ đợi hai nhân vật quyết đấu một mất một còn với nhau.
 Dáng chậm,hai cùi chõ hơi co lên,đôi mắt đảo chậm nhưng liên tục :-Con quạ có cái tư thế...du côn đó.
  Cũng có thể,động tác di chuyễn của giống chim nầy  là một trong những lý do loài người luôn ác cảm,luôn dị ứng với chúng.
 Con Quạ,tự nó không thể có khả năng làm cho hay  đem đến xui rủi ,tai ương  chết chóc cho người.
 Còn cho rằng “điềm hay báo điều không lành “ cho nhà nào hoặc người nào bị nghe tiếng kêu của nó phải gánh lấy thương tật chết chóc,thì điều này cần phải suy xét lại.
   Đó chỉ là một nghi vấn bâng quơ và mãi mãi cũng chỉ là một sự nghi hoặc nhãm nhí của loài người.
  Bởi trong đời người ta,những sự trùng hợp của người,của sự việc giống y như được sắp xếp,được an bài từ trước cũng là những chuyện thường tình.Còn nếu như ban ngày một bầy Quạ đến những cây cối chung quanh nhà kêu õm tỏi,về đêm vài con chim Mèo,chim Cú kêu  rồi hôm sau hay vài ngày nữa có tin người chết từ xa hay người trong nhà bị rắn căn chết là nhất định đỗ riệt cho Quạ ,cho Cú rồi như chưa hết cơn giận dữ,phiền muộn  gặp ai cũng đều...truyền tụng là gia đình mình bị tai ương là do Cú do Quạ !
   Mà thói đời,nhất là những ai không chịu học hỏi,không chịu nghiền ngẫm,thích nói lại những điều kẻ khác nói thì không bao lâu sau,  câu chuyện vô lý cũng vượt ranh giới một vài căn nhà ra tới nhiều nơi khác để sẽ có người tin rồi đồn đại là thật !.
 Vì dị đoan nhiều người,trải qua nhiều thế hệ truyền tụng bằng miệng trên nói dưới nghe,ông bà cha mẹ đã nói thì đúng như định nghĩa,như quy luật cho nên người ta tin .
 Nhắm mắt tin mà không cần phải đặt câu hỏi có phải đúng như người ta đã nói không.
 Chính những định kiến sai lạc từ thời xa xưa mà,cho đến tận hôm nay  loài người vẫn còn bị chi phối bởi những hủ tục những dị giáo ,tà giáo  cùng những con người muốn nhân danh tôn giáo chỉ nhằm duy trì quyền lực để sai khiến ,để sách động những đầu óc cuồng tín theo sự lèo lái của mình hay đoàn thể mình.
  Ân Độ,quốc gia có hơn một tỉ dân,mỗi một năm cho ra trường hơn tám chục ngàn kỷ sư (thống kê cách đây mười năm ).
 Có rất nhiều tài năng trong số kỹ sư đó nhưng ngay tại quê nhà họ không có đất dụng võ !
 Hủ tục,mê tín,dị đoan,tà giáo..là những cản lực trầm trọng ngăn chận con đường tiến hóa của xứ sở rộng lớn như một lục địa nầy.

   Bồ Câu,biểu tượng của hòa binh,của an lạc.Một ước ao của nhân loại đã có từ lâu.Rất lâu !
                                                                         ***000***
  Không biết đã tự lúc nào,người ta biết được giống Bồ Câu thích ở những cái chuồng được khoét  nhiều lỗ hình tròn rồi phía ngoài sơn phết các loại mầu rực rỡ.
  Cho rằng chúng thích và khi chúng thích thì chủ của chuồng Bồ Câu đó sẽ được  lợi. 
  Chúng sẽ lôi kéo nhiều ..đồng loại khác đến !
 Người Việt có câu "-Lúa thóc tới đâu,Bồ Câu tới đó".Nếu đúng như vậy,giống chim nầy cũng bắt chước theo loài người -"Phù thịnh chớ không ai phù suy ,"
   Mà thiệt  và rất hợp với thực tế của cuộc đời.Không cần trở lại bên Tàu hay Việt Nam mình để bị mang tiếng là ăn cơm mới nói chuyện cũ :
  Tay đấm lừng danh Mike Tyson lúc đương thời mang đai vô địch võ sĩ hạng nặng bước ra một bước là cả bầy đàn em chầu rìa,lòng tong lục chốt,điếu đóm,quản lý với Ma na  gưa cả bầy..,
  Sau đôi ba lần bị thưa kiện về tội sờ mó,hiếp dâm...và giờ đây "đi sớm về khuya một mình" như câu nói hết sức buồn lòng của người Việt mình.
  Ngay cả con chim mà cũng thích chuồng đẹp với lúa thóc đầy dư của gia chủ huống hồ gì người.
  Bồ câu sống từng bầy,thích tung cánh bay đi  rồi trở về vị trí cũ một lượt .Những sợi dây điện chăng dài được giống chim nầy thích đậu,có khi dài cả trăm con.
  Bồ câu có đôi mắt được loài người khen tăng bằng nhiều kiểu cách -Đôi mắt bồ câu đen lay láy,tướng đi của loại chim nầy thoạt nhìn cứ tưởng như nó có gì gấp gáp cũng chỉ vì cả cái đầu với phần cổ chuyễn động cùng cái mõ  đi theo với từng bước xăm xăm tới hết sức linh động.
 Nhìn động tác  Bồ Câu đi và lúc cả bầy Bồ Câu cùng ăn ,người ta mới thấy điều tương phản ngay trong giống chim hiền lành nầy.
  Cách đi nhanh nhẹn làm cho người ta tưởng như khi gặp mồi nó sẽ nhanh lẹ đến độ dành giựt không nương nhau.
 Nhưng không,chúng mỗ ăn trong...vừa phải và hiếm khi tranh  nhau.Chúng sẵn sàng nhường cho nhau.
  Bồ Câu trong lịch sử đã từng đưa thư tình yêu,đưa thư cấp cứu,đưa thư truyền lệnh trong quân tình.
  Theo sử,Tướng Trần nguyên Hãn đã nhờ Bồ Câu đưa thư cầu viện cho chủ tướng lúc ấy là Lê Lợi.khi căn cứ của ông bị giặc Minh vây hãm,
  Ông Nguyễn Chích , vào thời nầy cũng là một nhân vật huấn luyện Bồ Câu đưa thư một cách điêu luyện,Sử rằng ,thân phụ của ông Chích là một tay nuôi và dạy chim rất hay.
                                                    Chim Cu Đất,thường đi tìm ăn có cặp.
         "Con gà nó ghét (nhau ,vì) tiếng gáy".Câu nầy gần như người Việt có nhiều người nghe.
  Nhưng,không phải chỉ có con gà nó ghét tiếng gáy của đồng loại đâu.So với Gà,chim Cu ít gáy hơn nhưng tiếng gáy của nó tạo cho người nghe cảm giác thích thú hơn tiến gáy của Gà trống .
 Vào những nơi thanh vắng,Cu gáy ,thường thì không quá năm lần ở một nơi.Tiếng chim Cu gáy cho người nghe một sự êm ái ,bình lặng mà không có một dấu hiệu nguy hiểm nào chung quanh khu vực đó.
Trong khi Cu trống gáy thì Cu mái lúc thúc gần đó kiếm ăn.
  Hiền hòa nhưng tiếng gáy của chim Cu ,trong âm thanh có nhiều khác biệt giữa  vùng sinh sống của Cu sở tại và Cu từ nới khác đến .Tiếng gáy của Cu vừa an hòa có lúc cánh cáo,báo hiệu cho Cu khu vực khác đến biết mà sớm rời đi.
  Hiếu hòa nhưng không kém quyết liệt là hai trạng thái có ở trong con chim Cu mà ở Bồ Câu người ta hiếm thấy.
 Cũng bởi phong cách mã thượng cương cường đó,cho nên giống Cu đã làm cho giống người phải cam chịu cái ngu thứ ba,mà cho tới giờ phút nầy cũng không mấy ai giải thích cho ra lẽ:
                                     "Ở đời có bốn cái ngu :
                                     "Làm mai,lãnh nợ,gác Cu,cầm chầu !"
 Chim Cu,tuy gần người nhưng cũng đã khó hiểu nó hơn là Chó ,Mèo,mà lại có những người lần mò vô các khu vườn,khu cây cối rậm rạp rất ít người lui tới để đặt con Cu mồi tuốt luốt trên ngọn dừa lảo hay một cây cổ thụ rồi thầm lặng không dám tằng hắng,cố nín từng cơn ho,mắt cứ nhìn chằm chặp lên ngọn cây,tai lắng nghe từng động tịnh ở trên cao để nghe ngóng tiếng con chim mồi của mình hót và tiếng "đáp lễ" lại của con Cu đang sống ở cuộc đất đó mà kẻ khác"dám " xâm nhập mà lại lớn lối gáy lớn õm tỏi nữa chứ .
 Phạm Huỳnh Ngân.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).