PHẦN PHÂN NỬA .



    Truyện ngắn “Anh phải sống “ của nhà văn Khái Hưng viết về một cặp vợ chồng nghèo đi thu nhặt những thân với cành cây trôi trên sông vào mùa mưa lũ,câu chuyện này đã được viết vào năm 1.934.
  Chuyện tả hai ông bà,có ba người con , mà lúc gần cuối người đọc mới nghe gần như tiếng  thét của lời trối trăn  ,hết sức thống thiết và cũng như là một mệnh lệnh sau cùng.Lúc bấy giờ,người đọc  mới rõ tên của ba đứa nhỏ:-Thằng Bò,cái Nhớn,cái Bé.
  Mệnh lệnh của người vợ ban cho chồng chỉ một lần duy nhất trong đời phu thê ấy,được dẫn giải vắn tắt đầy đủ và người phải tuân lệnh là ông chồng của chị  phải thi hành trong tình cảnh không có thời giờ đắn đo.
  Một tíc tắc để chị Lạc quyết định ,xuôi tay thả theo dòng nước đục ngầu cuồn cuộn chảy xiết về phía hạ nguồn của con sông,sau khi vẫy vùng,cố hết cách kéo níu sự sống cho đến lúc kiệt lực.
  Người chồng,nhất quyết cùng sống chết  với bạn đời của mình bằng thái độ cương quyết nhưng khi chị Lạc nhấn mạnh tên từng đứa cần phải có người cha để chúng mới tiếp tục sống được.
   Thì lúc ấy ông mới chịu buông tay để người vợ trôi theo dòng nước,vì họ đều biết nếu cố bấu nắm lấy nhau trong cái lúc cả hai đều kiệt sức,họ có thể cùng chết !
  Trong giây phút thập tử nhất sanh đó làm cho người chồng quyết  định phải sống còn để nuôi bầy con dại .
         *
   Nghèo khổ ,vốn đã thành một định luật mặc nhiên áp đặt lên cuộc sống của con người.
  Nếu tin vào “ số mạng “thì những ai bị lọt vào phần số nghèo chỉ cố làm lụng,cố chắt mót tặn tiện và quan trọng hơn là tự tu sữa tâm tánh  cho hợp với lẽ đạo một cách tích cực , mới hy vọng  tương lai tốt lành hơn.
  Khổ nạn,không tránh bất cứ người hay xứ sở nào.
  Câu chuyện nghèo khổ đến tận đáy  của gia đình chị Lạc cũng có khắp nơi trên thế giới này.Nó xảy ra bằng nhiều cách,cho hết thảy mọi người.
         **
 Trong sách sử,tuồng tích hễ khi con người bị lâm vào hoàn cảnh   loạn lạc,trốn khỏi vủng chiến sự  thì cướp bóc,giựt dọc cùng phụ họa cùng hùa theo làm cho người khổ phải khổ hơn, cho nó đúng với câu “họa vô đơn chí “!
    Chiến tranh là nguyên nhân chính gây ra ra vô vàn đau khổ mất mát cho con người.
      Trong loạn lạc ,cha mất con,vợ lạc chồng là chuyện thường.
      Có khi sau đó , họa hoằn lắm mới  được đòan tụ,mà  cũng có khi vĩnh viễn chia lìa.Bộ sách nói về thời Xuân Thu chiến quốc ở nước Tàu đã cho người đọc suy nghĩ,nghiền ngẫm về kiếp con người trong thời binh biến.
    Thời ấy nước Trung Hoa bị chia ra làm mấy chục tiểu quốc đánh nhau cả một thời gian khá dài.Thất lạc trong vùng giao tranh rồi trôi nỗi tới xứ khác làm kiếp tha phương cầu thực , lưu lạc tới nơi khác với quê hương bản quán của mình rồi định cư lập nghiệp luôn nơi quê hương mới.
   Cũng nước Tàu,khi Mãn Thanh đặt ách thống trị lên giống Hán,rất đông người Hán đã chạy sang nước Việt Nam nương náu ,lập nghiệp  ,tạo dựng gia đình  và tự coi mình là dân của đất nước tạm dung không ít.
   Tám trăm năm trước,hoàng tử Lý Long Tường dẫn một đoàn  trên ngàn người thuộc giòng dõi tôn thất nhà Lý vượt biên tránh họa truy sát của nhà Trần.
  Gần phần nửa trong số này định cư luôn ở Đài Loan ,phần còn lại đến được vùng núi Hoa Sơn thuộc xứ Cao Ly và sau đó trở thành một dòng họ lớn có công trạng với quê mẹ thứ nhì đã cưu mang mình.
  Hoàng tử Lý Long Tường,có thể được xem là thánh tổ của người Việt tị nạn sau này…
   Cho đến 1.954 bằng cuộc di cư vĩ đại để thoát nạn CS độc tài của một triệu người ở miền Bắc nước Việt Nam vào miền Nam tự do.Cho dù con số tử vong ,thương tật không được ghi nhận đầy đủ; khi những người từ các nơi xa xôi hướng về Hải Phòng để được tàu của hải quân Mỹ chở vô Nam nhưng chắc chắn đã có bị ngăn chận,bắt bớ và thủ tiêu kín đáo các nơi không có quan sát viên giám sát đình chiến .
   Những nạn nhân ấy là người dân ở các tỉnh xa tỉm tới các địa điễm tập hợp để xuôi Nam.
        ***
   Chiến tranh,một quốc gia bị nước khác chiếm đoạt,một xứ sở độc tài hà khắc làm cho người dân không sống được cũng làm cho không biết bao nhiều người trên thế giới bị phiêu bạt khắp nơi  với đường về quê cũ mịt mờ,cho đên khi hết đời mà giấc mơ hồi hương vẫn còn ấp ủ.
  Aberts Einstein, nhà bác học lừng danh ,người Do Thái ,sinh ở Đức và khi Đức quốc xã cầm quyền tìm người Do Thái truy sát đã phải trốn chạy rồi làm người tị nạn ở Mỹ.
  Không phải một mình ông.
  Miền Nam Việt Nam bị  sụp đổ do đồng minh Mỹ thay đổi lập trường để rồi bị bức tử.
  Hệ lụy tức thì là 125.000  người Việt đã “di tản “ để tránh bị tắm máu theo như tiên liệu của truyền thông trên thế giới;hay gần nhất là trường hợp ở cố đô Huế dịp Tết Mậu Thân đã có hơn tám ngàn mạng sống của con người bị  lực lượng tự xưng là “giải phóng “đưa sang cõi chết.
   Sau đó là cả một thời kỳ hơn mười năm người Việt đã tìm nhiều cách trốn khỏi địa ngục,đến đổi một bà cụ đã tuyên bố rằng ở Việt Nam,cây cột đèn nếu có chân thì nó cũng ra đi (khỏi xứ).
  Đường bộ và đường biển được xử dụng để người Việt đi tìm tự do.Về sau,ngay chính người dân ở miền Bắc cũng có trong làn sóng người bỏ xứ ra đi.
  Cao ủy đặc trách về tị nạn Liên hợp Quốc ước tính đã có hơn nửa triệu người ôm giấc mơ tự do do bị chìm xuống đáy biển .Còn con số người dùng đường bộ đi từ VN qua Campuchia để tới đất Thái bị Miên Cộng giết,bị chết vì mìn,bị lọt giữa vùng giao tranh chết hay thương tật không thể thống kê được.
  Chắc con số người  ấy không ít.
          ****
 Mỗi một người chạy trốn chế độ CS,độc tài khi đặt chân tới được trại tị nạn là một câu chuyện với  tình tiết đầy những hỉ nộ ái ố.
   Người sống còn để kể lại cho kẻ khác nghe đã là sung sướng.
   Đã có không biết bao nhiêu việc thương tâm (những điều mà người trong cuộc còn sống sót cực chẳng đã mới nén đau khổ, kể ra trong nước mắt với uất nghẹn)
         *****
   Gia trưởng,là một người lính của chế độ đã bị khai tử,vợ của anh ta làm việc ở một công hay tư sở trước năm 75.Sau khi chế độ mới “lưu dụng “một thời gian để chỉ dạy cho người của chế độ “thắng trận “ rành nghề rồi bị đuổi ra.
 Cả nhà thất nghiệp,là chuyện thường và có rất nhiều ở miền Nam VN lâm vào tình cảnh đen tối ấy vào thời kỳ đó.
   Có nhiều lý do để người dân tìm mọi cách để chạy trốn chế độ,cho dù hàng ngày họ vẫn nghe tin về những chuyến đi với kết cuộc bi thảm hay không bao giờ nghe được tin vui.
        ******
   Mất người thân yêu,người trụ cột trong gia đình ,đối với những xứ sở nghèo thì đó là một lỗ hổng rất khó trám được.Ở đây sẽ không đặt vấn đề thiếu mẹ hay cha có ảnh hưởng cho việc dạy dỗ,uốn nắn những người con trong gia đình chỉ có một người cha hoặc mẹ.
  Tình cảnh một người đàn bà ốm yếu,bệnh hoạn phải thức khuya,dậy sớm mua tảo bán tần để nuôi một bầy con cho sống còn,cho khôn lớn không phải là chuyện hiếm ở trên đời này.
  Cũng không ai lạ gì người đàn ông lâm vào tình cảnh “Gà trống nuôi con “.Nhưng,khi người đàn ông ở vào trạng huống ấy,ông ta sẽ nhận được nhiều cảm thông của người chung quanh hơn,bởi quan niệm của người ta là người đàn ông thì gánh vác việc nặng ngoài đời.Còn chăm sóc con cái và cơm nước trong nhà là việc của đàn bà.
  Cho nên,vì một biến cố lớn nào xảy ra làm mất đi người đàn bà,thì đó là một mất mát lớn lao khó bù lấp,khó thay thế .
   Đối với các người con và là nỗi kinh hoàng đến với người chồng mà xưa nay,nếu  đã có tánh ỷ lại,dựa dẫm nơi người bạn đời của mình.
   Trẻ nhỏ trong gia đình,theo truyền thống trước đây của người Việt mình thì cha mẹ dẫn dắt mọi việc.Với những trẻ ấy,cha hay mẹ trong quan niệm đứa trẻ đó là ngọn đuốc dẫn đường trong đêm đen.Nếu vỉ lý do nào đó.một trong hai  nguồn sáng đó bị tắt thì một trong hai người còn lại sẽ được đám trẻ nắm chặt và lần theo.
    Trong một câu chuyện vượt biên,người mẹ bị kẻ ác lôi đi,người con trai thấy ngay trước mắt,người cha mình ủ rũ trong tình cảnh bất lực đã đến kề gần tai nói nhỏ một câu :-" Ba à ,ba đừng chết nhen ba !".
     Không cần dài giòng, không cần hỏi lại câu nói đó,người cha ấy tức khắc hiểu trọn ý nghĩa lời bộc "can gián" cho một việc chưa xảy ra đó hết sức cần  thiết.
  Ông chỉ cố kềm lấy cảm xúc ,cố nén tiếng cười về sự ngây thơ một cách hết sức trung thực của người con trẻ và một lời khẩn thiết vô cùng bi ai.
    Hai  tiếng “đừng chết “,theo ngôn ngữ Việt mình trong lúc này chỉ có hai cha con nạn nhân hiểu thật tưởng tận với nhau.Nó là van xin mà cũng là một mệnh lệnh khéo ẩn để người cha biết trách nhiệm kế tiếp mà ông ta còn phải làm đối với ba người con ngay trước mặt  của mình mà, trong giây phút cha con thì thầm với nhau ấy,họ cũng không hề biết sau đại nạn đó sự sống chết sẽ con tiếp diễn như thế nào,vì họ hãy vẫn  còn đang bị sống gió dập vùi trên mặt biển khơi.
   Dù mất đi một nửa phần đời của mình,người cha vẫn bằng lời trấn an, bằng lời hứa mạnh miệng rằng ba sẽ sống.Ba sống và sẽ đưa các con “tới nơi bình an !”.
     Khi xưa,lâu lâu ở chốn quê,người ta (nhất là những người thiếu cha,mất mẹ), câu nầy được tự họ ngâm nga một mình:
   " Còn cha,còn mẹ thì hơn,
   " Mất cha mất mẹ như đờn không dây!".
  
Nếu so với những nỗi đau khổ,cơ cực và mất mát thì câu chuyện của một gia đình đi tim tự do được ghi lại trên đây thì con người vẫn còn sự tin tưởng tuyệt đối nơi tôn giáo,nơi đức tin mà họ đã ký thác.
  Rằng,sự sống là món quà quý giá vô cùng mà đấng toàn năng đã ban và che chở cho loài người.
  Con người ,những kẻ thiện lành không thể nào bị xô đẩy cho tới tận đường cùng không còn lối nào để thoát.
     **
 Ba đề tài về người hy sinh để được chết, kẻ bắt buộc phải sống hồi thế kỷ 19,chuyện chiếc cầu có liên quan mật thiết đến sự sống còn của người dân ở cố đô tả hữu ngạn con sông Hương hồi năm 1968 ,thế kỷ 20 và cuộc bỏ nước ra đi chưa từng có trong sử Việt sau 1975,trong đó câu chuyện thương tâm của những người con mất mẹ,chết cha thì nhiều.
 Đó là một chuỗi dài,không dám nói là bất tận nhưng cho đến hôm nay chữ khổ chưa được đóng khung khép kín mà,xem bộ ngày  nó càng lớn hơn đối với loài người.
         ***
   Đã từng sống ở trai tị nạn,dù thời gian không là bao nếu so với những người từng lê lết năm,mười năm ở nơi ăn chực nằm chờ đó thì bản thân mình nếm mùi cực nhọc cũng không đáng là bao.Tuy nhiên,mỗi khi nghe chiến tranh ở nơi nào bùng phát thì tự thâm tâm dâng lên niềm thương cảm với nỗi đớn đau của người phải đầm đìa nước mắt ,tay xách,nách mang dăm ba món đồ cần thiết và chỉ mong giữ được lấy thân ,là quý rồi.
         *********
  Chúng ta (ở đây,là nhân loại)đang sống liên lập.Cho dù khác nhau mọi thứ nhưng,rõ ràng đã có sự ràng buộc mặc nhiên .Cho nên,an và nguy của những cường quốc đều có và tạo nên ảnh hưởng lên các nơi khác.
  Chúng ta đang chứng kiến hai trận chiến dữ tợn,có thể xảy ra thế chiến.
  Với lòng thành,cá nhân người viết cầu xin bình an sớm trở lại với nhân loại trên mặt đất nầy.
  Oct.30.2023.
  Đánh dấu 40 năm vượt thoát trong hoạn nạn.
 Phạm huỳnh Ngân.H3.
               Đài tưởng niệm thuyền nhân VN.Những người đã vượt biên tìm tự do.

     

Nhận xét

Trần thị be đã nói…
Hiểu.Rất thấu hiểu nỗi lòng của anh.Mong được chia sẻ bớt đi cho anh nhẹ lòng
Chuyện cũng đã xảy ra rồi và cũng lâu lắm rồi cho dù lời khuyên của em không biết anh có cảm thông được không,Nhưng lúc nào em cũng mong anh được sống vui sống khỏe với con cháu,còn có Lang ,có em ,có bạn bè và v.v.còn có rất nhiều……
Chúc sức khỏe.vui lên anh nhé
Em.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).