Giải.


Qua cây cầu tre bắc ngang con sông bề ngang độ ba mươi thước ,vừa xuống khỏi nhịp  chót độ vài chục mét là  một ngả ba.

  Tôi đứng giữa ngả ba đường đó ngần ngừ khá lâu,vì trí nhớ của tôi đã quá tệ khi ở vào cái tuổi sắp tới thất thập nầy rồi.
 Cuối cùng , tôi đi về hướng bên  trái , vì thấp thoáng từ thật  xa tôi đã thấy khoảng trống tựa như có đồng ruộng ,mà trước đó là khu xóm với  nhà cửa, dân cư.
  Gặp hai người , tôi hỏi thăm tên và gia thế của anh ta khi xưa .
  Không ai  biết hết .
  Độ nửa giờ đồng hồ ,sau vài căn nhà nghèo nàn xiêu vẹo tôi bước qua trãng sân với một vườn rau cùng dăm ba cây ớt.
  Nhà lợp lá,vách chầm và "cửa" là miếng phên được kết với nhau bằng  những sợi dây của cây Lùn xé ra phơi khô bện  với lá dừa nước.Loại cây sống dọc theo bờ sông nầy mọc hoang rất nhiều ở hai bên bờ của những con sông,rạch chằng chịt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long,miền Tây Nam Việt.
 Dùng cả bàn tay vỗ lên tấm phên làm cửa hai lần mới có tiếng hỏi lớn hơi sẳng giọng: 
 -Ai đó ?  Tôi nói rằng tôi là người đi tìm nhà người quen.
Có tiếng nâng rồi kéo làm cho  xê dịch qua một bên của tấm phên  chắn cửa.
 -Vô đi !
Tôi hơi khom người bước vô nhà,không phải do tôi cao mà cái nhà ,đúng hơn là cái chòi loại lớn được cất hơi thấp.
 Một bàn hình chữ nhật có hai người đàn ông ngồi đối mặt nhau,bên tay phải là một bộ vạt,lót bằng tre có hai phụ nữ.
 Một ngồi đong đưa hai chân và người kia thì nằm vắt tay lên trán.
 Có tiếng đàn ông hỏi trỗng,  kiếm ai đó?
 Tôi nhìn người hỏi và từ tốn trả lời :
-Tôi kiếm người bạn tên là Chín Trương ,con của ông Từ Bảy Phát, giữ miễu Phú Lễ , hồi trước chiến tranh ,học chung một lớp với tôi ở trường tiểu học Rach Đình.
  Vừa trả lời,vừa quan sát tôi nhận ra đó là một người đàn ông chạng tuổi cỡ tôi và mù một mắt .
  Từ con mắt còn lại  ,phản chiếu qua ánh nắng phía ngoài sân tràn vào tôi thấy ở con mắt độc nhất đó, một tia sáng rực lên hết sức dữ dội , rồi bổng nhiên anh ta hỏi tôi một cách vô cùng bất ngờ.
-Mầy tên là Hiệp phải không ?
 Ngạc nhiên tột độ, chưa kịp suy nghĩ  thì anh ta lại hỏi rồi xác định một cách chắc nịch đúng tên của mình ở một nơi lạ quắc,lạ quơ nầy nữa.Tôi còn đứng  tần ngần chưa kịp có bất kỳ phản ứng nào từ đầu óc cho tới cử đông của thân thể , để rồi  liền tiếp sau đó lại có những lời ...kể toàn các tội ác mà ,tính cho đến giờ phút đó tôi  hoàn toàn không hề nhớ là minh đã  làm.
 Người mù mắt bồi tiếp theo ,như đã chực chờ cái giây phút để nói ra những lời nầy từ đời kiếp nào  :
-Tao là thằng Tiếp, ở Phú Khương đây,hồi lúc tụi mình học lớp Ba trường làng,mầy với tao xài chung có một bình mực hà,mầy với tao cùng  xài ngòi viết "lá tre" hà, mầy còn nhớ không ?
 Hỏi chưa xong anh ta tiếp ngay.
  -Mầy đã đâm tao đui con mắt đây!
Tôi phải dùng tay vịn lấy cột nhà để lấy bình tỉnh  :
 -Tôi với anh đâu có thù oán gì mà đến đổi tôi đâm cho anh mù mắt lận.Nếu như có vậy,ít nhứt tôi phải bị đuổi học rồi bị cha mẹ tôi đánh cho nhừ tử chớ.
  Tôi hoàn toàn không có làm chuyện ác độc nầy đâu,anh nhớ cho kỹ coi,có thể nào anh lầm người không ? 
  Anh ta quả quyết không một giây chần chừ :
 -Đúng là mầy chớ không ai khác được , có điều là mầy không cố ý làm cho tao đui mù nhưng,trong lúc tao với mầy giành giựt để chấm chung bình mực ở trong lớp đó,mầy  với tao đều cầm cây viết và vô tình ,ngòi viết của mầy chạm mạnh vô con mắt của tao.Nhà tao nghèo không có thuốc men điều trị,sau đó con mắt bị làm độc,rồi hư.Đồng thời chiến tranh bùng lên dữ dội,cho nên gia đình mầy tản cư đi mất biệt ,không biết tung tích nơi nào, nên tao không biết tầm mầy ở đâu.
 Nay,mầy tự dưng nạp mạng nên nhứt định thù nầy tao phải trả .
 Tiếp chưa nói vừa dứt,bên kia bộ vạc,người phụ nữ có khuôn mặt đanh và tái xanh cùng với đôi mắt lóe lên như tia lửa trong cơn giông  :
 -Mầy có nhớ không,thằng kia ?
-Xin lỗi,tôi chưa được găp chị một lần nào từ khi tôi có trí nhớ đến nay.
-Phải,nhưng mà mầy đã hại cho mẹ tao gãy giò, rồi vì vết thương bị nhiễm trùng làm độc cho nên bà già tao  bả mới bị biến chứng qua bệnh khác nữa mà qua đời sau những tháng năm dài khổ sở.
 Tao có một bà mẹ mà tao hết sức thương yêu kính trọng và cũng là nơi nương tựa của tao.
  Mầy ác quá,chính mầy đã gây ra cái chết cho bả !
 -Chị ơi !
 Cả  đời tôi là học sinh rồi  nhập ngủ vì chiến tranh ,cho tới nay, tôi chưa hề hành hung hay dùng  dao mác,gậy gộc gì để gây đau đớn cho bất kỳ ai ,chứ đừng nói gì  tự dưng vô cớ mà hại mẹ của chị.
 -Mầy nín đi !
Mầy còn nhớ,một bửa trưa,ngay tại ngả ba quốc lộ 4 đường  vô Bến Lức,mầy có chở một người nữa trên chiếc xa Honda từ hướng Saigon xuống, bị xe nhà binh Mỹ đụng.Mầy với ban mầy văng vô lề đường bất tỉnh.Lúc đó má tao đang ngồi chờ xe ngay gốc cây Gòn  bên đường.Bả bị chiếc xe gắn máy của mầy văng vô làm cho bả gãy chân ,mầy còn chối được nữa sao ?
 Trong vài chục giây,tôi nhớ ngay lập tức cái biến cố xém chết ấy.Bởi,sau vụ va chạm nhào đầu ấy,tôi mang cái bệnh nhức đầu mỗi khi đọc hay hoc bài quá nhiều.  -Có ! Có! chuyện đó có nhưng tôi không cố ý gây thương tích cho má của...
Chưa kịp dứt câu,người đàn ông và phụ nữ còn lại đồng hét lớn lên:
 -Mắt đền mắt,chân đền chân ,mạng đền mạng  đâu cần nói gì dài giòng.
Ngay lập tức,người đàn ông đứng dậy quơ cây nạng nện ngay cho tôi một cú trúng vai đau điếng.
 Nhắm không thể giải bày gì được hơn nữa trong trường hợp nầy .Tôi tức tốc xoay lưng tháo chạy.
 Có tiếng nói vói theo :
- "Mầy nhắm chạy thoát cuộc tuần hườn nhơn quả nầy không ?
 Chân trời góc biển nào mầy có trốn đi thì  trời đất  cũng bắt mầy phải trả món nợ mà mầy đã gây ra."
 Ra khỏi sân,tôi nhắm hướng đất trống chạy.
 Sau lưng tôi không xa,tiếng chửi,tiếng chân rượt theo bén gót,kèm theo với những thứ gì mà trong tay có được ,bốn người ấy ném tận lực,chọi ra bằng  hết sức bình sanh.
 Đau,hằn nhiên rồi nhưng nhìn trời đã sắp về chiều ,đường trước mặt ngày càng lộ trảng trống ra.
 Hai kẻ tầm thù với hai đồng bạn  cũng bám sát với tôi trong khoảng cách không xa,bằng chứng là những cục đất vẫn tiếp tục cùng nhau trúng đầu,vô lưng của tôi.
 Có lần,vấp bụi cỏ khô,tôi đã té nhào đầu.Xem bộ trán và đầu gối đã có ít nhiều máu me.
 Chưa kịp hoàn hồn,dù biết  rằng mình đang chạy trên cánh đồng trống thì một nạng nữa của tay cụt giò chọt trúng ngay giữa lưng làm cho tôi xiềng niễng tưởng như mình không còn sức lực đứng dậy chạy tiếp được
 Bản năng sinh tồn không cho phép tôi được chậm trong giờ phút thập tử nhất sinh nầy.
 Tôi chạy.
 Chạy trối chết,chạy với tất cả sức lực mà cơ thể mình có được.
 Tôi đã bỏ bốn kẻ truy sát kia một  quãng khá xa.
 Lúc bấy giờ,tôi  mới có thì giờ  quan sát được ba hướng : Trước mặt cùng với  hai bên.
 Đồng không ,mông quạnh, là một đường chân trời chạy dài bất tận từ phía trước kia .
Tôi thầm nghĩ,nếu cứ tiếp tục cuộc rượt đuổi này,cơ may sinh tồn vẫn còn khá nhiều cho bản thân mình.
 Nhưng,sau khi hít thở cho lại sức cho lại sức,sửa bộ dạng cho ngay ngắn,tề chỉnh rồi cuối cùng tôi đứng hẵn lại để chờ bốn người hai nam,hai nữ kia tới .
  Tôi đã,bình thản,tự tin một cách lạ lùng,lựa chỗ đất bằng phẳng rồi  chậm chạp ngồi xuống với tư thế thẳng lưng xếp bằng và chờ .
 Họ hộc tốc kẻ trước người sau đến.
 Tôi đón chào họ với nụ cười hết sức an lành thân thiện và tư tại :
Bây giờ,tôi lại thấy trong ánh mắt của họ long lanh lên  hết sức mãn nguyện,hết sức hả hê.
 Rằng,giậy phút trả thù báo oán mà mình chờ đợi từ bấy lâu nay đã tới.
Kẻ gieo gió,đến đường cùng của cuộc săn đuổi đã ngoan ngoãn tự nguyện  ngồi yên chờ trận cuồng phong tầm thù báo oán ầm ầm kéo tới ,còn gì sướng cho bằng ?
 Chưa cho họ  kịp lấy hơi sau một khúc đường dài rượt đuổi,tôi lên tiếng:
Tôi nói lời xin lỗi ông bạn Tiếp và chị phụ nữ bị mất mẹ kia trước.
  Sau nữa,hai vị ,một nữ và một nam cụt chân.
 Tôi chậm rãi,từ tốn nói :
"Tôi chắc chắn rằng tôi cũng đã gây ra đau đớn và khổ sở cho hai anh chi, dù  trực tiếp hay gián tiếp .
    Nếu như đã có trong kiếp hiện tại nầy, thì cho dẫu là từ những tiền kiếp xa xưa.
   Tôi được dạy rằng,đời sống vốn có phép công bằng và hể có nợ thì phải trả.
    Tôi cũng được Phật dạy rằng hễ gieo hạt nào thì phải gặt trái đó ,không một ai thoát khỏi được quy luật bao trùm cả càn khôn vũ trụ nầy được,vì vậy cho nên,trong lúc chạy sống ,chạy chết tôi chợt nhớ lại,hễ mang nợ là phải trả.
   Đó mới là con người lương thiện.  
   Nhất là những ai học để làm người lương thiện lại càng phải nên hoan hỉ,vui vẻ sòng phẵng  mà trả nợ .
   Tôi đây,muốn học làm người đàng hoàng, nên nợ nần ,ân tình đều phải trả đúng kỳ,hợp lúc.Tôi đây, cũng  không dùng môi mép,miệng lưỡi để đổ thừa nhằm bào chửa hoăc trốn tránh trách nhiệm những việc mà mình đã làm,đã gây ra đau đớn cho người khác.
 Tôi không trốn chạy nữa,không phải không còn sức chạy, kể cả  tôi có thể  chạy bỏ xa   quý vị nữa lận ,nhưng tội chợt nghĩ hễ có nợ là phải trả  đó  là lẽ công bằng đương nhiên,huốn hồ đó lại là cái nợ "nhân quả" .
Cho nên ,tôi vừa chợt nghĩ trong đầu  là tự giác trả nợ , vẫn là cách đúng nhất,của những ai trên đời nầy muốn có sự bình an  ở nội tâm.
 Tôi ngồi xuống nơi đây,giữa trời  đất mênh mông nầy ,đã sẵn sàng trả những món nợ xưa mà tôi đã thiếu với quý vị.
  Quý vị có thể ra tay ở ngay nơi đây,vì trên chỉ có mây dưới là đất ,chung quanh không có một ai hết.
  Tôi đã sẵn sàng.
  Trong dăm ba phút ngắn ngủi ấy, bảy con mắt trước đó không bao lâu đã không  hề có cái ánh mắt  ngỡ ngàng,ngơ ngác đi từ ngạc nhiên nầy qua trạng thái khác .
Rồi tiếp  đến là sự  ngạc nhiên  tột cùng.
Tột cùng để vượt ra  ngoài tất cả những dự liệu trong cuộc săn đuổi kẻ thù, mà trong thâm tâm của họ ,cho  dẫu  đến chốn kỳ cùng của chân trời,góc biển nào cũng phải đến....
 Trong đoạn ngắn thời gian ấy của đất trời bao la ,gió với mây vẫn hòa vẫn quyện .
  Gió nhẹ mơn em an.
Email :pham.h.ngan@gmail.com
 Phạm huỳnh Ngân.

 

Hữu thường là mọc thành cây,
Vô thường,phút chốc mục thây, xác lìa !

Nhận xét

Nặc danh đã nói…
- tôi chịu tôi với những gì mình đã gây ra trước kia, dù không cố ý. Muốn xường tôi cách nào là tuỳ ở quý vị, mong rằng chuyện đến đây là chấm dứt, trời không bắt quý vị phải trả QUẢ BÁO !
pham huynh ngan đã nói…
Tôi vẫn luôn tin rằng có luật “Nhân quả “.Luật ấy tác động cho loài người,ngay cả trong ý nghĩ nữa.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).