"Quê hương anh là...."

Một gia đình chạy...chết khi có tin những “giải phóng quân “ tới để tháo gỡ kìm kẹp cho họ !
 Có câu hỏi mà Việt Cộng không bao giờ trả lời được là :-“Tại sao người dân ở vùng lửa đạn luôn luôn chạy về phía quân đội VNCH mà không ở lại để chào đón những người đến giải phóng cho họ ?
(Ảnh tượng trưng.).
"Con đường buồn-hiu" là tựa bài hát của Nhật-Ngân và Song-An.

Bản nhạc nầy được phổ từ bài thơ "Quê-hương  điêu-tàn" của Nguyễn-đức-Quan.
"Quê-hương anh là Quảng-Trị,
"Nhà của anh ở bên bờ sông Thạch-Hãn,
"Ngày xưa đó anh học trường Nguyễn-Hoàng,
"Ngày hai buổi đi,về đường Gia-Long......"
Lần đầu tiên tôi nghe được bản nhạc ấy qua giọng ca của Elvis-Phương  trong một khu gia-binh ngoài An-Thới,Phú-Quốc.
Khi những vần thơ ấy, được phổ-nhạc rồi qua những giai-đoạn tập  dượt,hòa-âm , thu vào băng nhựa phát-hành .rồi không biết  bao lâu nữa nó mới từ đất liền ra tới hải-đảo.
 Thời gian ấy tôi không được biết.
 Một điều rất rỏ , tôi còn nhớ được là lúc bấy giờ tỉnh-lỵ địa đầu giới-tuyến thuộc cực Bắc của Việt-Nam Cộng-Hòa đã lọt vào tay Bắc-quân xâm-lược và đó là thời-gian  ba bên,bốn phía trong cuộc chiến thu-xếp để trao-trả tù-binh.
  Từ mấy  câu hát mở đầu của bản nhạc,tôi đã bị chinh-phục và ngay lập tức phải lắng nghe ,rồi đồng-cảm  với cái tỉnh khô cằn ,bất hạnh  đã gồng mình hứng trọn đầy mìn với bom đạn  ; chính ngay nơi chốn phố-thị ấy, giờ đã tan-hoang vì hàng ngàn khí cụ,hàng trăm tấn  đạn pháo cùng với năm bảy trăm chiến xa  xoay chuyển nghiền nát những con đường phải nằm yên chịu đựng tựa như hàng triệu đôi mắt của những bà mẹ Việt Nam,dù đớn đau,dù mất mát,dù khổ ải cũng phải vẫn đành lòng cam chịu.
 Bài thơ,tự nó như một lời kể rất thực,rất bình-dị như ngay cả lúc tác-giả đi lại nhiều lần qua con phố "Buồn-Hiu" và theo tôi đoán , người cựu học -sinh trường Nguyễn-Hoàng nầy đã cùng tản-bộ nhiều lần  với người yêu trong những ánh sáng ban mai,những buổi  chiều tà , trước lúc vào trường ,sau giờ tan học.
 Chắc hẵn  "Con phố Buồn-Hiu" vào  thời gian ấy với hai đôi chân song nhịp,tay ôm chiếc cặp,vai sánh cùng nhau trên một đoạn đường với ánh mắt hãy còn chan chưa nhiều ước vọng tương-lai  sau khi rời khỏi mái trường đã không phải là con phố buồn .
 Chính ngay  những lúc  với đôi tình-nhân trong tuổi học-trò ấy,có khi ...Con phố Buồn-Hiu , lại là một đoạn đường lý-tưởng cho những đôi uyên-ương rất cần tĩnh-lặng .
 Cho đến khi ,qua phần giữa của bài ca,cả hai phía nhà thơ và nhạc-sĩ , làm cho người đọc,người nghe mới thấm...đòn buồn về con phố đã trở thành một vết-tích vụn-vỡ không còn tồn-tại  vì hàng chục triệu tấn chất nổ,trong cái thành phố của tỉnh lỵ, mà dấu vết của đạn thù nhiều hơn gạch sỏi !

 Tất cả đã trở thành kỹ-niệm đau và buồn,thương với tiếc.
 Phố thị đã mất,dấu xưa tích cũ đã nhạt mờ.
 Người yêu cũ cũng không làm sao biết được qua cuộc kinh-hoàng ấy , cũng  không  thể  biết được  đã mất hay còn và  nếu như vẫn còn sống xót,sau những trận pháo long trời lở đất ấy , nàng  đã  trôi dạt theo dòng người chạy nạn về đâu ?
   Nếu như chẵng may đã  mất, có  biết là  đâu ,ở nơi chốn nào với một nấm mộ chôn vội bên đường hay ven đồi hoặc dưới lòng một con sông,bờ suối ?
 Những câu hỏi sẽ chẵng bao giờ có câu giải đáp vào thời chinh chiến !
 Tôi chưa được biết Quảng-Trị.
 Tôi chỉ thấy hướng Bắc con sông Mỹ-Chánh đứng từ phía Nam.
 Nhưng tôi đã tận mắt chứng kiến  đồng-bào tôi,nạn nhân trực-tiếp của cuộc-chiến do miền Bắc Việt-Nam khởi-động đang hứng-chịu những hậu-quả khốc-liệt nhất.
Có những bà mẹ bế  đứa con thơ đã chết tự lúc nào vừa gào than,vừa khóc đến thất thanh,đến lạc giọng  mà đôi khóe đã cạn khô nước  mắt, chỉ còn là  vệt  dấu  khô.
Tôi đã gặp nhiều chiến-binh đi chân không,đi đứng xiêu vẹo với những đôi mắt lạc-thần sau những ngày đêm dài ghìm súng trước quân  thù.
 Tôi đã thấy những phương-tiện chuyên-chở mọi thứ đồ-đạc được chất,được nhét từ con chó đến con gà rồi nồi,niêu soong chảo... đầy đến nỗi không còn một nơi nhỏ nào nữa để nhồi-nhét được !
Chỉ chừng đó thôi,tự trong tôi đã cảm nhận sự đau-đớn khổ sở,mất mát của hàng triệu người trong cuộc chạy giặc trắng tay mà chưa biết tương-lai sẽ về đâu.
Chiến-tranh,vượt qua  mức-độ tàn-phá ,vượt ngoài tưởng-tượng của loài người .
Không phải chỉ riêng Quảng-Trị mà còn,còn rất nhiều địa danh khác ,chỉ cần nghe đến tên thôi, mới thấy được mức-độ chịu đựng vượt quá phi thường của những chiến-binh cùng những nạn-nhân chiến-cuộc đã nằm trong vòng lửa-đạn.
 An-Lộc là một dẫn chứng.
Và An-Lộc ,Bình-Long có thể nói không sai là,không có một nơi nào ở trong thị-xã nầy mà không bị dấu đạn của Bắc-quân nã vào hai hoặc ba lần (ngoại-trừ tượng đức mẹ  Maria) !
Trong mỗi một người,hầu như ai-ai cũng đều có một hay nhiều nơi chốn để nhớ ,để nhắc.
 Vào thời kỳ sau cuộc di-cư  vĩ đại của một triệu đồng-bào miền Bắc vào Nam ,người dân ở những nơi có đồng-bào miền Bắc cư-ngụ đã được nghe, được đọc biết bao là điều hay ho,xa lạ từ Hà-Nội,từ Lạng-Sơn,từ Nam-Định, Thanh-Hóa đem vào.
 Mỗi một vùng đất,mỗi một địa-danh cho đến lúc đó đã chứa đựng biết là bao công sức của tiền-nhân đã dây công khai-phá giữ-gìn.
 Cho dù "nó" ở điểm tận cùng của đất nước như Mũi Cà-Mau chẳng hạn.
"Nó",như một địa-danh linh-thiêng đã có từ-thủa xa xưa như ải Nam-Quan ,qua bài học từ lịch-sử ,hầu hết trong chúng ta đây ai cũng còn nhớ về  những lời dạy con để-đời của Nguyễn-phi-Khanh  cho Nguyễn-Trãi , như thế nào gọi là thù nhà,gọi là nợ nước !
 Và,mấy trăm năm sau,chúng ta cũng được biết,địa-điễm năm xưa người cha lẫy-lừng ấy dù  bị  gông cùm đã hiên-ngang giáo-huấn người con,nay thì  đã nằm gọn vào lãnh-thổ của người Tầu !
 Những làng, phố nổi tiếng trong văn chương của dân-tộc cũng dần mất vào tay ngoại nhân :
"Đồng-Đăng có phố Kỳ-Lừa..
 "Có nàng Tô-Thị...."
 Cả xã Cao-Lộc,thuộc Lạng-Sơn nay cũng  đã bị xóa tên ra khỏi bản đồ  Việt Nam .

 Nơi chốn địa đầu của đất nước ấy,nay đã là một nơi chốn nhỏ thuộc về nước Tầu lạ hoắc sau cuộc xâm lược đẫm máu của Trung Cộng.
"Quê-hương anh là..."
Trong chúng ta có thể dùng bất cứ địa-danh nào của đất nước mình đã chào-đời,đã được hít-thở,được uống những giọt nước từ sông Hồng,sông Hương,sông Cửu để  nên dáng nên hình  để nói là  quê-hương của tôi.

 Cho dù đó là một ấp nhỏ xa-xôi hẽo-lánh,một nhánh sông đầy những Ô-rô,Bần,Mắm hoặc những phố-thị tràn ngập hàng triệu   ánh đèn...
 Quê hương "anh" có Con-Phố Buồn-Hiu dẫn đến bờ sông Thạch-Hãn hay quốc-lộ máu 13 Bình-Long An-Lộc, hoặc đại lộ Kinh-Hoàng Quảng-trị Thừa-Thiên chỉ đúng-nghĩa khi nào nó còn thuộc-quyền xử-dụng,thuộc-quyền cai-quản của chính dân-tộc chúng ta.
Nếu như "nó" bị một đất nước khác,một giống người khác cai-quản quyết-định mọi sự sống còn của chúng ta,thì danh xưng quê hương anh(hay chị hoặc tôi) sẽ không còn đúng nghĩa nữa.
Nó sẽ không chỉ là "con phố buồn-hiu" như quý ông Nguyễn-đức-Quan,Nhật-Ngân -Song-An mô tả nữa mà là "Đất Mẹ mất(tiêu) rồi" !
Phạm-huỳnh-Ngân




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).