ĐỔI CHÁC.



 Trước khi phát minh ra tiền để định giá trị của món đồ , sản phẫm và công sức của một việc làm .
Thí dụ như một nãi chuối ,một đống lúa,một con heo...  là bao nhiêu nếu được qui thành tiền (đơn vị tiền tệ của xứ đó),cũng như một người dùng sức lực của chính mình đào một cái hố trong hai ngày sẽ được thanh toán với bao nhiêu con cá hay mấy con gà để trả công cho anh ta.
 Trước đó ,các loại vỏ sò,ốc có bề ngoài đẹp ,khó kiếm  và các thứ như ngà voi, sừng tê giác,nanh heo rừng...cũng đã được con người đem ra  nhằm trao đổi với nhau khi người có món nầy,kẻ có vật kia đem ra "định giá" (lẽ dĩ nhiên phải có sự đồng thuận của số đông người,giá trị của con ốc L.Tiên ấy mới đổi được ba trái bắp hay một trái dừa,một cái nanh heo rừng cong dài độ ngón tay cái thì giá trị của nó sẽ là bao nhiêu "bụm lúa" (hai bàn tay của người đàn ông dùng đong)...

    Thời kỳ đổi và đong đếm ấy không ai biết lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc bao lâu.
    Nhưng thói quen định giá ,đinh công, định kết quả "nhẫm" (tính rợ) ấy cho tới thời gian nầy,nó vẫn còn-Xem ra còn phát triễn mạnh hơn nữa...
                                                              ***0***
  Khi tôi biết nghe,hiểu được tiếng nói của người thân xung quanh trong gia đình,thỉnh thoảng nghe được câu nầy,có khi của chị,có khi của mẹ :
   -Nam mô ông Địa ,cho tui tìm được chiếc nhẫn ,tui cúng cho ông nãi chuối !
 Đó là ngôn ngữ cùng với cách sử dụng của người dân ở vùng đồng bằng sông Cữu Long.Nó mộc mạc ,vắn tắt đến độ ,nếu như có ông Địa ở đó mà ông ấy khó tánh chắc chắn sẽ bị ông ta bắt bẽ ,sao mà nói năng không khuôn phép đầu đuôi gì hết vậy.
  Theo trí nhớ của tôi,ông Địa, đúng danh xưng là chức vị Thổ Địa,tức là nhân vật của thế giới mà mắt thường của chúng ta không nhìn thấy được.
   Đó là một ông mặt tròn,bụng bự ,ở trần,miệng cười mặt vui ,tay cầm quạt ngồi bật ngữa ra sau trong tư thế thoãi mái,tự tại.
  "Ông Ta" là giới chức cõi khuất mặt có nhiệm vụ,có thẫm quyền coi sóc và quản trị cuộc đất trong cái nhà mà chính chúng ta đang cư trú.
  Bởi vây cho nên bạn để quên hay làm  mất cái đồng hồ Longine ở nhà bạn ,cho dù là kế bên chung vách,bạn cũng không thể ..bước sang nhà tôi mà khấn xin ông Địa của nhà tôi nhờ ổng đi tìm dùm.
  Ở chốn quê,ngoài mấy tiệm tạp hóa hay nhà thuốc Bắc trên chợ,người ta có thờ ông Địa.Riêng miệt quê,miệt vườn,miệt đồng áng ít thấy bàn thờ ông Địa,cho dù hai tiếng ông Địa vẫn thường được réo gọi.
                                                                ***0***
Sinh hoạt  loài người, loài thú  bắt đầu của một chu lỳ gần như là  một thói quen .Thói quen đó có thể giải thích là tâm sinh lý.Sinh lý ở đây được giải thích theo y học,thí dụ như ngáp ,vươn vai,đi tiểu tiện hoặc đánh rắm ...
   Ông Địa,ông Thần Tài,cây Đa với tàng lá che khuất một quãng trống ,rồi dưới gốc cây, chung quanh người ta đem những cà ràng,ông Táo (bếp lửa làm bằng đất nung) đã hư không còn dùng được nữa đem đến khúm núm khấn vái rồi để lại với gốc cây Đa.
 Cây cổ thụ  chằng chịt  cùng lùm bụi lâu ngày không được phát hoang cùng với những câu chuyện truyền khẩu "do người ta kể".Cây Đa, với hàng chục  sợi dây từ trên thòng xuống mà khi xưa bầy trẻ nghịch ngợm hay tụ tập đánh đu với đủ những trò chơi ngày càng thanh vắng sau khi có một tai nạn gây ra cái chết một đứa trẻ .
   Hồn oan đứa nhỏ chết vì đánh đu trợt tay linh thiêng ?.
   Những chân bếp của dân trong ấp đem tới...trở nên có hồn nghe được lời cầu khẫn và cây Đa cũng linh theo lời đồn kèm theo sự khuếch đại của người dân đầu ấp,cuối thôn ?
   Chung quanh gốc cây đa trở thành địa điễm khói nhang,giấy tiền vàng bạc cùng với không biết bao nhiêu lời cầu xin cao vọng như nhà cao cửa rộng hay xin cho  mấy đứa nhỏ nó có đủ những bữa cơm no nê ..
    Người ta đặt kỳ vọng lẫn trọng vọng quá nhiều  nơi một cây Đa đến độ ông già bà cả mỗi lần đi ngang cũng  dở nón,tháo khăn ra cúi đầu kính cẩn.
    Đôi lúc người trong thôn xóm có việc bất đồng với nhau đưa tới gốc đa mà thề thốt phân bua !
                                                           ***0***
     Nếu nói hầu hết phật tử đến chốn thiền môn để chiêm ngưỡng các tượng được những nghệ nhân đưa hết tâm ý tạo nên khuôn mặt của Phật vừa uy nghiêm vừa hòa ái để khi người tín đồ ở bước đầu sơ cơ nhìn vào cảm nhận được sự an lạc,rồi nương theo sự thanh thoát tự tại của một bậc "là Phật đã thành." để người ấy giữ chặt lấy các hình tượng ấy trong đầu óc,để hình dung khuôn mặt,nụ cười ấy mà tu tập cho những lần về sau.
     Đây có thể thí dụ như khi xưa,trước khi tập viết,chúng ta đây ,ai ai cũng phải "tập đồ" những hàng chữ của người khác viết  rồi tự mình mới nắn nót đưa đầu viết chì theo.
   Tượng của tôn giáo nào khởi đầu cũng ảnh hưỡng đến tín đồ một cách sâu đậm,có những tượng ,hình theo trong tâm não của người mộ đạo cả cuộc đời.
                                                              ***0***
     Đức Thế Tôn đã có nhiều lần nói cho chúng đệ tử cùng nhân loại rằng ngài đến cõi trần nầy để chỉ dẫn cho loài người con đường ,rồi họ tự thực hành để giải thoát khỏi những trầm luân,khổ ải của kiếp người.
     Ngài không hề nói rằng Ngài sẽ dùng quyền năng để cứu,để giúp cho nhân loại  ra khỏi bể khổ,ra khỏi đớn đau của cuộc đời ô trược  được.
      Ngài tự tu tập,tự vượt qua những gian truân khổ hạnh để giác ngộ và,với lòng yêu thương chúng sanh,ngài muốn cho ai cũng được giống như Ngài (Nguyên văn :- "Ta là Phật đã thành,chúng sanh là Phật sẽ thành".)
    Tất nhiên,muốn được là Phật của tương lai,những ai đã nhận được lời  ấy phải tự học rồi thực hành theo sự chỉ dẫn mới có cơ hội thành tựu được.
    Rất tiếc,đa số con người làm biếng học mà muốn người ta thi (dùm) đậu cho mình !!
                                                                ***0***
    Chắc chắn không có một đấng Thiêng Liêng nào chịu ra tay cứu độ một người trước đó không lâu đã đánh đập khảo của rồi cướp nhà một bà lảo,Sau đó ,để cho chắc ăn lại giết chết nạn nhân cùng với đứa trẻ nhỏ để phi tang .Khi có người tri hô nên bị cảnh sát rượt đuổi rồi khấn vái tứ phương kêu xin trời phật cứu giúp cho nạn khỏi tai qua !
   Nhân và quả là một chân lý.
   Chân lý ấy khoa học ,có chứng minh được.
   Nếu nói ở những tinh cầu khác,chưa ai biết nhưng ở quả địa cầu nầy,chúng ta gieo hạt Khổ qua xuống đất thì chắc chắn sẽ không bao giờ nó mọc lên cây Mít được !
  Và nếu,đó là một chân lý chứng minh được thì cái gã bất lương trên đây nếu như có chạy thoát được lần săn đuổi khít khao đó thì y ta sẽ vẫn phải đền tội ác mà y ta đã làm vào một lúc khác.
  Ở đây,chúng ta đã không hề thấy có sự "can thiệp" nào của các vị thần linh cõi trên như Phật,thánh,tiên vốn là những vị luôn được loài người liền miệng khẩn cầu,van xin.
   Không ai dám phạm thương nói rằng những vị ấy không "linh".
   Mà,tại vì cái tên sát nhân kia trong tâm của hắn ta "Muốn" như vậy.Hắn làm theo sự suy nghĩ của óc rồi ,từ óc,một trung tâm điều khiễn tay chân .

Tay ,nhận lệnh của óc và hành động của hắn ta chỉ là kết quả  mệnh lệnh của óc của chính hắn ta.
    Bộ Óc điều khiễn hành động cướp của giết người kia cùng toàn bộ con người của hắn ta đương nhiên phải chịu liên đới trách nhiệm hành vi mà đương sự đã làm.
                                                                   ***0***
  Nếu nói hai tiếng trách nhiệm của lời nói, của việc làm  từng mỗi cá nhân thì con người hưỡng thành quả từ sự chăm chỉ siêng cần  hay thất bại thua thiệt do biếng nhác  thì đó là do chính họ chứ không phải một vị khuất mặt ở cõi nào tạo nên thành bại,được thua cho con người ấy được.
  Điều nầy,nó hoàn toàn đi nghịch lại giáo lý  của đức Phật,mà tiếc thay,đã không biết từ lúc nào người ta đến chùa chỉ có số ít nghe lời dạy của Phật rằng,làm lành lánh dữ,yêu thương giúp đỡ tha nhân,thương yêu muôn loài vạn vật,cứu giúp chúng sanh trong lúc họ sa cơ lỡ vận,không tham lam của người,không tà dâm dối trá,tránh sát sanh hại vật,không buông lời độc ác,vọng ngôn sáo ngữ...
  Đến chùa,lại có không ít người chọn chùa nầy phật "linh" chùa kia phật không linh nữa !
  Đến chùa để cầu xin,không phải cầu xin cho quốc thái dân an mà cầu xin những điều lợi lộc cho bản thân mình,cho gia đình mình với thật nhiều "Xin Phật cho con" bằng điệp khúc dài lê thê.
  Như cảm thấy,mình xin nơi Phật nhiều quá mà không có gì cho nó có qua có lại,loài người lại đem cái bản tính "đổi chác"nằm yên trong óc trải qua hàng mấy ngàn năm ra áp dụng với quý Đức Phật đã thành, vốn không còn cần dùng đến những món  đồ những sản vật mà loài người coi là trân quý.
   Họ tự đề nghị,tự ra giá một cuộc trao đổi với Phật !
   Ở đây, các đấng thiêng liêng mặc nhiên ở bên phía có thể  có khả năng ban phát nhưng lại không có tiếng nói trong cuộc "Mặc cả"/"Trả giá"/ "Thương lượng".Chỉ có người xin xỏ,người khẩn cầu ra giá theo ý họ muốn.
   Vậy,nếu như kết luận sự gian đã có trong con người rồi.Kể cả với Phật Trời,Thần Thánh họ cũng muốn đứng kèo trên,muốn đắc lợi theo ý họ muốn và các đấng chỉ có việc "phải nhận" mà thôi !
   Lẽ dĩ nhiên,Phật không bao giờ câu chấp những đề nghị đổi chác của những phàm nhân kia.
  Vấn đề là,công bằng mà nói,đó là hành động của một kẻ vô minh vô tình hạ thấp một đấng cao trọng mà mình đang xì sụp lạy vái.
  Rất nhiều trường hợp,Phật tử đến chùa,lên chánh điện sụp lạy rồi tự ra điều kiện trao đổi với tượng Phật:
 -Nam mô A di đà Phật,xin Phật cứu con lần này,con nguyện sẽ xuống tóc và ăn chay một tháng mười ngày.
   Cho dù đức Phật chưa cho thấy dấu hiệu nào là Ngài có đồng ý thỏa mãn lời cầu xin của ông (bà)ta hay chưa,người xin xỏ đã ra ngay điều kiện trao đổi…một chiều.Bất kể đấng bề trên có ưng thuận hay không .
Thứ nữa,việc ông hay bà cạo đầu ăn chay chắc cũng không làm cho cõi Niết bàn xinh đẹp hơn hay vui vẻ hơn.Bởi đó vốn là một nơi không hề có sự ô nhiễm,phiền toái nào của cõi trần gian chàng ràng đến gần được!
  Và vật chất?
  Một tượng Phật bằng ngọc thạch ?
  Một cái đại hồng chung mỗi khi dọng lên có âm thanh vang xa tới một cây số nhằm để cảnh tỉnh chúng sanh đang còng trong cơn mê muội .
   Liệu tiếng chuông chùa thanh thoát tiêu diêu ấy có đủ sức lôi cuốn những con người còn đầy những sân si ,ô trược mà trong đầu chất chứa toàn những mưu ma,chước quỹ,lập mưu sắp kế để hơn người chắng?
   Nhưng,với thiện tâm,vị phật tử cúng dường cửa chùa đại hồng chung kia nếu không mưu sự đổi chác thì đó là một vật cúng dường tuyệt hảo và đầy ý nghĩa .
  Một tòa sen cho tương Phật bà Quan Thế Âm nếu như ..."Cho con thắng được gói thầu lần nầy..."
   Đó chỉ là vật chật.
   Vật chất,vốn không hề làm cho con người thoát vòng lục đạo .
    Vật chất cũng nhất định không thể "câu kéo" những vị Phật từ cõi cao xa nào đó lục tục tuột xuống trần gian chiêm ngưỡng hay thụ hưỡng !
  Phật giáo vốn nhiều lần nhấn mạnh,thế gian nầy là cõi tạm và hết thẫy vật chất ,kể cả tấm thân tứ đại nầy nữa cũng là hữu hạn cũng là vô thường.
  Chỉ có linh hồn của con người là trường tồn là bất biến mà thôi.Thì những gỗ,sắt ,xi măng,thạch cao,đất sét nó sẽ là cái gì khi đem so,đem ướm tặng biếu cho những bậc đã biết rằng đó chỉ là những vật phù du trong cõi phù sinh ?
   Với suy nghĩ  hẹp như vậy nếu lấy câu nói của Kim Dung ra:-“Lấy dạ của đứa tiểu nhân ra mà đo lòng người quân tử “thì e rằng có ai đó phiền lòng chăng ?
   Cuộc đổi chác của Người với các đấng Thiêng liêng ngày càng gia tăng và kèm theo vói thói ỷ lại nơi (những vị không thấy) ngày càng gia tăng.Điều nầy lại làm cho tỉ lệ con người tôn thờ sắc tướng ngày càng nhiều thêm
   Cũng vì lẽ đó,tâm đạo,chân đạo đúng nghĩa ngày càng xa rời con người.Người ta tôn thờ sắc tướng.Người ta ảo tưởng rằng một tượng Phật càng nặng,càng to lớn được đặt trên đỉnh núi cao chót vót nào đó lại càng linh thiêng.Điều nầy,là cho người ta chợt nhớ  một doanh gia ở nước Úc có sáng kiến tạo nên tượng Phật Ngọc rồi đưa tượng nầy đi chu du nhiều nơi nhăm mục đích kinh doanh.
    Thái tử Sĩ đạt Ta,trước khi dừng chân lại dưới cội Bồ Đề,ông đã tầm đạo nhiều nơi,khắp chốn.Ông theo,ông thử,ông thất bại có những lúc ê chề.Ông bị bầm dập tới ngất ngư trên con đường tìm chân lý một cách rốt ráo để cho việc đầu tiên là ông giải thoát cho kỳ được chính bản thân của ông mà không cần một quyền lực,một thế lực nào phò trợ.
   Và,những lời dạy của Ông sau khi khổ hạnh tọa thiền trong 49 ngày nó đã trở thành những giáo huấn của minh mẫn mà trong chúng ta đây,ai ai cũng có thể thực hành được.Và,nếu như chúng ta không đạt được đại ngộ như ngài thì ít nhất cũng gần phân nửa  loài người của thế giới nầy được an bình.
 Phạm huỳnh Ngân.
Email:pham.h.ngan@gmail.com 



  
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).