CƯ TRẦN NHIỄM TRẦN

Ông Tư ,Đỗ thuần Hậu là tổ sư sáng lập nên “ Pháp lý Vô Vi khoa học huyền bí Phật Pháp “,gọi vắn tắt là “ Đời đạo song tu “,cũng được gọi là Thiền Vô Vi.
     Trong các bài giảng giải về pháp lý,ông hay nhấn mạnh đến câu con người vì “ Cư trần ( rồi bị ) nhiễm trần “.
      Đây,gần như là định nghĩa của ông.
      Ông cho rằng hễ có sống,có xa cạ,có giao tiếp với mỗi người từ gia đình cho đến xã hôi chung quanh thì con người bị ảnh hưởng xâu,tốt tác động ít hay nhiều đến với bản thân của mình.
      Thoạt vừa nghe hay vừa đọc xong,nếu người không tinh tế,có thể không hiểu hết được hàm ý của ông.
      Theo thuyết luân hồi của Phật giáo,con người “ trong vô lượng kiếp “ đầu thai,chuyển thế đã từng lên xuống nhiều lần ở cõi trần này.
      Câu hỏi đặt ra là lên xuống nhiều lần để làm  gì vậy?

     Câu trả lời từ Phật giáo, từThông thiên học,ông Tư … là để cho linh hồn ấy học,biết,kinh qua đủ mọi trạng thái,mọi cảnh ngộ hầu cho linh hồn ấy tiến hóa.
   Từ câu trả lời hết sức vắn cho kiếp trầm luân lên xuống nhiều lần của một linh hồn,sao thấy ngắn ngủi quá !
   Bởi,đời sống của một kiếp người thì  ngắn mà gần nhất với loài người hiện nay là trái đất với tuổi thọ vài chục ngàn năm thì chưa nhằm nhò gì nếu đem so với tuổi thọ của dãy Ngân hà với vũ trụ bao la ngoài kia được tính số tuổi hàng triệu.
  Cho thí dụ gần nhứt, một ngôi trường được cất với vật liệu tốt,ngôi trường tồn tại độ ba trăm năm thôi,thì thử hỏi ngôi trường ấy đã đào tạo,đã cho ra bao nhiêu là người tri thức ?
     Trong thời gian đó, không phải bất cứ học trò nào vô đó khi ra trường đều thành đạt với kết quả như nhau.Cũng cùng ngồi dưới mái trường,học chung một chương trình nhưng trình độ hấp thụ,sự nhận thức mỗi người mỗi khác.
     Những học viên ở dưới chung một ban giám hiệu nhưng không ai giống ai.Trong đó có kẻ siêng năng học,có người học cho có, có người phá phách người khác,có người ăn cắp,có người chán nản buông xuôi..
       Đó,chỉ là thí dụ được giới hạn trong một nơi diện tích,chu vi là một trường học.
       Đương nhiên,xã hội loài người trên địa cầu này lớn rộng và đa dạng gấp trường học kia hàng triệu lần thì có biết là bao điều con người phải học, phải thuộc.
      Con người,mới sinh ra,theo ông Khổng Tử , thì tánh của đứa trẻ đó “ vốn “ là thiện.Nó chưa biết gì hết.Nó chưa lộ ra bất cứ dấu hiệu nào khác ngoài cái mặt khi ngủ cười,lúc khát sữa khóc đòi bú ..
        Những biểu lộ trên  mặt của trẻ sơ sinh đó cho tới khi nó qua khỏi giai đoạn Thôi Nôi, gần tới lúc chập chững đứng chựng nhất nhất làm cho bất kỳ ai thấy cũng  thích,cũng thương.
        Quan sát kỷ,trong giấc ngủ say mê của  đứa trẻ,sẽ có khi thấy nó nhíu mày,nó cười,khóc giả nó nhăn mặt mà thường khi ít thấy.Nhiều người cho rằng những lúc đó là do ...Mụ Bà dạy cho đứa trẻ. Tôi không dám góp ý ,vì không biết nhưng tôi cho rằng,có thể ông Khổng Tử gặp ,thấy và nhìn các trẻ sơ sinh nầy vào những lúc đó rồi ông kết luận _" Tánh sơ nhi,chi bổn thiện " hay chăng ?
    *
   Người Việt mình có câu-“Phép vua thua lệ làng “.
   Đây là một câu nói từ xa xưa cho đến thời này cũng không ai bài bác được.Bởi,ngay tới những người cầm quyền ở địa phương ấy cũng không thay đổi được vài'lệ' mà làng đã có từ xa xưa.Một xã ở miền Bắc nước mình đã có thói quen cưới gã với nhau cùng trong làng, không biết từ lúc nào ,cho đến khi người ta biết càng ngày người dân ở đó càng nhỏ người đến mức báo động.
    Hủ tục này ngay cả chánh quyền cũng không can thiệp được,vì đó là quyền tự do cá nhân.Trong vấn đề hôn nhân cùng xã này lại có tính cách địa phương nữa.
   Như chúng ta được biết,tinh thần địa phương,gia tộc giòng giống có ở nhiều nơi trên thế giới nhưng có nơi có chừng mực và có nơi cực đoan đến đổi vô lý.
  Khi có lời giải thích từ các giới khoa học với kết luận dễ hiểu là huyết thống của dân làng này gần như cùng chung với nhau,cho nên hiện tượng “ ngày càng nhỏ con “không ai ngạc nhiên.
   Gia đình và địa phương gắn bó với nhau thật chặt khi người ta cần nương tựa,cần hậu thuẫn với nhau về nhiều phương diện.Cho nên gia đình và địa phương đã trói cột với cá nhân và cá nhân ấy gần như tin rằng mình không thể tách rời hay nói hoặc làm ngược lại những điều mà gia đình,địa phương sai trật.Cho nên,chúng ta đã thấy cái bệnh binh với nhau(dù thâm tâm biết người mà mình binh làm sai. ).
    Một đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người cha nóng tánh và chửi thề liền miệng,thì thế nào nó cũng sẽ có những lời không hay.
    Từ nơi căn bản cho các bước chập chững những tánh xấu, lòng tốt của ông bà cha mẹ ,anh chị sẽ ăn bám vô đứa trẻ.May thay,trường học và tôn giáo là những nơi cân bằng đứa trẻ.Bởi,trường học dạy cho đứ trẻ những kiến thức,giáo dục  kiến thức phổ thông bao quát cho một khi đứa trẻ thành một công dân hữu dụng cho đất nước ,sau khi rời mái trường.
     Còn tôn giáo,sẽ phân tách cho đứa trẻ biết việc gì là thiện,là tốt lành cần nên làm và chỉ ra điều ác để đứa trẻ biết mà tránh.
      Trường học,tôn giáo lèo lái ,khai mở và cũng là cái thắng như  của chiếc xe,nếu như chiếc xe ấy xuống dốc quá nhanh hay sai trật nó sẽ cân bằng lại nhờ hai nguồn giáo dục và trí tuệ mà đứa trẻ đã được lãnh hội.
     Điều này,còn tùy mức độ trí óc của đứa trẻ,nó  có chịu nhận vào  không và mức độ nhận vào nhiều hay ít.
         **
   Nhiễm được xem là lây.Thường thì người ta dùng tiếng nhiễm để chỉ về xấu,không tốt,lan lây .Điều tốt nếu dùng tiếng nhiễm vẫn được nhưng ít ai dùng tiếng "nhiễm" để nói về cái hay,cái tốt.Thường người ta vẫn dùng tiếng ảnh hưởng hoặc học được điều hay,điều tốt.
   Nhiễm được coi là một sự truyền nhiễm,ngoại trừ nhiễm độc,nhiễm bệnh với loại vi khuẩn mạnh,nhiễm phóng xạ.
   Nhiễm còn có thể nói là lây từ một số tật xấu,thói quen không tốt.Người ta có thể đưa ra thí dụ  :-Thằng A hay khạc nhổ ở nơi công cộng thằng B hồi trước không có (cái tật đó) mà chơi với nhau một thời gian,nó bị nhiễm cái thói đó!
   Tự mình muốn giống hay bắt chước theo người ta mà không cân nhắc đúng sai có thể gọi là tiêm nhiễm.
   Người Nhựt,thường ít bắt chước theo người khác.Người Cao Ly bắt chước người Nhật cách khom người,cúi đầu chào.Đàn ông Nhật và Triều Tiên đều hiếm có nụ cười nhưng đàn ông Nhật không nóng tánh như đàn ông xứ Kim Chi!
   Hai nước cùng là Á Châu nhưng Nam Hàn có lúc tới mười ngàn trại nuôi chó để phục vụ cho nền ẩm thực của dân xứ này trong khi ăn thịt chó bị cấm gần như triệt để ở xứ Hoa anh Đào !
  Thói quen tốt hay xấu lâu đời  ở một địa phương nơi,có thói quen khép kín, không muốn  mở cửa giao tiếp với chung quanh.Ở nơi mà tinh thần địa phương do người thời trước đề cao về người,về “địa linh “thì các thế hệ về sau không cần suy xét,không cần bước ra nơi khác hay mời chào những người ở các vùng,miền,nước khác tới thì cái"Ta" của mình vẫn là nhất,vẫn là đúng! 
   Nhiễm một thói tật,một điều xấu không phải bị bám dính vĩnh viễn.Nó có thể đeo theo người ấy tới mãn đời và có khi bị tẩy trừ,bị tống xuất,nếu người ấy quyết lòng.
   Ý chí và  kiến thức của người bị nhiễm có thể do họ tự lật ngược được thói xấu bằng chính ý lực của họ .
  Tri thức và tôn giáo là động lực để thay đổi cho tánh xấu của một người.
  Nhiễm thói xấu không phải do dốt nát hay kém hiểu biết.Pôn Pốt và Iêng Sari là hai đại đồ tể đã lạnh lùng giết chết hơn hai triệu đồng bào của họ.Cả hai đều là sinh viên Cambodia đi du học ở Pháp.Hoàng phủ Ngọc Tường là sinh viên ở Huế đã là người trong nhóm của y ta chủ mưu giết hơn bảy ngàn người  dân ở Cố Đô Tết Mậu Thân 1968 .Cho tới ngày bệnh già chết, các người  kể trên không một ai buông lời hối tiếc về hành động giết người một cách man rợ của mình.
   Nhiễm theo thói Cộng Sản Tàu coi rẻ sanh mạng của đồng loại.Khi xưa,Việt Nam mình cũng rập khuôn theo Tàu bằng cách chỉ có một người làm sai,lôi ra ba họ chém đầu.Bằng chứng là vụ án Lệ chi Viên mà nạn nhân là khai quốc công thần Nguyễn Trãi và gần nhất là vụ Cao bá Quát thời Tự Đức.
   Có lẽ,trong tất cả các điều con người tự mình dằng co ,phân biện phải trái,xấu tốt,thiện ác,ngay gian với chính tham tâm của mình là điều khó trừ khử nhứt,
    Có nhiều người biết mình sai quấy mà vẫn dối lòng với chính mình mà không chịu hoặc không muốn thay đổi vì sợ mất quyền lợi.
    Nhưng,đó không phải là loại 'bệnh' bất trị !
    Họ chỉ cần có cơ hội biết sự thật về những dối gian mà cả bao nhiệu người chung quanh,cả một guồng máy với hệ thống nhồi sọ,tuyên truyền nói trắng thành đen,nói gian ra ngay rồi TỰ THÂM tâm của họ,dùng chính cái bộ óc của mình để so sánh,để thẫm định rồi cải sữa .
    Lịch sử đã từng chứng minh rằng không một đấng quyền năng nào thay đổi một người từ gian thành ngay,từ ác trở thành thiện được.Trư phi,tự người đó nhận thức và thay đổi.
    Nhân loại đã từng có nhiều kẻ ác hoàn lương,nhiều đồ tể chợt môt phút giác ngộ buông đao thành người tử tế,là do sự hối lỗi,cải sữa.
     Đảng CSVN có nhân vật Võ văn Kiệt mà sau năm 1975 chúng ta đã thấy được.Cho dù ông ta không quây lưng lại với chủ nghĩa mà ông đã tôn thờ,đã phục một trăm phần trăm nhưng  khi ông chánh thức tuyên bố -: 'Ngày ba mươi tháng Tư có triệu người vui cũng có triệu kẻ buồn',thì người ta biết rằng ông biết và muốn điều gì.
      Xin nhắc một chút,dưới sự cai trị của CS,họ không chấp nhận bất cứ tiếng nói nào khác với Đảng.Ông Kiệt là một nhân vật nồng cốt của cái đảng ấy.Cho nên ,cái chết quá sớm đến với ông tạo cho người ta nghi vấn.
Đa số những người theo Cộng Sản đều nằm trong tình trạng này.Họ tự nguyện tiêm nhiễm thói xấu mà không đủ can đảm,không đủ ý lực điều chỉnh cái tâm của mình trở lại đường ngay…
   Nhiễm thói xấu là một danh sách dài lê thê mà hễ đã làm người thì ít nhiều gì cũng bị lây nhiễm . Hút hít các loại ma túy,chất nghiện,cờ bạc,nói láo,nói thêm,nói gian,thói quen lấy của người,tham nhũng,ghen ghét ganh tị và,kể cả một loại bệnh khá phổ thông hay lây.Đó là bệnh "Ghét" người khác với màu da,tiếng nói,phong tục tạp quán với mình.Nước Mỹ có một đạo luật cấm ghét người khác.Theo luật,công dân nào vi phạm luật nầy có thể bị phạt tù.Luật có thể cấm người ta hành động thù ghét nhưng người ta biểu lộ bằng ánh mắt khinh khi,hờn căm với miệng mím chặt,mồi trề xuống hay vãnh lên thì luật không chạm tới được vì nhíu mày,bĩu môi,há mồm lại được một tu chánh án khác bảo vệ !
    Con người bị lây nhiễm các loại vi trùng gây nên những loại bệnh làm cho cơ thể đau đớn,phản ứng các vị lương y tùy theo khả năng,có thể điều trị hết được,tùy theo mức độ nặng nhẹ hay thời gian thấm nhập.
    Nhiễm thói hư tật xấu không thấy bất kỳ loại thuốc nào được bày bán ra để trị mà xem bộ 'bệnh nhân' có phần khá đông không muốn trị liệu.
    Thuốc ,chưa thấy nhưng,sách vỡ dạy làm người đã có rất nhiều tứ Á sang Âu,tứ Bắc chí Nam mà,khổ thay,đa phần người ta xem xong rồi để dành đó.
    Chúng ta đã có những quyển sách loại 'Học làm người' vủa Dale Carnergie ,nếu như chỉ cần lấy được phân nửa  các ý hay trong dó thôi thì cũng đủ để làm người đàng hoàng; Chưa nói tới biết là bao lời dạy của Chúa Jesus của đức Phật của Khổng Tử,của thánh Ghandi của những bậc  đã thành đạo.
     Có những thứ,người ta có thể làm dùm,có thể giúp lẫn nhau trong đời sống nhưng chỉ có tự ta điều chỉnh,sữa chữa lấy thói tật mà mình đã tiêm nhiễm,bất luận mới bắt đầu hay lâu năm mà thôi !
H3.+PHẠM HUỲNH NGÂN.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).