HSI Lê công Hưởng, sống hiên ngang,chết lẫm liệt !



                             Di ảnh HSI Lê công Hưởng- Hưởng với người bạn thân thời hoc sinh-Thủ bút của tân binh Hưởng ở quân trường Chi Lăng đề tặng bạn kèm với bút hiệu Song Nguyên.
  

Hưởng quê quán ở Hà Tiên,một vùng đất hướng Tây  Nam  của thủ đô Saigon,miền đất  nhà họ Mạc  đã dày công khai phá và xây dựng để một thời gian sau trở thành Hà Tiên trấn .

   Khi xưa, từ nơi cố quốc  thuộc triều đại nhà Minh họ không chịu đầu phục ,chống Mản Thanh không thành công ,cho nên họ  không chấp nhận sống nhục với nhà Mãn Thanh,nên chạy sang nước mình lánh nạn .

  "Phản Thanh phục Minh" là hoài bảo lớn của những quân binh thuộc thế hệ thứ nhất xuất phát từ phương Bắc những  chiến binh ấy chịu làm thân tụ nạn, để rồi cũng chỉ là những giấc mơ phục quốc mãi mãi  cũng chỉ là những giấc mơ,những hoài bảo .

  Nhận Việt Nam là quê hương thứ hai  rồi được chấp thuận cùng sự chiếu cố của triều đình Huế ,cho nên họ Mạc đã khai khẫn mở mang đất Việt trong một cuộc Nam tiến tương đối ít hao tốn xương máu của cả hai ba bên, trên đoạn đường Nam tiến của tổ tiên chúng ta .

  Họ Mạc,bắt đầu từ Mạc Cửu đã đến lập nghiệp ở đất  Hà Tiên và về sau được triều đình Huế công nhận là một phiên trấn để giữ gìn và mở mang bờ cõi,

  Đó là một vùng đất có nhiều huyền thoại cùng với di tích được người đời truyền tụng. Ngay cái tên Hà Tiên cũng đã có gốc tích đẹp lẫn huyền hoặc của một địa danh : Hà (sông) Tiên (tiên).

    Ra đời rồi lớn lên với vùng đất lành kề bên là biển , Hưởng đã hít thở không khí trong lành từ biển khơi với chung quanh là những con người ngay thật,và cũng từ ngày biết nói,hai tiếng quê tôi  Hà Tiên thường ở đầu môi của Hưởng những  khi xa quê nhà 

    Thời học sinh ,vào những năm cuối của bậc trung học,Hưởng đã không phụ lòng kỳ vọng của gia đình ,của nhà trường trong đó gồm có thầy cô và bè bạn.

  Học giỏi,sinh hoạt văn nghệ với nhà trường bằng nhiều tài năng :Ca tân nhạc,đàn,soạn và đóng kịch lại kiêm trường ban văn nghệ của trường trung học Hà Tiên và hầu hết cô thầy bạn bè trai gái đều mến mộ,quý trọng,

                                                                            ***0***

 Tháng  Sáu   năm 1969  chàng học sinh họ Lê cùng một số bạn chung lớp khăn gói  tới Long Xuyên để dự kỳ thi Tú Tài phần một.Hưởng không có trong danh sách trúng tuyển,cho nên tình nguyện vào binh chủng Quân Cành.

  Được nhận,Hưởng đến thụ huấn khóa căn bản quân sự bắt buộc mà mỗi một người lính đều phài trải qua.

  Lần đầu tiên xa mái ấm gia đình,cho nên không mấy ai ngạc nhiên khi từ quân trường Chi Lăng,Hưởng đã thố lộ tấc lòng thương cha,nhó mẹ qua bốn câu thơ :

                                                     Đêm nay,đất lạnh buồn xa xứ,

                                                 Thân trẻ cô đơn nỗi lạc loài.

                                              Sống chết Chi Lăng không đáng kể,

                                          Chỉ thương cha mẹ mõi mòn trông.(LCH/1.969 ).

Sau khi mản khóa ở Chi Lăng thuộc Vùng 4/QK 4  Binh Nhì Hưởng đáo nhậm đơn vị Quân Cảnh đầu tiên là Trại giam tù binh cọng sản Việt Nam quân khu 3 (TGTBCS/VN/QK3).Trại giam nầy còn có tên khác nữa là Suối Máu/ trại giam tù binh Biên Hòa.

                                                                         ***0***

     Khóa 1/70 Căn bản Quân Cảnh được khai giảng ở Trường Quân Cảnh Vũng Tàu.Đây là khóa học đầu tiên cho một người lính QC.

   Chúng tôi từ Huế,Nha Trang,Saigon ,Rạch giá ,từ Hố  Nai  cạnh Saigon với Hữu Đầu Bò,một quái kiệt ,lưng và hai chân có chiều dài bằng nhau,người có khả năng nhai ly rôm rốp,với Huỳnh tư Thất  vùng  Cà  mau ,miền đất tận cùng của đất nước, lời nói bằng giọng kim,hễ khi nói ra tưởng như có nữ quân nhân nào lạc vào đại đội ….ở khắp bốn vùng chiến thuật cùng gặp nhau ở dưới những tàn cây me tây gần cỗng chánh  trường Quân Cảnh ở thành phố  ven biển Vũng Tàu.

  Cấp bậc cao nhất trong số hơn một trăm binh sĩ đó là một Hạ sĩ , đại đội 202 Quân Cảnh thuộc Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến gởi về thụ huấn.Kỳ dư đa số là binh nhì hoặc binh nhất.Trong số đó hầu hết đã phục vụ ở các đơn vị nhưng chưa được học những quy luật những kỷ thuật mà Khối Huấn luyện thuộc Phòng Quân Cảnh /Bộ Tổng Tham mưu ban hành.

   Khóa sinh cao cấp nhất ,theo hệ thống quân giai làm đại diện khóa sinh đại đội  5 thuộc khóa 1/70 CBQC.Đó là Thanh, một lính chiến khoát quân phục rằn ri nhưng rất chịu khó trét vài lớp kem lên mặt và không bao giờ quên ngắm vô kính rồi mới sửa đi sửa lại bộ dáng vài lần trước  lúc ra trước hàng quân!


  Một Hạ sĩ quan cơ hữu của  trường là Trung sĩ Nhất Lê văn Quế làm đại đội trưởng hướng dẫn .Ngoài ra,vào những buổi sáng tinh mơ ông còn kiêm nhiệm huấn luyện môn võ Tea Kwon do cho chúng tôi (ngay khi  thực hiện bài viết nầy,Niên trưởng Quế  vẫn còn khỏe mạnh ở Sacramento. CA.).

    Với mười hai tuần lễ,một lính mới như chúng tôi phải "thu thập" cho thuộc hết những bài học sau đây ,nếu không thông thì mang túi quân trang trở về đơn vị khó ăn nói với bè bạn :

1-.Quân phong,quân kỷ ,các sắc phục và trang bị của nhân viên QC.2-Khái niệm về điều tra hình sự.3-Vũ khí/Tác xạ từ vũ khí cá nhân cho tới vũ khí cộng đồng.4- Võ thuật.5-Chống rối loạn.6-Hộ tống,hướng dẫn xa đoàn,hướng dẫn và bảo vệ yếu nhân & An ninh cơ sở.7-Canh gác tù binh.8-Điều hòa kiểm lưu ở thành phố và các vùng hành quân.9-Các loại tuần tiểu và còn nữa,tôi không thể nhớ hết.

      Phạm quang Minh (Minh Vồ ), Gò Vấp với mặt mụn và nụ cười lúc nào cũng nở ra với người thân lẫn sơ ,Nguyễn Chánh ở Huế,Lê Lai Quảng Nam ,Quân (P.Q.C) Minh (202)  Lâm siu Khao, Nguyễn T. Ngh.,Tiếp …..từ  các nơi khác đến  và Lê công Hưởng ở trại giam vùng 3 cũng cùng chung với nhau dưới quân kỳ của Đại Đội 5 CBQC.

 Chúng tôi  học, thực tập những bài học phải dùng đến thể lực cũng như các bài học lý thuyết về một số môn bắt buộc..

  Chúng tôi cũng đã từng có những lần bị phạt 'dã chiến' bằng cách cỡi hết giầy ,đầy đủ quân phục và trùm  Poncho (một loại áo đi mưa của quân đội) lên người chạy lòng vòng sân cờ trên những viên đá xanh trộn nhỏ  bằng chân không,vừa chạy đều hàng vừa phải ca hát đồng nhịp, trong lúc ấy lại có đứa nào đứng từ xa nói ...tụi nó làm Batman kìa !

   Hưởng là một khóa sinh lúc nào cũng điềm đạm,cười nhiếu hơn nhăn nhó.Với bạn cùng đại đội người ta khó tìm được những cái "khó thương " nào của anh ta.Còn riêng vài bạn bè cật ruột,chẵng hạn như QC Nguyễn  T. NGH. hiện đang ở miền Nam Cali. thì trong những lúc tâm tình riêng tư,Hưởng luôn mở đầu câu chuyện bằng " Ở Hà Tiên của tao...",với những câu chuyện kể về vùng đất có nhiều thần thoại !

    Điều nầy,làm cho dù cho xa quê nhà cách mấy đi nữa,hình ảnh vùng đất hiền hòa ấy lúc nào cũng lãng vãng trong tâm tư của một người hết lòng yêu nơi chốn nhao cắt rốn của mình.

                                                                         ooo0ooo

                               ...'Anh đi chiến dịch xa vời,

                                   'Nòng súng nhân đạo cứu người lầm than...! (Phạm đình Chương/Anh đi chiến dịch).

   Lon Nol đảo chánh Shihanouk .Ông nầy có tinh thần bài xích người Việt,cho nên đồng bào mình là nạn nhân hết sức thê thảm của những người Khmer cực đoan bị kích động và trở thành những con người hiếu sát,cướp bóc đến độ không còn nhân tính.

ở  Trong năm đó,về sau nầy người ta tổng kết (dù không được chính xác) số người Việt bị giết ở xứ nầy phải hơn năm chục ngàn người,đến độ tờ tuần báo Diều Hâu cho đăng bức ảnh cả một đoạn sông Mekong xác của người Việt trôi nỗi  dật dờ !

  Quân đoàn 4  QL.VNCH mở cuộc hành quân quy mô nhằm ..." Truy nã và tiêu diệt cục R,một căn cứ đầu não của MT.DT/GPMN.VN " vốn từ lâu đã được sự che chở của nước Miên do ông Shihanouk cầm đầu.

     Quân Cảnh Lê công Hưởng thuộc Trung   đội  Quân Cảnh  hành quâncó mặt trong đoàn quân viễn chinh đó ,thời gian đầu cùng với bộ tư lệnh hành quân tiền phương.

   Hưởng cũng tới tận Pnom Penh và bến phà Neak Luong ,một địa điểm trong yếu để từ đó Hài Quân của VNCH đưa hàng trăm ngàn đồng bào người Việt  mình  về căn cứ Đồng Tâm,Mỹ Tho.

    Neak Luong,địa danh nầy trong cơn hoảng loạn giết chóc ấy ,không phải ai cũng tới được.Đã có biết là bao cái chết đau đớn của người Việt chạy trốn nạn "Cáp Duồn" (Tức là chặt đầu người Việt).

  Tuy không có chi tiết về thời gian Hưởng đến bến phà nhưng,chắc chắn phải có sự phân phối công tác của các cấp  điều khiễn cuộc hành quân vừa rượt đuổi Việt Cọng vừa dang rộng vòng tay đón rước đồng bào ruột thịt của mình,che chỡ,hướng dẫn họ đến bến phà Neak Luong,để từ d đây các chiến sĩ Hải Quân sẽ đưa họ xuôi giòng Cữu Long trở về đất mẹ.

   Chiến hữu Ngh.( hiện định cư ở miền Nam California),một bạn thân với Hưởng cho biết,về sau đó có lúc họ xa nhau rồi lại bất ngờ hội tụ,chẵng hạn như ở tiểu đoàn 14 lúc ớ An Thới,Phú Quốc rồi về sau,sau khi đã trao trả hết tù binh chiến tranh,đôi bạn thân nhà binh nầy lại cùng với vài người bạn ăn món gà rừng nướng,uống rượu với nhau ở Cam Ranh (Hưởng là tay thợ săn gà rừng thuộc loại cao thủ !).

Cũng tiểu đoàn 14 họ lại cùng hành quân chiến dịch ra tới tận Đà Nẵng !

    Đời binh ngủ, đầu hôm cùng hút chung điếu thuốc,giữa khuya một người giã từ vũ khí trong khi chưa được cấp sự vụ lệnh công tác hay chứng chỉ giải ngũ là chuyện thường,

  Hết sức thường tình!

 Nói như vậy không phải những người khoát lên người bộ quân phục là những con người khô khan tình cảm.Mà quân vụ đòi hỏi họ phải như vậy.

                                                                   000o000

  Ngôn ngữ Tàu có câu "Điểu tận (lương) cung tàng".
  Quý tướng lãnh ở Bộ TTM /QL.VNCH đã thực hành hết sức đúng câu nói vừa nêu trên.Tôi chắc chắn những chiến hữu thuộc 4 tiểu đoàn Quân Cảnh 7,8,9 và 14 ,những người đã nằm xuống như Lê công Hưởng,những người bị thương tật và những người còn lại ,sau khi thụ huấn khóa Rừng núi sinh lầy, như cá nhân tôi đây,thành thật mà nói rằng ,đó là một quyết định không sáng suốt nếu không muốn nói là kém thông minh !

    Vì sao tôi cho là một quyết định định kém thông minh ?

   Hết sức dễ hiểu ,bốn tiểu đoàn QC ấy là một khối tài nguyên trí tuệ khổng lồ của quốc gia mà quý vị lại đẩy ra chiến trường một cách phung phí kèm theo sự vô trách nhiệm.

  Chỉ nhắc sơ thôi.

   Muốn tình nguyện vào binh nhì QC,ít nhất phải hết lớp đệ Tứ của bậc trung học!

    Hưởng ơi!

  Tôi không cố ý gõ những giòng chữ trên đây là do ý muốn của bạn,mà tôi muốn nói tiếng nói của một người đang được hưỡng hai tiếng tự do đúng nghĩa.

                                                         ***0***

   Lê công Hưởng,tiểu đoàn 14 QC đã được quân đội cấp cho bằng Truyền Tin,bằng Tài Xế đã bị ra khỏi binh chủng Quân Cảnh (không có lý do chính đáng ) và trở thành một người lính của  Liên đoàn * 8 BĐQ ,mà có một vài nguồn tin chưa thể kiểm chứng được ,một là tiểu đoàn  86 hay87 của liên đoàn vừa nêu trên.

  Là một âm thoại viên dầy kinh nghiệm có thể Hưởng lãnh nhiệm vụ đi sát với các cấp chỉ huy trong thời gian đánh đấm với giặc Cộng.

    Một nhân chứng không muốn lộ tên (Nguyễn v. Q. ,cùng là QC ra BĐQ) cho biết,đơn vị của Hưởng đã bị giặc thù pháo thật rát rồi tràn ngập.Hưởng bị trọng thương ,lại máy truyền tin nặng nề khó lòng xoay trở,Hưởng cố lên tiếng kêu giúp nhưng cuối cùng Hưởng phải dùng tới khẩu Colt 45 để kết liễu đời mình.

    Đó là buổi sáng ngày 30 tháng Tư  năm 1975 oan nghiệt, không phải cho riêng cha mẹ già và bằng hữu ở đất Hà Tiên của Hưởng mà đó là một tấm khắn tang vĩ đại đã phủ trùm xuống cho cả mười bảy triệu người dân ở miền Nam VN.

    Nơi Lê công Hưởng đáp đền nợ nước thuộc ven đô,đoạn đường từ Đức Hòa,Hậu Nghĩa vào Saigon -:Bà Hom ,một vủng ven đô.

                                                                00000000

 Thời chiến,có những chuyện tình đẹp,áo não lẫn thê lương .Độc giả ,khán giả xem xong có khi tự đặt câu hỏi.Có phải ông hay bà nhạc sĩ,văn sĩ hay thi sĩ tạo nên tác phẫm đó có cường điệu hay không ?

   Câu trả lời cho câu chuyện tình (??) của người Hạ Sĩ Nhất nầy là không !

Từ đặc san của trường trung học Hà Tiên với chủ đề về Lê công Hưởng ,người đọc được biết một số sự việc sau cú tự sát của Hưởng :

   Một phụ nữ ,hay thiếu nữ ở khu vực trách nhiệm  của đơn vị Hưởng đã là động cơ chánh thức mà xác thân của Hưởng đã được đem về "Hà Tiên quê của tao !" (Câu thường dùng của bạn Hưởng mình !).

   Người nữ ấy,chắc chắn phải có cảm tình với Hưởng,chứ nếu không ,tại làm sao khi Hưởng chết rồi lại hết lòng xin với cha mẹ  của mình để lấp vội xác người chiến binh  mà cô đã có thiện cảm ấy bên vệ gần cuộc đất của gia đình mình ?

   Và sau đó,chính cô ấy đã cất công vượt hàng mấy trăm cây số tìm tới Hà Tiên gặp gia đình Hưởng,nhất là trong giai đoạn còn nhiều khó khăn ấy..

   Cũng một nguồn tin khác  nhờ cô gái ây,cho nên gia đình  mới nhận ra hàm răng ở tử thi chính là Hưởng.

   Về lại "Hà Tiên của tao" sau chỉ năm sáu năm mà vật đổi sao dời,mà sao kẻ mất người còn mà sao biết là bao nhiêu gẫy đổ tan tác đã sảy ra quá nhanh  đến như vậy hỡ Hưởng ?


 Bài nầy được kết thúc,tuy chưa đầy đủ như mong muốn.Rất mong được sự góp ý,chỉ dẫn,cải chính từ những chiến hữu,những thân nhân của Lê công Hưởng.

- Xin cám ơn anh Phạm văn Thành ,hội trưởng hội ái hữu Quân Cảnh miền Nam California đã cất câng tìm tòi và cung cấp những dữ kiên có liên quan tới chiến hữu LCH.

-Xin cám ơn quý anh chị ,thầy cô trong ban biên tập đặc san trung học Hà Tiên,nhơn tiện tác giả cũng xin lỗi quý vị vì đã đường đột tom góp những hình ảnh của Hưởng mà chưa kịp xin phép trước.

 -Xin cám ơn người bạn tên Ngh. đồng khóa với Hưởng và tôi trước đây nửa thế kỷ.Anh cho tôi tái tạo lại  từng nụ cười từng tiếng nói của một người con yêu không phải của riêng Hà Tiên mà là của cả binh chủng Quân Cảnh chúng tôi.

-Để sẵn sàng đón nhận mọi cao kiến về Lê công Hưởng,xin l/l hhhiep7@yahoo.com

-Một số đề tài có liên quan đến Quân Cảnh,cũng cùng một tác giả :Người QC tự sát  dưới sân cờ bộ TTM Youtube, Mùa hè đỏ lửa-Huế-Với 120 Quân Cảnh Saigon,Buổi sáng tháng Ba,Ánh mắt thời phân ly,Hỏa lự đêm ,vật cần bỗng gặp ( Cùng trong trang blog nầy )

 den75.blogspot.com

Quân cảnh Huỳnh hồng Hiệp,San Jose,CA,Hoa Kỳ.

Sept,11,2021

 




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).