ÁC KHẨU-THIỆN NGÔN.

Đức thánh Hưng Đạo vương Trần quốc Tuấn,một danh tướng người Việt.Ngoài tài thao lược,người còn có nhiều đức tánh cao thượng hơn người khác.
"Bệ hạ hãy chém tôi trước khi hàng.",được xem là một lời nói với kết quả hay nhất muôn thời của không riêng triều đại nhà Trần mà là cho cả dân tộc Việt.

Ý tưởng trong óc là điễm xuất phát của lời nói.Trong nhiều người và nhiều trường hợp,ý nghĩ đó nằm lâu lắm ở trong óc,sau khi đã được nghiền ngẫm,so đo,cân nhắc lời nói mới "được lệnh" từ óc xuống dây thanh quản thoát qua cuống họng,miệng lưỡi và môi mới thi hành,tức là ,lúc ấy tiếng nói của con người mới thoát ra ngoài.

Như vậy,khi chúng ta nói càng nhiều,càng nhanh thì chu kỳ vận hành của lời nói càng làm cho óc phải làm việc bén nhạy với mức độ chính xác cao hơn,nếu như người nói ra là một người đắn đo,cân nhắc với ý tứ hẵn hòi.

 Người xưa đã dùng nhiều câu làm chuẫn mực dạy cho hậu thế về nói với ý tứ của từng lời ,từng câu :

 "Trước khi nói,phải uốn lưỡi bảy lần."

 "Lời nói không mất tiền mua,lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ."

 "Nhất ngôn ký xuất,tứ mã nan truy ( Một lời đã nói,bốn ngựa khó theo )!"

 "Trăm năm bia đá thì mòn ,ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ."....

Như vậy,lời nói từ  'cửa miệng' phát ra ,nó không phải là cung tên,gươm dáo nhưng sức tàn hại của nó có thể so sánh ngang với bất kỳ loại vũ khí nào tân tiến nhất  mà loài người sở hữu được.

Nếu không quá lời, ngôn ngữ  có thể gầy dựng nên một cơ đồ hay làm bại hoại một đất nước.

Sử Việt cho thấy,hai nhân vật tiêu biểu cho nhà Trần đã dùng lời nói và ảnh hưởng của những lời ấy cùng với hệ lụy của nó còn kéo dài với thời gian,không phải riêng cho một họ,một nước mà còn trăm họ khác nữa.

 Sử chép,có lần  Thủ Độ đi ngang qua trước cửa chùa thấy Huệ Tông (Nhà Lý) ngồi xổm nhổ cỏ,Độ nói  :-"Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rể sâu ."

 Đoạn đối thoại ngắn ấy,có thể được xem như cây đinh cuối đóng vào chiếc quan tài chuyên chở triều đại nhà Lý.Một trong bốn triều đại lẫy lừng của Việt Nam :Đinh-Lê-Trần -Lý !

 Thinh ,suy vốn là lẽ thường của loài người .Thế nhưng,một câu nói hung tợn đầy hàm chứa đe dọa lẫn thúc giục  đúng lúc,nó làm gia tốc thêm sự cáo chung của một vương triều.

  Tru di tam tộc nó gần như đồng nghĩa với rượt tận,giết sạch những ai mang họ Lý mà mới vừa đây hãy còn đầy đủ với những áo,mảo cân đai .

 Một triều đại lừng lẫy,đến lúc suy tàn,không biết bao nhiêu nhân mạng đã bị tàn sát,một số trốn thoát được phải thay tên ,đổi họ rời xa nguyên quán sống cho qua ngày ,đoạn tháng.

   

                                                               o0o

  Kinh Dịch là một trong tứ thư,ngũ kinh lừng danh của nước Tàu cổ đại,luôn lập luận (một cách hàng đôi ) rằng trong âm có dương,trong cực thịnh đã có sẵn mầm suy âm thầm đâu đó,trong cơn nguy tột cùng cũng vẫn có sự sống quanh quất  chờn vờn ..

 Cũng không chỉ riêng bộ Kinh Dịch của Trung Hoa mới lập luận,mới triễn khai nguyên lý âm dương,thịnh suy,lành dữ của con người và muôn loài cùng với định luật hợp tan của đất trời,mà người Nhật cũng thấu đáo lý lẽ âm dương nữa.

 Kinh nghiệm sống thực tế từ dân gian,loài người đã thu thập theo chiều dài tiến hóa kể từ ngày có mặt trên trái đất.Một trong những bài thực tập thật khó vượt qua để sinh tồn là phải xông vào nơi chết để tìm,để bắt gặp ,để còn sống .Từ những chiến binh ngoài mặt trận,cho dù trở lực trước mặt đến cỡ nào cũng phải tiến lên,cho dù tàn sát những người mà mình không hề thù oán.

  Cho nên,kinh qua nhiều truyện kể về những cuộc chiến chinh,những cuộc thanh trừng giết chóc càn bừa một cách không cần nghĩ suy và không hề có một chút mũi lòng thương cảm.Trong  "Đông Châu liệt quốc",Ngô Khởi ,nhân vật có danh hiệu sát thê cầu tướng,trong một lần tấn công rồi chiếm được thành.

  Với số lượng hàng binh trong thành quá nhiều nếu so với đoàn quân chiến thắng.Trong đêm,một mưu sĩ bẫm báo sự thật đó,Ngô Khởi với bản tính hiếu sát cọng thêm với đa nghi đã hạ lệnh giết sạch tám chục vạn (?) hàng quân !

  Một ý nghĩ,tượng thành lời nói đã biến những chiến binh thất trận kia lầy lội trong con sông máu !.

0oo

 Ham sống là quyền tự nhiên và thiêng liêng của muôn loài ,vạn vật mà,hai câu chuyện cầu sống,cho dù người hay vật đều tác động tới  sự suy nghĩ và hành xử.Câu chuyện gia tộc họ Lý bị giết gần như sạch chỉ còn hoàng tử Lý long Tường cùng với bầu đoàn thê tử ra biển dong buồm chạy chết,để rồi đế được đất nước xa mờ Cao Ly,phương Bắc.

  Ông đã sống.

   Ông đã tạo ra bình an cho đất nước đã mở rộng vòng tay ra đón nhận ông.

 Câu chuyện con mèo xông thẳng vào một bó đuốc để không bị chết ,cho dù phải bị phỏng,bị cháy lông cháy râu là một điễn hình :

     Thường ở thôn quê,người ta dùng đất sét đấp thành một cái 'lò' với chiều cao độ hơn ba tấc ,vòng tròn ,chỉ chừa lại  'cửa lò' bằng  hai phần mười vòng tròn cái lò dùng để chụm củi.Luc nào,sau khi nấu xong những thanh củi sẽ tàn rồi thành tro.Giống mèo thích tìm nơi trở ấm để ngủ.

   Cho đến một lúc bất chợt người ta nhóm lửa với một bó lá dừa cháy nóng rực từ ngoài của lò đưa thẳng vào .

    Con mèo phản xạ như mũi tên lìa khỏi cây cung phóng trực tiếp ngay bó lửa để giữ mạng.Nó chỉ có một cách và một cách đó để không bị chết mà thôi !

o00o

    Từa tựa như nhiều lần thay ngôi,đổi chủ những vương triều bên Tàu cũng như nước mình,các cuộc tàn sát,truy bức,săn đuổi những người đã hết rồi  thời quyền bính trong tay, với sau cùng là những con sông máu với hàng núi xương người

    Nhà Trần,qua nhân vật tạo dựng,gầy lên Trần thủ Độ cũng không khác thói tật diệt trừ hậu hoạn,cho nên những cái chết đau đớn bị phủ chụp lên hoàng tộc họ Lý cũng là lẽ ...tất nhiên vào cái thời của kẻ được làm vua và,thua là giặc ! 

    o00o

Nếu người ta không quên câu nói nổ cỏ tận gốc của quôc sư  Thủ Độ thì bất kỳ sử gia nào nào cũng không được phép quên câu nói 'để đời' của đức thánh Trần hưng Đạo .

  Sử chép :

"...Trong tình cảnh nguy khốn,thượng hoàng Thánh Tông lo ngại,vờ hỏi Hưng Đạo vương có nên hàng (giặc) không.Ông khẳng khái trả lời :

 "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng ! ."

 Nếu như cho vì  nhờ câu nói  ấy của Hưng Đạo vương Trần quốc Tuấn trong cơn nguy hiễm đến sinh mạng của cả chúa lẫn tôi mà từ vua tới dân đời nhà Trần đã đánh bại đoàn quân xâm lược đến ba lần,thì quả đó là câu thánh ngôn  được nói ra với cả tấm lòng của người yêu nước đến tột độ.

   Thiện ngôn!

Một câu vắn tắt như vậy mà sức mạnh của nó đã lèo lái đất nước thoát vòng nô lệ do giặc Mông Cổ tròng lên dân tộc Việt không biết là bao lâu.

 Đức thánh Trần,trong khí khái của một bậc dũng tướng đã phát ngôn đúng lúc để rồi từ hùng khí đó mới lan truyền cho  tướng sĩ của triều đính cho đến người dân thường thôn dã.

  Từ chiến tranh chính trị cho đến binh pháp được xem như hoàn hảo,khó có ai mong tìm được một vị tướng nào khác so sánh bằng với thánh Trần được

 o000o

Hai câu nói từ một triều đại,đã chứng minh lời nói của con người hết sức hệ trọng.

Chỉ một lời khích lệ có thể kích thích cho một người mặc cảm thua thiệt ,yếu kém đứng thẳng người vươn lên tạo nên những kỳ tích hiễn hách.

Với dăm ba câu chê bai,dè bĩu của người thân,của bằng hữu có thể (vẫn thường có)là cho một kẻ phàm tục lên cơn tức giận gây ra những sự việc mà hậu quả rất khó lường.

 Cũng có câu :(xin lỗi quên mất xuất xứ )" Một lời nói tử tế có thể làm cho người ta ấm lòng...suốt cả một mùa đông !"

 Buồn thay!

Nếu như có cuôc thông kê chi tiết,nhất định trên thế gian nầy những lời nói ác,nói xách mé,nói xa nói gần,nói đánh đầu đánh cổ...của người nầy chụp tròng lên người khác xem bộ có tỉ lệ cao hơn những lời thiện lành dành cho mọi người chung quanh.

    Muốn kiểm chứng?

  Rất dễ,chỉ cần xách túi đi ra chợ,nhất là buổi sáng thì sẽ biết những lời cay nghiệt của người bán hàng như thế nào,nếu như (Có khi chỉ dừng bước chậm lại nhìn)mà khồng...trả giá một tiếng nào hết !!

  Những sách giáo hóa về phương diện tâm linh chứng minh được rằng,một con người với tâm lành,tâm an lạc ra ngoài xã hội giao tiếp với mọi người chung quanh bằng nụ cười tự tại cùng với những lời nói thiện lành ,nhân hậu sẽ nhận được những điều tốt đẹp từ chung quanh đáp trả hơn là một khuôn mặt hầm hứ,sẵn sàng chữi mắng hơn thua với những đối tượng mà y ta giao tiếp.

 Cũng có thể ,đó là lý do ,mà ở Việt Nam mình,ngày đầy tháng của một đứa trẻ thơ đã từng được các bậc ông bà cha mẹ của nó hết sức cung kính,hết sức tề chỉnh khi khấn vái trước bàn thờ lộ thiên :

   -" Con cầu xin Mười hai Mụ Bà,Mười Ba đức Thầy cho (con-cháu..) của con....lớn lên nó mở miệng nói làm sao cho quan yêu,dân chuộng .....!"

 Rỏ ràng từ ngàn xưa,tổ tiên của chúng ta đã thấy,đã biết lời nói của họ và con cháu họ hệ trọng đến như thế nào đối với xã hội chung quanh.

  Nhân loại,tính cho đến giờ phút nầy,máu đã chảy thành sông cũng bắt nguồn từ những lời ác do người có quyền bính thốt ra.

  Nhân loại cũng nhờ những lời lành từ các đấng giáo chủ của những chánh giáo ban ra để giáo hóa con  người bằng hàng vạn ngôn từ yêu thương cảm mến với nhau,đồng thời là cái thắng hiệu quả để chận bớt những ác nghiệp của chúng ta.

Phạm huỳnh Ngân.

Trần thủ Độ,diệt Lý,lập Trần.
"Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rể sâu !"


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).