HỌA PHƯỚC KỀ NHAU.


Người ta thường tự thán rằng mình là người xui xẽo,người không may,người có số đen và ,có đôi khi phàn nàn mình "bị" ông trời đày hoăc văn hoa kèm chút thi vị ,rằng tôi ra đời với vì sao xấu !

                                    Ảnh trên là "Bản Tướng mạo quân vụ" của thương phế binh Lê hữu Tình.

                                   Dưới là ảnh của Trung sĩ Tình với hai mắt bị mù hoàn toàn cùng với hai cánh tay cũng không còn.Người chiến binh nầy đã trở thành phế nhân sống bên lề cuộc chiến với  một trăm phần trăm tiền lương,cho đến 30 tháng Tư /1975 thì hoàn toàn trông chờ từ tình thương của đồng loại cũng như lê lết xin ăn.

                                                                       *****

   Bất hạnh,cho dù với mức độ nào đi nữa của kiếp nhân sinh mà,thường hễ đã làm người ai cũng phải bị ít hay nhiều lần, nếu như nhẹ rồi lướt qua hay nặng sẽ bị đeo dính vĩnh viễn cho đến hết phần đời còn lại.

                                                                   ooo0ooo

Kính  bái vong linh Trung sĩ  Lê hữu Tình,,Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 46 sư đoàn 25 BB QL.VNCH. Số quân 68/103.170 ,nhập ngủ 23.03.1966,bị thương 12/06/1969, giải ngũ 17/02/1971.

Trước hết ,xin phép anh cho tôi được đưa lên đây những dữ kiện chính xác về thương tật cùng hoàn cảnh sống của anh cho đến ngày anh hoàn tất "Đoạn đường chiến binh" do  nhà binh đã bắt buộc mọi mọi người lính  phải trãi qua ,và riêng anh đã bị cả ngàn điều khổ hơn những đồng đội khác .

  Người xưa vẫn hay  thường dùng câu"Quốc gia hưng vong,thất phu hữu trách " để nói, để giáo dục con người ,nhất là thanh niên,giới trẻ  luôn được đề cao là thành phần rường cột của quốc gia.

  Và khi,đất nước của những người trai trẻ ấy bị ngoại xâm thì,khó có lý do nào để họ thối thác bổn phận làm trai do núi sông giao phó.

   Qua bàn Tướng Mạo Quân Vụ của chiến hữu,tôi cũng được biết là anh đã tình nguyện đầu quân chứ không chần chờ ai nhắc nhỡ.

    Tôi tin chắc,sau ngày 16 tháng 06 năm 1969 ấy cho tới khi anh ra hội đồng giám định y khoa để xem xét thương tật hầu quyết định cho anh còn tiếp tục,cho giải ngủ và giải ngủ kèm theo cấp độ tàn phế cỡ nào, thì khi anh xuất hiện trước quý vị bác sĩ đó,không một ai cầm lòng xúc động được cũng như khó có ai chần chừ làm chậm tiến trình xuất ngũ của anh được.

     Bởi thương tật của anh quá nặng .

      Nặng hơn rất nhiều chiến binh khác.

    Anh đã dâng  hai đôi mắt cùng với hai cánh tay cho sự tự do của 17 triệu đồng bào miền Nam ruột thịt của anh.

  Cám ơn anh Tình ,một đàn anh trong tuổi lính ,cho dù đã  muộn!

   Kể cả tôi nữa,một người lính nhưng đem so với gian khổ,với mất mát của anh,thì không có một chút nghĩa lý gì hết.

 Bầu trời bao la,vũ trụ vô tận chẵng cùng,mong linh hồn anh giờ đây được thong dong không còn làm kiếp con người ở địa ngục trần gian sau ngày miền Nam đổi đời cho đến khi thân xác anh đã trở về với cát bụi.

                                                                ooo0ooo

 Chánh phủ của miền Nam tự do đã được hàng triệu thanh niên như anh Tình cùng chung vai ,đâu sức nhằm chống trả những trận chiến liên miên do Cộng Sản Bắc Việt và cả khối CS quốc tế, ngày đêm liên hoàn sắp xếp từ những mặt trận với bom đạn ở rừng núi,đồng bằng,thành thị khắp lãnh thổ VNCH cho đến tận phòng khách của  các quốc gia đồng minh cửa miền Nam tự do bằng phương tiện truyền thông chứa đầy những tuyên truyền gian dối, một chiều,chỉ nhằm đem lai lợi ích tối đa cho phía họ.

 Những người đưa thân giúp nước không oán than chế độ  mà họ ngày đêm phục vụ nhưng,những đãi ngộ của chính phủ được cho là không công bằng ,kém tế nhị một cách tối thiểu với những thương binh,những người đã mất mát quá nhiều cho đất nước.

  Đối với Quân đội,khi một quân nhân giải ngủ ,thì trách nhiệm của bộ Quốc Phòng  về người đó xem như xong.Phần kế kiếp do Bộ Thương Binh Xã Hội tiếp tục đảm trách.

  Nhiệm vụ của bộ nầy là chăm sóc,lo liệu chu đáo phần quyền lợi hưu bổng sao cho đúng kỳ ,kịp lúc phát lương cho những thương binh và gia đình của họ sống được hằng tháng.

   Vậy thôi!

Tương lai sẽ như thế nào cho những người được phân loại,được giám định mức độ tàn phá thân thể và khả năng làm việc là bao nhiêu phần trăm ,sau khi họ chính thức bước ra khỉ ngưỡng của quân đội là một đoạn đường dài rất cần phải quan tâm ,mà thời ấy những giới chức có trách nhiệm lơi là.

                                                                ooo0ooo

    Có một thời,người Việt  ưu tư về tinh trạng chiến tranh của đất nước nghĩ rằng,đó là một cuộc chiến không có hồi kết nhưng cũng không mấy ai dám công khai  dùng hai tiếng bất tận,cho dù người dân được quyền nói.

   Chánh phủ VNCH ban hành luật Chiêu Hồi với nhiều lý do cao đẹp.

 Luật nầy,có một điễm đáng hoan nghênh là những người trở về với Quốc Gia,được gọi là Hồi  Chánh Viên.

   Họ được cấp giấy tờ hợp lệ,gia đình và cá nhân họ được hội nhập trở lại đời sống như bao công dân khác,và,đặc biệt hơn nữa là nhà cầm quyền các đia phương phải lập cho họ một làng.Được gọi là làng chiêu hồi .

 Những người theo phe đối nghịch trước đây,bỗng chốc có nhà cửa để chuẫn bị  cuộc sống mới,cho dù bằng những tiện nghi tối thiểu,song họ cũng an tâm rằng chung quanh lẫn đàng sau lưng của họ có những chiến binh VNCH hết lòng che chỡ  bất luận ngày đêm để an lành mưu sinh.

   Cũng cùng lúc ấy, ngoài mặt trận ,từ tuyến đầu cực Bắc ,sát vĩ tuyến 17 không xa cây cầ Hiền Lương,trên sông Bến Hải  cho đến tận cùng phía cựcNam của đất nước quân đội CS Bắc Việt gia tăng cường độ chiến tranh bằng những trận đánh qui mô,ngày càng khốc liệt .

   Khi mặt trận với những súng đan tân tiến hơn,số lượng sử dụng nhiều hơn thì con số chiến binh của cả hai bên càng bị loại khỏi vòng chiến với thương tật và chết chóc nhiều hơn.

  Không một ai biết được số lượng thương vong của những  cán binh  đoàn quân xâm lược nhưng ai cũng thấy,ai cũng biết số lượng ấy ngày càng gia tăng ở miền Nam VN.

  Trợ cấp,đền bù bằng những con số cố định trong khi hằng tháng người ta ai cũng biết vật giá gia tăng đến độ quan ngại.
  Những Thương Binh VNCH lại một lần nữa phải bằng mọi cách lương thiện mưu sinh để tồn tại kèm theo với số tiền căn bản chỉ mong sống cho hết đoạn chót của cuộc đời bất hạnh.

  Nhưng,những người tàn tật kia không có được cái may mắn là chánh phủ của họ không hề nghĩ đến những "Làng Phế Binh" cho hàng trăm ngàn người đã đáp lời sông núi,rồi bỏ một phần thân thể ngoia2 chiến trường có được một chốn dung thân.

  Làng Phế Binh,như những cựu thù giờ đây đang được hưỡng !

 Nhưng câu nói "Họa vô đơn chí" không sai với họ là ngày trời sập đổi đời 30 tháng 04,1975 đem tai họa đến cho cả cái miền Nam nhưng thương phế binh của chế độ bị tiêu vong lại phải trân mình gánh chịu hết không biết bao nhiêu khó khăn,gian khổ ,tủi nhục của những người thất trận !

                                                         ooo0ooo

  Định mệnh khắc nghiệt không phải chỉ nhắm ngay cưu trung sĩ Tình mà trước và sau anh,thế giói ngày nay đã có không biết cơ man nào những người...chết không được và sống thật khó nuôi !

  Họ phải sống,dù biết đó là kiếp sống thừa,kiếp sống chỉ để chờ ngày nhắm mắt lìa đời.

 Khi đến điễm nầy, tôi,người đang nghiền ngẫm họa phúc nơi một vài người trong xã hội mình biết được,tôi lại lan man nhớ đến một câu rất bình thường mà mẹ hiền của tôi vẫn thường nói  trong những khi  gặp khó khăn trở ngại của cuộc đời :

    - Con à ! Ở đâu cũng có người ta với mình nhen con .

  Lúc đầu tôi chưa được hiểu cho lắm ,cho tới khi trưởng thành bước vào quân ngũ và,từ đó cho tới hơn nửa thế kỷ sau, tôi mới thấy rằng lời của một bà già mộc mạc,chữ nghĩa không nhiều mà lại đúng vô cùng.

   Ngày nhập ngũ vào nhà binh đã có người vô trước mình.

  Ngày bị vô tù có  tù đàn anh trong đó chờ sẳn rồi chốc nữa đây có tù tay em vô tới...

  Kể cả vượt biên cũng có bạn có ta !

   Ngay cả bệnh tật,cũng có người đồng bệnh với mình.Có khi mình nặng hơn người thì chợt nhìn lại cũng có hàng khối người trầm trọng hơn mình.Cho nên,người mất hết hai con mắt  như trung sĩ Tình sẽ ước ao phải chi mình ...còn được một con mắt thì hay biết là bao!

   Và,hễ là con người,ra đời đầy đủ tay chân ,mắt mũi mà mất đi một phần nào đó đã là khổ,Huống hồ gì,có người cụt hai chân và mù cả hai con mắt thì,trời ơi !

  Sao có những bật hạnh kề bên sự tận cùng vậy ?

Cho nên,theo tôi,cuộc chiến tàn khốc do miền Bắc tạo ra đã để lại trong đất nước sau ngày tàn cuộc chiến ,không biết khắp hai miền đất nước đã có bao nhiêu người đau khổ bằng hay hơn  như chiến sĩ Lê hữu Tình nữa ?

  *****

  Một lá thư kêu cứu chót của TPB Lê hữu Tình ngày 27/04/2005 cho biết tinh trạng của anh  cùng với người mẹ 84 tuổi,bị tê liệt,người chị 64 bênh  nặng.

 Lê hữu Tình.

Điện thoại 072-371-4019 hoặ 0163-303-0340  số 84 Tổ 8,khu pho611A,Thị trấn Cần Đước,huyện Cần Đước tỉnh Long An.

 Phạm huỳnh Ngân.

email :thienvovi@yahoo.com


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).