Cây gậy,đuôi trâu và Người.

Sau khi tiễn chân thiền-sư Vọng-Động ra đến tận bãi đậu xe của chùa và chờ cho chiếc xe cũ mèm,ọp-ẹp quẹo khuất ở bảng stop; sư Kiến-Tất mới trở người,tay chấp sau đít đi từng bước chậm, mặt ngước nhìn  mảng trời xanh chen lẫn với nhũng ngọn thông già ,óc cố nhớ từng câu mà  vừa  đây người  mới được nghe.
 Đó là một câu,như những chuyện kể bình-dị khác  thoạt mới nghe qua,với  những thường nhân, thì "nó" rất vô-lý.Nhưng, đối với  giới luyện thiền , "nó" là một công-án không thể không biết,không thể không nghe , không thể không tra-cứu,nghiền-ngẫm tận-tường.Nhất là giới  thiền tập Nhật-bổn.
 "Có một con trâu (lẻ dĩ-nhiên là có sừng/lời người viết.)đi qua  cái khung cửa hẹp.Đầu qua lọt,đuôi thì không!."
-"Đầu lọt,đuôi không....đầu lọt đuôi không...sư Kiến-Tất mãi lẩm-bẫm,mãi tự hỏi ý-nghĩa của câu nói tối nghĩa kia,cho nên  khi đi ngang qua sư-phụ của người đang chăm-sóc bình bông trên bàn ở phòng khách mà người cũng không hề hay biết.
 Trụ-trì ngôi chùa có hai thầy trò là thượng-toa Thích-thành-Tựu,nếu tính theo tuổi đời thì sư Tựu được ba muơi tám.Người tạo dựng ngôi chùa nầy bằng bước khởi-đầu giống như một am-vân nho-nhỏ cho  cư-sĩ tại gia vậy.Rồi bằng chính công-sức của mình từ lúc khởi-đầu,dần dà về sau,bá-tánh,kẻ xa,người gần trong cộng-đồng người Việt chung-quanh, mới kẻ góp công,người dâng của cho nên hôm nay đây, những Phật-tử mới có được ngôi tam-bảo tuy không đuợc bề-thế nhưng  được mọi người có nơi đãnh-lễ Phật vào những ngày Rằm trong tháng nên đa-số phật- tử ai cũng hài-lòng cung-kính.
 Tự thâm-tâm,sư trụ-trì rất hài-lòng với vị-trí mà mình đang có.Nghĩ lại mà xem,mới đây thôi,chỉ dăm ba năm trước thôi;ngày hai bửa, toàn khoai với độn,bao-tử lúc nào cũng kêu la thảm-thiết vì cái đói triền-miên hành-hạ...rồi lại với mìn bẩy khắp nơi,bước một bước là gặp bất-an vì cái đám Khờ-Me đỏ;đơn-vị bộ-đội làm "nghĩa-vụ quốc-tế" của Sư, đứa mất mạng,đứa lià hai chân là chuyện bình-thường trên mặt trận viễn-chinh.
 Trốn chạy khỏi điạ ngục A-tỳ đó,sư Tựu cho là chính-đáng vô-cùng.
 Người cũng làm thân  tị-nạn,người cũng hội-nhập và thành-quả của nhũng năm tháng cần-mẫn đó, là có được một số vốn để "bỏ cọc" cho bước đầu mở ra am-vân dọn rộng ra con đường tu-tập.
 -Kiến-Tất có chuyện gì mà có vẻ vọng-tâm như vậy? Thầy trụ-trì hỏi.
 -Thưa thầy,thiền-sư Vọng-Động đưa ra một đề-tài về thiền hóc-hiểm làm cho con suy-nghĩ lung quá.Đệ-tử mong có dịp lành nhờ thầy chỉ dạy.
 -Con cứ học thuộc những kinh-kệ và các nghi-thức nhật tụng cùng ba thời công-phu trước đi cái đã.Kinh A-di-đà,kinh Hồng-danh,kinh Phổ-môn,Sám-hối con đã thuần-thục chưa?
 -Dạ,con vẫn đang học hằng ngày nhưng thưa thầy tuổi con quá cao học trước, quên sau thật là tệ.
 -Vậy thầy mong con chuyên tâm vào kinh Phật,đừng có để những lý-luận,lý-thuyết xa-vời nó tác-động lên con mà ảnh-hưởng đến con đường tu-tập.Hơn tám vạn pháp-môn,thầy xem ra chỉ có gõ mõ tụng-kinh là dễ-dàng,nhanh-chóng hơn hết thẫy!
 -Con xin nghe thầy.
Sư Kiến-Tất,tự giận lấy mình trong việc học kinh nhà Phật; không xa mấy đâu,sư nhớ rỏ mồn một ,ba muơi ba năm về trước đây mà,khi đó Sư giữ một chức-vụ có tính cách sinh-tử của một quân-đội có hơn một triệu tay súng.Nào là máy bay,nào là taù chiến với xe tăng,xăng dầu ,lương thực,súng đạn ôi-thôi đủ thứ,đủ hạng-mục,đủ thứ ký-hiệu,cả triệu con số... Sư vẫn giải-quyết trơn-tru,nhịp-nhàng,trôi chảy...mà,giờ cái bộ óc nó làm sao đây sao  mau hao,mau mòn quá vậy!.
 Cái ông Vọng-Động này,ông cứ nghiền-ngẫm mấy cái công-án bí-hiềm nát óc thì ông cứ tự mà tìm-tòi lấy đi,việc gì phải làm cho động-loạn đầu óc lão tăng nầy?
 Ông sư tuổi đã qua cái cỡ "cổ-lai-hi" từ lâu nhưng trong chốn thiền-môn nầy cũng chỉ là một chú-tiểu sơ-cơ mà thôi, cho nên  mọi giáo-hóa,cũng phải theo  từ những buớc đầu cho một tu-sinh chuẩn-bị hội-nhập.Nên chi,học thuộc lòng kinh-kệ là điều bắt buộc cho một người đã ly-gia,cắt-áí và  cho những ai đã quyết-tâm quy-y tam-bảo.
 Những câu Việt-ngữ được phiên-âm từ tiếng Phạn trong một số kinh đã góp phần gây khó cho Sư Tất không ít..."dà dị da dà can nan đa,dà dị da dà ca nan đế... đa ta dạ ta bà ha.."
 Đọc đã khó,rồi ý-nghĩa lại tối thui Sư già nhiều lần hỏi thầy trẻ những mong được giải nghĩa tận-tường, nhưng những câu trả lời nhanh chóng gần như không muốn cho vị tân-tăng hiếu-học kia hỏi-han về phật-pháp. Thầy luôn-luôn nói với sư Tựu rằng, cố học đi rồi "ân tam-bảo" sẽ khai mở hay "..khi thuộc rồi tâm sẽ sáng.." rồi cứ như thế thầy Thành-Tựu như đã sẵn-sàng cho lời thối-thác vào những lúc người đệ-tử dù tuổi đã già lắm rồi mà hãy còn cầu học!
 Tuy cố nghe theo lời thầy hứa-hẹn về thì tương-lai của cách học "từ-chương" những lời kinh,câu kệ,nhưng tự cõi thâm-tâm sư Kiến-Tất cảm-nghiệm rằng có nhiều thiếu vắng,nhiều ,nhiều,rất nhiều điều suy-tầm,khao-khát trong lãnh-vực tâm-linh mà cho đến giờ nầy đây, sư vẫn chưa được những lời giải-đáp thỏa-đáng.
 Biển học mênh-mông đầy những ảo-tượng, quá nhiều u-mê sắc-tướng ,mà tầm cho ra con đường tu-học cho đúng cái nghĩa "Minh-tu" sao nó khó như giữa chốn trùng-khơi tìm cho được đúng phương,ngay chỗ!
 Sư Kiến-Tất,dù tuổi đời đã ngoài thượng-thọ nhưng dưới cái nhìn của trụ-trì Thành-Tựu thì bất-quá chỉ là chú tiểu sơ-cơ trong chốn thiền-môn nầy thôi,nên chi nếu như có áp-đặt những Kinh-kệ nhập-môn sơ-đẵng cho sư Tất thì sư Tựu cho rằng đó chỉ là chuyện bình-thường.
 Cũng chính vì thế,những ẩn-dụ,những công-án ngắn lời,nhiều nghĩa do thiền-sư Vọng-Động dẫn ra, thuật lại đã theo và "hành-hạ" cái bộ óc hiếu-học ham mê tìm-tòi với những mong tìm được  các lời giải-đáp làm sao cho nó ổn-thỏa về phương-diện tâm-linh mà sư Tất vốn hằng ao-ước từ lúc xuất-gia.
 Ông muốn tới tận cõi  sâu  nhất của cái biển tri-thức;Ông muốn tìm gặp cho được nơi phát ra suối-nguồn đau khổ mà loài người đã từ muôn kiếp,đến tận hôm nay hãy còn ngụp lặn hôn-trầm trong đó;Ông muốn vượt thoát cái bóng tối vô-minh,mà "nó"(vốn) đã phủ chụp lên vô-số con người  mà đã bắt-đầu bằng những tiếng khóc từ lúc chào đời.
 Câu hỏi lớn là, bằng cách nào để loài người tìm vầng hào-quang giác-ngộ đó:
 -Kinh-kệ với sớm tối công-phu,mà vốn tự đáy lòng đã có không biết là bao trăn-trở với nghi-vấn thành-tựu?
 -Ngồi kiết-già nhìn vách nghiền-ngẫm những công-án tối-nghĩa để "chờ" đốn hay tiệm-ngộ?
 -Theo sát gương của đức Từ-phụ Thích-ca mâu-ni khi xưa mà tham-thiền nhập-định hầu vượt-thoát vòng luân-hồi dai-dẳng?
 Sư Kiến-Tất,có cả một mùa đông dài tự thực-hành hỏi,đáp... và trả-lời.
Qua cái mùa lạnh-lẽo khắc-nghiệt của miền Đông- Bắc  nước Mỹ.Khi những bầy chim thiên-di từng đoàn đã trở về,những nụ non mướt hiện ra trên vạn ngàn cây lá,những chồi xanh túa ra chỉ cách qua đêm và hàng trăm loại tiếng hót hòa-quyện lẫn nhau của chim-chóc lẫn cùng  muông thú.Thầy trò sư Tất đã biết thời-điểm mùa đông đã kết.
Mùa xuân!
Thiền-sư Vọng Động,không rỏ có gì hay ho trong suốt muà đông dài kia hay không, mà đã chuẩn-bị xe-pháo đến viếng cảnh chùa vào tiết lập xuân.
 Sư trụ-trì,sư Kiến-Tất phân-ngôi chủ-khách mời trà ướp hoa Sói thượng-hạng của một tín nữ cúng Phật trong năm.
 Sau tuần trà thứ nhì thật ngon,Vọng-Động thiền-sư với phong-thái  an-nhiên:
-Thưa hai sư-phụ,mùa đông vừa rồi tôi được đọc và suy-nghiệm một đề-tài thật hay mà tôi lấy làm tâm-đắc lắm,không biết hai ông có muốn nghe trong cái lúc trà đàm nầy không?
 -Mời thiền-sư,sư Thành-Tưụ nói.
 -Có một thiền-sư kia,ngồi thiền mãi mà không thấy một ấn-chứng nào cả...
 -Ngồi hòai  mà có được gì..
Trụ-trì ngắt-ngang câu nói của khách.
 -...Bởi cho nên người mới rời nơi ấy  đi tới một bờ sông mà tu-luyện.
Sư Tựu,
 -Rồi ra sao?
 -Thiền-sư ấy đã công-phu viên mãn!
 -Bằng cách nào,trụ-trì hỏi gấp.
 -Thưa, ông ấy luyện được phép thảy cây gậy và đứng trên đó mà qua được bên kia sông!
 -Hay,hay hay,sư Tựu rất hoan hỉ.
Sư già Kiến-Tất chống tay lên trán khẻ nhíu mày,nét mặt cực-kỳ đâm-chiêu.
 -Nhưng thưa hai sư-phụ,hai vị có biết điều gì xảy ra nữa không?Có một ngày kia,có một vị thiền-sư mà lúc trước cũng tu-tập gần thiền-sư quăng gậy đó, có dịp vân-du đến bến con sông âý.Thiền-sư có phép đạp gậy qua sông mừng-rở gặp lại người xưa và hỏi vị thiền-sư ở lại:
 -Thế trong mười năm qua ông có gì tiến-bộ không?
 -Tôi vẫn thế!
 -Như vậy là ông không tiến bộ rồi,ông có biết không,giờ đây tôi có thể qua sông bằng cây gậy nầy!
Thiền-sư vân-du:
 -Ông ơi là ông,người ta chỉ cần bỏ ra ba hào trả công  cho người chèo đò là qua  được con sông,còn ông  phải bỏ ra tới mười năm mới sang được sông thì thật là lãng phí tuổi đời!
Thưa hai sư-phụ,Vọng-Động thiền-sư tiếp:
 -Câu chuyện vưà kể là một trong những công-án thiền của Trung-hoa lúc xưa.
Thầy trò im-lặng.
Chỉ thấy sư già Kiến-Tất có nụ cười viên mãn y-hệt như khuôn mặt tượng đức phật Thích-ca ở trên chánh-điện.
Cận xuân năm Thìn 2012.
Tầm-Nã.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).