Xin đừng vô-cảm!

Cao trên trung-bình so với những người Việt cùng trang-lứa,khuôn mặt đẹp với hàm râu lúc"ba giờ"chiều ẩn mầu xanh nhạt;trang-phục nhất định phải "chic" đúng với chữ sành-điệu!
 Với bộ dáng ấy lại được trang-bị thêm mãnh bằng giáo-sư Anh-văn được cấp từ một đại-học danh-tiếng của Anh-quốc nữa thì có biết là bao người cả nữ lẫn nam, ai mà chẳng thòm-thèm mơ-ước?
Không sai!
Nên trời cao(vốn)không phụ lòng người,cho nó hợp với câu"phù-thịnh chớ ai phù-suy ?" nó lại chiếu-cố mà ghim ngay trót-lọt vào Tuấn-Kiệt,giống như người trúng số độc-đắc cặp mười vậy!
 Không giống như những công-tử hay các cô-chiêu,cậu ấm thuộc giai-cấp mà đám dân đen thường gọi là giới quý-tộc đỏ,khi chưa tốt-nghiệp ở ngoại-quốc thì đã có chổ đứng sáng-giá, đã được cha mẹ hoặc"trên" dành sẵn cho rồi ;Tuấn-Kiệt hãy còn muốn dành thời-gian để so-đo đồng lương với chức-phận.
 Chưa đến nửa năm,từ ngày trở về quê nhà,đám cưới của Tuấn-Kiệt và Hoàng-Trang đuợc tổ-chức thật lớn và cực-kỳ xa-hoa, "hoành-tráng", bằng chứng rỏ nhất là trong số thực-khách được trân-trọng mời chào, đã có sự hiện-diện của hầu-hết những vị thuộc bộ Chánh-trị trung-ương và gần như toàn-thể các quan-chức thế-giá trong  nội-các của Nguyễn thủ-tướng.
 Tuấn-Kiệt,dù đã được bố vợ lo-toan cùng "động-viên" đôi ba lần vào những vị-trí thơm-tho,trên trước đầy béo-bổ với một tương-lai hưá-hẹn tràn-đầy xáng-lạn,nhưng cứ mãi khéo từ- chôí quanh-co.
"Bức-xúc" vì sợ tương-lai  con gái của mình bị "hụt-hẫng" nên ông Cang có cho Tuấn-Kiệt biết rằng ông có dư mọi khả năng để giúp-đỡ cho Tuấn-Kiệt trên con đường hoạn-lộ.
Kiệt muốn mở một trung-tâm đào-tạo Anh-ngữ"chính-quy",hiện-đại được trang-thiết-bị đầy-đủ  cho các học-viên như tiêu-chuẩn quốc-tế,và cơ-sở bề-thế ấy đương-nhiên sẽ tọa-lạc ở một nơi dễ thu-hút và thuận-tiện cho việc đi lại cho cả mọi người,ngay giữa thủ-đô Hà-thành.
 Đối với Thứ-trưởng Cang,đó không phaỉ là chuyện lớn.
 Di dời, gần như cưỡng bách và, với đồng tiền trám họng được ông cùng đàn em trải ra cho các cơ-quan chức-năng một cách  hào-phóng thì, cái đám dân đen kia mà có thưa-kiện được gì đến ông đâu nào?
 Ngày khánh-thành"Trung-tâm đào-tạo Anh-ngữ chính-quy" với con số học-viên ghi-danh đã vượt ngoài khả-năng dự-trù của Tuấn-Kiệt.
 Học viên của Trung-tâm có nhiều thành-phần và đa-số rất lấy làm hào-hứng qua các phương-tiện thính-thị,học-cụ tân-tiến và nhất là cái "mác ngoại" của giáo-sư kiêm giám-đốc nhà trường.
 Học-viên tin rằng với những giảng-viên cùng với những trợ-huấn-cụ  ấy việc học Anh-ngữ của họ sẽ tiến-triển nhanh-chóng lắm.
 Hoàng-Trang,trước khi được gia-đình ông Cang sắp-xếp gả cho Kiệt đã đôi ba lần có người yêu, mà  người cuối của Trang  là Tấn.
 Vốn con nhà dân-giã,với ham-muốn làm một cuộc đổi đời nên bằng mọi phương tiện có được trong tay,Tấn đã mạnh dạn  cầm,thế,chạy chọt để  được xuất ngoại làm công-nhân ở nước ngoài và giờ đây, làm  "người Rừng",đang dở sống,dở chết nằm trong một khu rừng của nước Pháp,chờ và được hứa-hẹn sẽ sang Anh-quốc trồng "cỏ".
 Nằm trong vòng tay của Tuấn-Kiệt,nhưng Hoàng-Trang đưa"nửa hồn thương đau" qua Tây phương  để  san-xẻ cái nổi khổ-sở nhục-nhằn ,sống chẳng được , chết không xong của người mà mình đã hết lòng yêu -đương trong hàng trăm lần ái ân nồng cháy !
  Và,không đè nén được những tiếng thở dài bất-chợt trỗi dậy trong đêm . 
  Ác thay lại là  lúc Tuấn-Kiệt đem hết những khả-năng cung-hiến cuồng nhiệt của người đàn-ông lịch-duyệt đã từng du-học ở phương Tây cho người vợ có thân hình bốc lửa  mà anh vừa mới cưới!
 Lầm-lở không chỉ một , mà nó là sự lập-lại nhiều lần sau nữa trong những canh khuya, vào những đêm dài sau đó!
 Có một tấm vách tường vô hình nào đó đã ngăn cách đôi tân-lang và tân-giai-nhân mà mới cách đây không lâu đã là câu chuyện khen ngợi hết lời của cái cánh giàu sang,phú-quý ăn trên,ngồi trốc trong cái thành-phố đầy phô trương hướng ngoại  nầy.
 "Lặng im là nổi ồn-ào".
                            (Nhược-Thủy.)
 Tuấn-Kiệt đến Trung-Tâm anh ngữ  với tâm-trạng bần-thần do những đêm thức trắng sau những tiếng thở dài cố dằn,im -nén ấy, nên   vào bục-giảng với những bài tập qua-loa,lại vuợt ra ngoài trình-độ lãnh-hội của đa-số học viên lớn tuổi,có chức,có phận muốn kiếm một mớ vốn-liếng Anh-ngữ để giao-tiếp với những người ngoại-quốc  lúc ở cơ-quan hay khi đi công-tác nước ngoài.
 Họ cần loại Anh-ngữ thực-dụng nói sao cho người hiểu, chớ không cần văn-chương chữ-nghĩa gì khác.Họ không sính những bài ,những câu văn-phạm khô-khan, khó học mà lại dễ quên.
 Trung tâm đào-tạo Anh-ngữ chính-quy không đáp-ứng được nhu-cầu đó của họ;nên số học-viên ngày càng tuột nhanh.
 Hoàng-Trang  phải sống với chồng với tâm-trạng  lạnh-lùng , bồn chồn,giả dối với chồng và với chính mình .
  Tuấn-Kiệt,với người đẹp đã nổi tiếng với nhiều cuộc tình,chỉ được tiếng là con một cán bộ quyền thế  cùng hàng trăm lời chê,tiếng khinh   đã bể cơn mơ lớn.
 Ông Cang thấy rỏ những biến-động trong đôi uyên-ương mà ông bà đã ra công ráp-nối.
Trong một bửa cơm gia-đình,hai gia-nhân bày-biện thức-ăn,thức uống ê-hề tươm-tất,giữa bàn là một bình hoa trang-trọng,trên có chùm đèn pha-lê rực sáng,cả toà nhà hệ-thống máy lạnh chạy phe-phe.
 Tây-Mỹ cũng không bằng!
 Ông bà Cang,Kiệt,Trang dùng cơm với cái yên-lặng gần như tuyệt-đối trên bàn ăn.
 Hai chị hầu bàn cũng đứng yên như pho tượng trong bửa cơm yên lặng khác thường đó.
 Giống như cái êm của trời sắp bão !
Chợt ông Cang phá tan không khí nặng nề ấy :
 - Mẹ-kiếp,ba cái đám vô-công rỗi nghề nầy bầy cho lắm chuyện ra!
Kiệt cũng muốn giải-tỏa cái êm lặng một cách khó chịu:
 -Chuyện gì đấy Bố?
-Bọn "tuần-hành"phản đối Trung-quốc cướp đất,lấn đảo của mình đấy mà...
Ông Cang trả lời.
-Con thấy họ làm đúng đấy chứ Bố,Kiệt bày tỏ.
-Sao lại đúng?Mọi việc mình đều dựa vào họ hết,chạm đến họ nhỡ mà chiến-tranh nổ ra làm sao mà nhà ta giữ được của-cải ,giữ được  tiền của ,quyền-tước và giàu-sang sung-túc trong cái cơ-ngơi bề-thế nầy?
 Nói cho cùng,Trung Quốc có đến đây tiếp quản đất nước mình thì cũng là tình đồng chí anh em Xã hội chủ nghĩa với nhau thôi !
 Chắc chắn họ cũng sẽ cần những nhân vật cốt cán như bố đây để yên dân,để dễ bề nhận thức rồi sẽ nhanh chóng đưa dân tộc mình tiến nhanh,tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa chứ có thiệt hại gì đâu ?
 Thở một hơi cho toát bớt những bực dọc,thứ-trưởng Cang tiếp :
- Cứ nín thở qua sông ,ai làm gì thì mặc ,nhỡ Trung-quốc họ có đến ,bố đây cũng có-thể xoay mà ngả sang họ .Lúc ấy,nhà mình cứ như thế nầy mà sống ,việc nước ,hừm,đã có khối đứa nó lo.
 Kiệt vẫn thấy lập luận của bố vợ chưa hài lòng với những hiểu biết của mình về ý đồ của nước đàn anh phương Bắc nhưng thấy bố vợ đưa ra  các luận cứ quá vững nên chưa kịp đưa ra lý lẻ nào khả dĩ tranh luận được .
 Rỏ ràng,việc Bắc Kinh tự ý vẽ ra đường lưỡi bò chín đoạn nhận gần hết phần biển Đông về mình với dăm ba chữ...mơ hồ là "lịch sử".Nó sẽ không thỏa mãn cho một người đã được đào tạo từ một nước văn minh là Anh quốc .
 Nhưng,thưa bố con nhận thấy hành động muốn vơ cả biển Đông về mình nó có phần quá đáng và lấn ép những nước nhỏ khác chăng ?Kiệt cố cú chót.
 Ông Cang :
 Nầy con !
Nước mình nhỏ,làm sao mình dám làm châu chấu đá xe được ,hơn nữa các lãnh tụ trên trước đã sang Thành Đô nhận chỉ thị từ trên rồi.Chúng ta,chỉ là những người dân nhỏ nhoi,thế con nghĩ xem ,chúng ta làm được những gì ?
 Lại có câu :"Phù thịnh chứ không ai phù suy !",cần phải thức thời thì gia đình mình mới giữ được cuộc sống nhàn hạ ,sung túc như thế nầy.
 Đâu có ai trong chúng mình muốn ra ngả tư đường vá xe,có ai muốn lặn lội xuống những con kênh nước đen sình thối mà nhặt từng cái bao nylon về giặt rửa rồi bán để kiếm cơm không ?
Có ai thích vào chốn rừng hoang khai khẩn mà mồm thì chỉ nhai đi nhai lại những sắn với khoai không ?
 Thứ trưởng Cang bồi thêm:
 Thế thì theo bố,cứ làm thinh là hay nhất nhỉ ?

Đây là một biểu-ngữ thống-thiết nhất"Xin đừng vô-cảm!"
Kiệt,Trang đồng thanh :
 -Bố thật cao-kiến.!
Tầm-Nã.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).