MỪNG ĐƯỢC BAO LÂU ?



 Đây có thể là một tự truyện tệ nhất trong số mấy chục bài tôi đã viết từ năm 2010 tới nay.

Lý do, không mấy ai thích người khác kể về cái tôi,cái ta của họ .

 Dù biết vậy,tôi vẫn phải xin phép trước , tự phá lệ để tự tiện kể về tôi;về điều mừng vui đã được nhận sau gần hơn hai năm tưởng như đã mất và không bao giờ có lại được nữa!

    Tính cho đúng,thì vài tháng sắp tới đây tôi sẽ tròn bảy mươi hai tuổi đời.

 Theo hiểu biết của tôi,nhân loại văn minh với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học,của y học,của thuốc men , cộng với dinh dưỡng đầy đủ ,tất nhiên con người tuổi thọ cũng nhờ đó tăng thêm lên.

 Cho nên,một người sinh hoạt bình thường với cái tuổi như tôi nói sắp tới đây là cái tuổi cho dù không “bẻ gãy sừng trâu “đi nữa cũng vẫn chưa được ai gọi là “cụ” hết.

 Bằng chứng là ông cựu TBT đảng CSVN Đỗ Mười dù đã trên 90 niên kỷ vẫn cưới được cô vợ trẻ măng dưới con số 25 ,và cũng oai hùng với kỳ tích là,một Mười Nhí được ra đời ,để rồi sau đó nhận được không biết bao câu chúc tụng “Lão Bạng sanh châu “ đã làm người thợ hoạn lợn năm xưa hết sức hảnh diện với đời.

  Phần tôi,không được cái may mắn đó.

 Hai năm,2019 và 2020 cứ ra vào phòng cấp cứu đôi ba lần,thông tim hai lần,mỗ mắt hai lần,mỗ cần cổ cho dây nhợ vô một lần.

 Cố không đổ thừa tại mỗ xẻ hay thuốc thang đã làm cho cơ thể mình suy yếu.Cho dù vẫn cố gắng không bỏ tập thể dục,đi bộ và hít thở đúng mức theo khí công nhưng ,dù tim đã được những bác sỉ,y tá cùng những chuyên viên về tim giỏi của bệnh viện Stanford tận tình chữa trị ,tiếp  theo  đó  những cơn mệt bất thường vẫn xuất hiện kèm thêm chứng mỏi chân cho dù chỉ mới đi được vài bước khởi đầu.

 Cùng phụ họa với mỏi rũ tiệt của đầu gối là run.

 Nó run như đã vừa chạy một đoạn đường dài hay khuân vác gồng gánh nặng trước đó cả đôi ba giờ đồng hồ vậy.

 Hai hiện tượng này cùng một lúc khi tôi bước chậm ra những lối đi bằng xi măng  là tôi sợ té!

 Bởi tôi vẫn biết rằng,với người cao niên té trong tư thế nào cũng nghiêm trọng cũng nguy hiểm hết!

 Những miếng xi măng nối với nhau sau một thời gian dài thế nào cũng bị chênh lệch ,miếng thấp miếng cao vì những rễ cây ngày càng lớn đủ mạnh để đẩy một hay nửa phần của tấm xi măng cao lên.Đây cũng lại có thêm một lý do nữa để tôi sợ vấp.

 Một con mắt bên phải bất khiễn dụng ,trong khi mắt trái bị cườm khô với thị lực độ 75% cho nên tầm quan sát của tôi thật hạn chế ,vì vậy nên đầu tôi thường cúi xuống chỉ với mục đích an toàn là trên hết.

  Những triệu chứng kể trên,không xảy ra thường trực,mà lúc có, lúc không.

  Điều này,bản tánh cần thận dạy cho tôi là nên đem cây gậy theo cho chắc ăn .Nếu như ,mưa lớn hay gió manh bất ngờ đối với người bình thường không sao ,chứ tôi thì sẽ bị ảnh hưởng ngay tức thì ,nếu như gặp đúng lúc hai đầu gối đang lên cơn  yếu như sên kia .

 Cũng cần phải lập lại,những động tác vận động cơ thể tôi vẫn cố thực hành hằng ngày.Ngoại trừ những ngày bận rộn,mưa,lạnh và ...làm biếng (hiếm khi ).Bởi vẫn biết,kiên trì mới mong thoát qua khỏi những đau yếu thể xác mà mình đang mang chịu.

  Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của y-sĩ phối họp với thực đơn ăn uống lành mạnh tôi vẫn đặt tin cậy từ nhiều nguồn mà tôi đã học hỏi được ,,kể cả một số kiến thức dưỡng sinh ẫm thực do tiên sinh Oshawa truyền dạy.Tôi tin câu nầy của người Mỹ đã nói về ăn uống cho khoái khẫu cùng với lợi hại của một trong tứ khoái của loài người :-"You are what you eat,you are what you drink !"cũng giống như y lý từ ngàn xưa của người Tầu :-" Bệnh tật ,một phần cũng do ăn uống mà ra !".Điều nầy,lúc còn trẻ,kiến thức y học còn nông cạn cho nên mấy món thịt sống ,hải sản tươi,tiết canh các loại ít ai có can đảm nói tiếng chối từ ,nếu như có ai đó mời .

Giờ đây,với các phương pháp trị bệnh hiện nay,thường thì trước khi gặp bênh nhân,bác sĩ luôn nhắc phải đi thử máu trước.Từ kết quả của thử máu,ông hay bà ta mới theo đó trị liệu.

  Vậy,vi trùng nó "ở" ngay trong cơ thể của chúng ta qua hàng ngàn đường gân máu chằng chịt khắp châu thân của con người.

 Đã có nhiều cái chết của người Việt hải ngoại về quê nhà được mời chào ,đãi đằng với những đặc sản như máu rắn,máu rủa cùng các loại thịt sống,thịt tái,thịt hồng táo..sau khi trở về Mỹ,Úc vài ngày sau đó ,và nguyên nhân,trong nhiều trường hợp cũng chưa tìm ra được.

  Không xa lắm,một người bạn đồng ngũ với tôi di tản năm 1975,năm 2016 về nước dự đám cưới một người cháu.

  Chưa kịp dự tiêc cưới,bè bạn chào mừng đã mời vài món hải sản ăn chơi .Ngay sau khi ăn xong,bạn tôi đã vào bệnh viện cấp cứu và trở về Mỹ khẩn cấp !

                                                                            o0o

Tuy áp dụng  không được  100% như lý thuyết mà bác sĩ,dược sĩ căn dặn cho những bệnh nhân tiểu đường như tôi ,sau khi giải phẫu phải làm những gì ,thế nhưng biểu đồ về sức khỏe của tôi càng lúc càng thấy có khuynh hướng chỉ xuống.

 Một vài lúc nãn lòng,phiền muộn với...hy vọng không hề dám mong vươn cao !

 Không ước ao gì sức khỏe của mình được trở lại chín chục phần trăm như trước,tôi chỉ mong tim,mắt phải với hai đầu gối được cỡ sáu mươi lăm,bảy chục phần trăm khi xưa là đã sung sướng,đã hạnh phúc lắm rồi.

 Từ lúc còn nhỏ tôi vẫn thực hành câu : "Kiên nhẫn là mẹ của thành công " đến tuổi trung niên thì "Còn nước,còn tát" ,lớn lên một chút,sau khi  bị những tả tơi bầm dậpcủa đời  thì đem câu "Tận nhân lực (mới) tri thiên mệnh" ( vì vẫn tin câu ngũ thập...biết được số trời rồi ).

 Bởi, "Sinh-Lảo-Bệnh-Tử " đã được đức Phật khẳng định là quy luật của quả địa cầu nầy thì,'nó' sẽ chi phối muôn loài muôn vật.Chống lại nó là chuyện không thể được rồi.Cho nên,tôi lại cóp nhặt câu nầy :"Thuân thiên giã tồn,nghịch thiên giã vong " như là một cách xuôi dòng con nước để qua sông mà những người ở vùng sông nước vẫn hay làm.

Thả dọc theo để băng qua mà không phải dùng sức một cách thái quá,vô ích.

 Đề kháng lại cơn đau,khi bệnh đã là điều khó cho bệnh nhân .

Muốn cho nó biến mất khỏi cơ thể của mình trong lúc nó dang hùng hổ...thi hành nhiệm vụ của vũ trụ giao phó lại là việc thiên nan ,vạn nan nhưng nương theo bệnh ,áp dụng thể dục,vận động cơ thể và hít thở đúng mức có khả năng qua được cơn đau nhức.Điều nầy,tôi tuyệt đối không dám lạm bàn đến những thứ bệnh khác,mà chỉ nói về cái của TÔI mà thối,

 Tôi đã áp dụng phương pháp hít thở của Thiền,tức là hít cho thật đầy,thở ra hết bằng mũi từ lâu lắm rồi,ít ra cũng từ năm 76 cho tới nay.

 Gần mười năm trở lại đây,ngồi ghế lắc ( Hawaii Chair) ,dùng mười đầu ngón tay làm lược cào đầu càng nhiều càng tốt,tập thể dục tại chỗ bất cứ lúc nào cơn đau nhức do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường kéo tới...

  Kết quả của những lúc hai giờ khuya,bốn giờ rưởi sáng...mỗi khi trở minh với vai,với lưng đau nhừ..thật đáng khích lệ.

  Tôi đã thanh toán đám...nằm vùng đánh lén nầy nhẹ nhàng chỉ trong tối đa là 40 phút và sau đó tôi ngả lên giường chưa đầy  5 phút lại  tiếp tục phi pho tựa như chưa có chuyện gì xảy ra !

 Rồi,cho đến ngày hôm qua đây  5 tháng 5 năm  tiếp theo là ngày hôm nay,tôi ,áo quần tề chỉnh,đeo kính lảo,tay cầm gậy ra đi...bộ đoạn  đường dài  1 dặm 33 trong 49 phút 50 giây với cây gậy cầm chơi ,cho chó sợ chứ không cần chống. !

 Phạm huỳnh Ngân.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).