VẬT TRUYỀN PHÁP.


   Khi tới đoạn lục tổ Huệ Năng bị người của Thần Tú rượt đuổi ráo riết càng lúc càng gần ,trong khi ấy vì phải mang trong mình một số vật dụng ,chắc chắn sẽ  bị mất đi sự nhanh nhẹn cần thiết.Như vậy,việc lục tổ bị nhóm người kia bắt kịp là điều không tránh khỏi.


Cho nên,phải mất thời gian cân nhắc giữa hai quyết định hết sức hệ trọng và cũng vô cùng khó khăn cho vị tân lục tổ,một người vốn  thiệt thà,chân chất .
      Trong cơn chạy trốn nhóm người săn đuổi vừa giữ được thân ,đồng thời phải giữ được những bảo pháp tín vật , để về sau này mới có bằng cớ chứng minh được tư cách pháp thừa của mình và cũng không muốn làm sai lệnh của sư phụ đã ân cần dạy phải chu toàn cho thật cẩn trọng.
      Đó là y bát đã được truyền từ đời tổ thứ nhứt .Các vật dụng này còn có giá trị hơn bảo vật  nữa vì  đã luân lưu qua các  đời tổ và  hầu hết thiền chúng đều xem là là linh thiêng trong việc lưu truyền thiền pháp. Những linh vật nầy đã luân lưu qua năm đời tổ .Nó đã được cất giữ  cẩn thận ,mà sư phụ đã gói sẵn, gọn và chặt chẽ trong tay nải để cho đệ tử chỉ có việc thò cánh tay qua, mang dưới nách,cặp hông để chạy cho được nhanh .
      Thứ nữa,phải bảo toàn lấy tánh mạng trong đêm khuya,theo như ông nghĩ ,hiện đang có nhiều điều bất trắc ,theo như cái cách hành xử ,không nói ra của sư phụ.Biết đâu,sư huynh Thần Tú không đạt được điều mà ông mong đợi từ bấy lâu nay.Giờ đây,với kết quả là cái danh lục tổ không được trao truyền cho người,cái sân hết sức lớn ấy khộng ai có thể lường được việc gì sẽ xảy ra.
     *
    Trước đó,ngũ tổ Hoàng Mai,muốn làm một khảo sát coi việc học hiểu tâm linh và hành thiền của các chúng tăng trong thiền viện có tinh tấn ra sao,nên ra hai câu đối,một về cây Bồ Đề hai là tấm Gương để thiền sinh nào nhận thấy mình có khả năng thì đáp lại.Đó là một tấm bảng treo trên vách,sư tổ viết bằng vật liệu có thể bôi được.
    Thần Tú ,đã là nhân vật bắt đầu đáp ứng lại đề tài của sư phụ một cách nhanh chóng với thái độ hết sức tự tin ,rằng nơi đây,không một ai có khả năng hơn được tài năng lẫn sự thuần phục của đại đa số chúng tăng ở thiền viện rộng lớn này.
     Bốn câu đáp của  đại đệ tử đã viết lên bảng,ngay sau đó,trong ngôi chùa có cả ngàn tu nhân đã có không it người  đọc và họ đã xầm xì bàn tán, lắm khen,nhiều chê,sau khi đọc rồi chiêm nghiệm :
     Thần Tú đã viết:                           Dịch:
 -Thân thị Bồ Đề thọ.            Thân là cây Bồ Đề 
 -Tâm như minh cảnh đài,    Tâm như đài gương sáng.
 -Thời thời cần phất thức.     Luôn luôn siêng lau chùi.
 -Vật sử nha trần ai.            Chớ để bụi trần ai.
                      Bản dịch của Đỗ đình Đồng.
    Sư Huệ Năng,từ khi được nhận vào chùa thọ giới chỉ biết giã gạo cho nhà bếp, nên không được học viết,tập đọc.Khi nghe được người đọc bài viết của Thần Tú,một đại sư huynh,một hành giả đã có gốc rễ như của cây đại thụ đã thành danh trong tự viện và có nhiều việc không thể thiếu ông ấy được.
   Ngoài ra,Thân Tu vẫn mặc nhiên tự xem ông là nhân vật  có đủ điều kiện để thừa kế sư phụ trong tương lai rất gần.
    Sau khi nghe bốn câu đó,lao sư Huệ Năng nhờ người viết giùm lên bảng cạnh bên:
   -Bồ Đề bổn vô thọ.DỊCH : Bồ Đề vốn chẵng cây.
   -Minh kinh diệc phi đài.Gương sáng cũng không đài.
   -Bổn lai vô nhất đới,    Xưa nay không một vật,
   -Hà xứ nhạ trần ai ?     Bụi trần bám vào đâu ?
  Ngũ tổ Hoằng Nhẫn nghe tin phi báo,đến xem,xem thật kỷ rồi cho người xóa ngay những hàng chữ ấy.Thâm tâm người đã nhận xét,đã thấy rõ trình độ của đệ tử qua những câu đối đáp nhưng tuyệt nhiên không nói ra.
   Quá đứng bóng ngày hôm nay,Huệ Năng còn đang giã gạo.Cối gạo vừa đúng lúc trắng ngà không còn hạt thóc nào xót lại.
     Bất ngờ,sư tổ bước tới hỏi gạo đã trắng chưa.Huệ Năng lật đật chắp tay cúi đầu bẫm sư phụ rằng gạo đã trắng.Sư phụ gật đầu và dùng cây trượng chống xuống đất khua ra ba tiếng .Xong người rời khỏi khu nhà bếp.
   
           *
  Nhà nghèo , cha mất sớm không được học hành chỉ biết đốn củi đem ra chợ bán để độ nhựt ,về sau ,từ lúc được sư trụ trì chấp thuận cho được nương thân trong cửa chùa ,suốt tháng ,quanh năm chỉ lao lực giả gạo,chẻ củi và làm các việc nặng nhọc với mấy lời trì niệm lục tự Di Đà,cho nên việc học tập chữ nghĩa ,kinh kệ ông chưa được biết đến.Những lần công phu của chùa,ông chỉ biết chấp tay,xá hay quỳ lạy nhờ nhìn theo người khác.Phần tụng kinh cũng vậy,ông đọc nhái theo các huynh đệ chung quanh.

       Có điều,việc trì niệm lục tự Di Đà, ông hết sức tinh tấn.Ông niệm liên tục ,nhứt là mấy lúc làm các việc nặng nhọc.Nghe lời thầy,ông không hề mảy may xao lãng trong việc niệm Phật,bất cứ lúc nào khi đầu óc tỉnh táo .Trước đây,có một lần,ngũ tổ gặp sư Huệ Năng,người nhìn tường tận lên trán đệ tử hỏi con niệm Phật để làm gì.Đệ tử trả lời, để cho  tâm được định.Thầy mới hỏi tiếp,chớ không phải để thành Phật sao?Trò đáp nhanh, Phật không  đem ai lên niết bàn ,Phật chỉ chỉ dạy cho  người ta đi cho đúng con đường thiện lành,do ngài chỉ dạy.
     Phật là một người đã giác ngộ,cho nên Phật chỉ cho chúng sanh những điều thiện lành , để tránh đường ác trược và nhờ đó mà không bị bị sa vô con đường nhân quả,luân hồi hầu tránh đi nghiệp chướng bám sát theo tạo nên những kiếp luân hồi  tạo nợ,,trả nợ triền miên.
      Đây,là con đường,là phương cách để chúng sanh có cơ hội học hiểu trong cách cư xữ với nhau hàng ngày  để tránh gieo thêm những mầm mống hung ác,để tránh gây ra nghiệp chướng .
     Cho nên ,bạch sư phụ ,niệm Phật,trước để cho tâm được định hai nữa là thu nhận  điển lành  được tỏa ra khắp nơi từ ở Đức A di Đà , con cũng được biết là Ngài còn có danh xưng khác nữa là Vô lượng quang Phật.
      Ngũ tổ thầm ngạc nhiên ,tuy không nói ra tiếng nào nhưng trong thâm tâm của người có một sự xao xuyến mãnh liệt về người đệ tử,mà nếu nhìn từ bên ngoài không sao thấu triệt được trình độ tu tập cũng như  đã lãnh hội được những gì sau bao nhiêu ngày học tu,học thiền thì ít mà lao lực thì nhiều ở  trong tu viện này.
     Sau mấy câu đối đáp vừa rồi giữa tổ và đệ tử sơ cơ nhưng những dư chấn vẫn chưa chấm dứt trong đầu  của người trưởng tràng nơi thiền viện nầy.
     Không lâu sau ngày tổ và trò trao đổi vài câu,có một đêm ,tổ đến tận nơi ngủ của Huệ Năng gọi thức dậy và nói trò đến hậu liêu của tổ .Đây là một biệt lệ hiếm có ở chốn thiền môn.Khi gặp đệ tử,người kéo lại gần rồi thầm thì chừng chưa tới nửa canh gà gáy.
     Xong,Tổ và đệ tử đến chánh điện , cùng nhau đãnh lễ Phật.Lúc bấy giờ,đêm đã qua tới canh hai,nên gà  bắt đầu hiệp gáy lần thứ ba.
     Sau lần được gặp tận mặt nhau ở chỗ riêng tư,cả hai thầy trò tiếp tục ai giữ việc nấy không hề lơi tay,ngoại trừ những lúc tham thiền,tụng niệm và nghỉ ngơi, cho đến khi ngũ tổ ra quyết định tìm tổ kế thừa để  truyền tâm ấn hầu được an tâm nghỉ ngơi ,để người đi tiếp phần tu tập theo tâm nguyện từ bấy lâu nay.
          **
    Và hôm nay đây,với ba tiếng nện từ cây trượng của tôn sư dẫn đến kết quả là thiền sinh sơ cơ Huệ Năng trở thành một người  đào tẩu bất đắc dĩ trong đêm tối trời  .
     Theo lời dạy của tôn sư,Huệ Năng nhắm về hướng Nam nhanh chân thoát ra khỏi thiền viện rồi sau đó càng lúc càng gia tốc.
     Độ hơn nửa canh gà thì thị giả của Thần  Tú đã cho chúng tăng biết là Huệ Năng  được tiếp nhận y bát xong rồi bái lạy sư phụ đã rời khỏi  thiền trang .
        ***
     Lúc bấy giờ,đã qua giờ Tý ,theo lời thầy,Huệ Năng  đi về hướng Nam khá xa.Ông ngước lên trời nhìn thấy các vì sao thật sáng và rõ.Bầu trời quang đãng,không có chần mây nào thấp với gió hiu hiu nhẹ.Chưa thấy có dấu hiệu báo trước  của cơn mưa giông sắp tới .Nhìn trời,người giảm tốc độ lại và nghĩ là mình còn đường dài cho nên không cần quá sức.E rằng ,cuối cùng không tới đích được.
     Độ hai dặm đường nữa,trong đêm thanh vắng,thầy Huệ Năng mà giờ đây có thể gọi là lục tổ được rồi , nghe được tiếng chân đạp mạnh xuống đường đang hướng về phía của ông.
      Tiếng chân  chạy và chạy lẹ càng lúc nghe càng rõ,gần hơn.
       Sau cùng,một tăng nhân hiện ra rồi lên tiếng trước,hỏi có phải sư phụ lục tổ chăng.Có tiếng đáp bần tăng đây.Tăng nhân nói nhỏ ngũ tổ căn dặn tiểu tăng bạch với sư phụ hãy “ Tùy duyên “ mà khưu xử sự việc chớ đừng quá cưỡng cầu.Đồng thời,người ấy thò tay vào phía trong áo lấy ra một mảnh giấy được xếp gọn dùng hai tay kính cẩn trình cho lục tổ.Người cầm lấy rồi bâng khuâng một lúc mới nói, ta đây đâu có biết chữ nào mà đọc,phiền thầy đọc dùm.Vị tăng nói thầy cho phép,đệ tử mới dám đọc,rồi mở ra đi tìm chỗ có chút ánh sáng của sao trời mờ mịt :
      -“Tâm vĩnh cữu,
       “ Vật vô thường!”.
    Vừa nghe đọc xong,lục tổ Huệ Năng có cảm giác  của  một người ở trong  hầm tối lâu ngày ,bất ngờ chung quanh toàn ánh sáng, như giữa lúc ban trưa chiếu diệu,không còn một góc tối nào tồn tại.
    Tức khắc đó,người đã  tỏ rõ nhiều lý lẽ,nhiều tranh cãi,nhiều nguyên nhân mà xưa nay vốn vẫn là lý do tạo ra xung đột,tạo ra không biết cơ man nào ác nghiệp giữa con người với nhau.Đây, theo ngài chính là lý lẽ thực tiễn,có thể cho đó là hiểu ngay,tỏ rõ ngay lập tức,và nếu người ta dùng chữ “Đốn ngộ “ cũng không sai.
        Lục tổ xúc động,ôm nhẹ hai vai của nhà sư đưa tin ,sụp xuống quì xoay về hướng cũ, lạy ba lần rồi nói con mang ơn thầy,thầy chu đáo quá !
    Nghe lời thầy không chỉ đêm nay mà còn  lâu dài sau này nữa.Người ân cần nói với vị tăng đưa tin là  hãy sớm về cho mau, kẻo sư phụ trông chờ.Tăng nhân đưa tin thi lễ rồi ngay tức khắc quây lưng .Bấy giờ,câu thứ nhì từ lời dạy của sư phụ mới hiển hiện thật lớn trong đầu của một “thiền sinh “sơ  cơ hay còn có thể  gọi một người vừa mới được khai tâm tức thì đây trên đường tầm đạo.
      Bất ngờ nối tiếp rồi dẫn tới các biến động mà,dù đó là người đã từng có va chạm,có trải qua những bước bất thăng bằng quá nhanh trong cuộc sống,e rằng cũng khó mà giải quyết cho trơn tru với thời gian ngắn ngủi hạn hẹp như tình cảnh này được.
   “Vật vô thường!”
  Đúng vậy nhưng ở đây nó là bảo vật truyền tổ,chấp pháp với vị trí của nó phải ở những nơi cao trọng trong cửa thiền lẫn trong con mắt của tăng nhân và thế tục.
   Có nó để chúng tăng tin cậy,nương theo Pháp mà hành.Cũng như,một người lần đầu bước vô cửa chùa,nhìn thấy tượng Phật uy nghi nên trong phút chốc cảm nhận cùng với sự kính trọng ở khuôn mặt với nét an bình tự tại.Cho nên,người ấy tự trong lòng muốn xá,muốn lạy hay sụp xuống để đãnh lễ.Có thể xem hành động đó của một người tình cờ đến thăm viếng một đền thờ,một giáo đường,một chùa và tự động làm dấu,xá hay dùng theo nghi thức của  riêng mỗi tôn giáo ở nơi ấy để tỏ lòng tôn kính các đấng thiêng liêng,cho dù họ không quán triệt nơi tôn giáo khác lạ đó là một hành động tự nhiên,trong thâm sâu như các cảm xúc đã có sẵn trong cơ thể như :nóng,lạnh như ngọt mặn chua cay… vậy.
    Lục tổ như mọi người về sau này đều biết là một người chân thật.Người nhận nhiệm vụ giã gạo là tự lòng dặn lòng là mỗi cối gạo khi ngài nói là trắng rồi hay được rồi là nguyên cối gạo ấy không còn dăm ba hột thóc (lúa)còn sót lại và gạo phải trắng đều cùng màu đục như nhau.
            ****
   Khi ngũ tổ mang tay nãi lên vai Huệ Năng thì kể từ lúc đó ,ngài đã mặc nhiên biết rằng đây là trách nhiệm mà ngài nhận lãnh có sức nặng  cả ngàn cân rồi .Tánh giữ lời của ngài không phải mới chỉ có từ ngày thọ giới quy y đâu mà,nó đã từ lâu bằng lời giáo huấn của người mẹ :-“Một lần thất tín,vạn lần không tin!”.Cho nên,nhận hay hứa điều gì từ ai đó,theo ngài thì phải bằng mọi cách để chu toàn.
     Tay nải chứa vật truyền pháp,với lục tổ ngay giờ đây là cao trọng hơn cả tánh mạng của người nữa nhưng nghĩ tới lúc người của Thần Tú rượt theo kịp không biết sự việc rồi sẽ về đâu.
      Giờ đây, sau hai lời dạy bổ túc thêm của sư phụ,rằng vật chất,kể cả y bát ,thì lục tổ nhớ đến một lời của đức Phật : -"Phàm hữu sinh,tất hữu hoại" theo lời ấy dạy thì dù cho nó có hư hao ,mất mát thì cũng là do cái “ duyên “ khởi và duyên "hoại "mà thôi.Có điều,những vật ấy,theo ý nghĩ của ngài thì nó có liên quan trong những lần truyền,thừa đạo pháp.
      Nghĩa là,trong đó nó có sự kính trọng ,có hơi hướm kể cả các cảm xúc của các chư tổ cùng tăng chúng từ bao đời đã qua về các vật truyền pháp.
     Cho nên,mất nó đi thì sẽ không thể nào có lại được để cho chúng tăng hậu bối biết về cội nguồn giáo pháp.Lý giải như vậy,lục tổ tự cho rằng mình nghĩ đúng,làm đúng theo ý ngũ tổ.Còn tiếng “ Tùy duyên “ thì ngay bây giờ ông chưa thấy động tịnh gì tới các báu vật truyền pháp.
       Lục tổ cũng không hề mong duyên khởi để cho tùy duyên đừng xảy đến.
      Ngay lúc đó,có tiếng chân người và hai tăng nhân nữa xuất hiện với mồ hôi ướt đầm đìa nói trong hơi thở:
       -Sư phụ nên lánh mặt  thật lẹ đi, người của Thần Tú ,chúng tôi nghi có binh khí với nét mặt ai nấy hết sức nghiêm trọng .Nói xong,họ chạy như biến về hướng khác .
   Liền đó,có tiếng nói,tiếng chân của số đông người ùa tới với tốc độ thật nhanh,lục tổ nhìn bên trái  bờ đường có một cái mương lớn và không chần chờ lội xuống qua phía bờ bên kia .Người móc bùn sình tri trét lên hết tay nải rồi dùng hai tay móc sâu vô mé bờ làm  thành một cái hàm Ếch có cái bộng trống nhét hết vô trong rồi lấp đất lại.
    Trong lúc móc đất làm hang dấu vật báu,bàn tay trái của ông chạm phải một rễ cây khá cứng làm đau mấy ngón tay.Nó lại làm cho người nhớ câu chuyện một vị vua bị nước khác cướp lấy ngai vàng.Nhà vua trong khi chạy giặc vẫn khư khư ôm chặt lấy ấn tín.Có vị trung thần tâu trình muốn cất giữ cho vua.Người nhứt định không chịu.
     Những quân hầu gần đó,thấy vậy tìm chỗ vắng nói lén với nhau,đại ý là còn người còn của và nữa, mất nước không dân rồi lấy ai để cai trị mà ấn với triện?
    Câu chuyện mà mẹ hiền đã kể cho lục tổ lúc năm xưa ,khi bà vỗ cho ông ngủ.
   Người trèo lên bờ cùng phía bên đó,sau khi đã rửa sạch tay chân,tìm một chỗ khuất,ngồi nhắm mắt,bắt chân kiết già chấp tay công phu tìm cách tịnh tâm.
   Vừa ngay ngắn với tư thế,sau vài phút để cho tâm lắng thì một tạp niệm hiện lên hết sức nhanh.Một đứa trẻ ở trần,mặc quần đùi đang chạy trên một con đê ,vừa chạy mặt ngước lên trời,chốc chốc nhìn xuống bờ đất .
   Mắt nó gần như dán chặt lên con diều đang hồi chao đảo chưa nhập được gió .
   Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó,điều mà từ các thiên sinh cho đến những bậc thiền sư trong những lần công phu cố tâm tránh né,cố ý đuổi xô ;có khi phải nhiều lần mới thành công được.Vậy mà,ngay lúc nầy đây,quá khứ xa mờ ấy bỗng dưng hiện ra tỏ rõ,cho dù đã từ lâu lâu lắm rồi người chưa hề đoái tưởng lại cái thời trẻ thơ ấy.
    Song cũng trong đoạn thật ngắn đó, có thể cho rằng đó là điều “tham “ cuối cùng và duy nhứt trong kiếp nhân sinh của  tổ  ! (Cho là vọng cầu ánh sáng đi nữa.)Người,trong thâm sâu của vừa bối rối có một ít thú vị đã muốn cảnh tượng đó kéo dài thêm giây lát nữa nhưng cũng bị nhạt nhòa kết thúc.
   Cái tích tắc của đứa trẻ ở chốn đồng quê thả diều trong buổi chiều nhạt nắng với gió nhẹ đong đưa ,đã vụt tắt tức thì như một lời từ ly với số lời nói vô cùng khan hiếm.
     Cơn đại định đã tràn phủ lên lục tổ .
Phạm huỳnh Ngân & H3.
Kính tặng chị H.T Hoa Cúc nhân dịp sinh nhựt lần thứ 83 với tất cả những lời chúc lành,chúc tốt đẹp của một người em.
San Jose Hoa Kỳ.
    
  

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).