ĐỜI ĐẠO SONG TU.

 Tôi đã có thời gian ở trong chùa,chưa chánh thức được thí phát quy y.

 Đó chỉ là thời gian  tạm cho là thời kỳ thử thách một đứa trẻ đang muốn học đạo để,nếu được,sau đó sẽ trở thành một chú tiểu sơ cơ.

 Được hay không nhưng với thầy thì lúc nào cũng thiệt,cũng tề chỉnh chớ không nói câu này-“..để coi có chắc ăn (được hay không )hôn!

 Thầy bài bác những thói tệ tục dị đoan mê tín.Thầy vẫn nói ,ngày nào cũng là ngày của trời đất.Cho nên mấy ngày người ta sợ,người ta kiêng thầy  ra đi rồi nói mấy ngày đó ít người đi,cho nên không phải chen lấn!

   ***  Người khai sáng phương pháp “Đời đạo song tu “tức Pháp lý Vô Vi khoa học huyền bí Phật Pháp “.Ông Đỗ thuần Hậu (1883-1967.
     *

Thầy khai tâm cho tôi  bằng kinh  A di Đà ,một cuốn kinh căn bản cho thời công phu đầu hôm .

  Các cuốn kinh tụng niệm Hồng Danh,Sám Hối..thời ấy đã được dịch qua Việt ngữ,cho nên tương đối học mau thuộc với một đứa nhỏ có đầu óc bình thường.Riêng bộ kinh Lăng Nghiêm chỉ vừa bắt đầu tôi đã gặp ngay những chữ được phiên âm từ Phạn ngữ,lạ và tối nghĩa.

   Không biết không có cơ duyên,nói theo cách của chốn thiền môn hay…may mắn,tôi đã không học bộ kinh ấy khi phải rời khỏi mái chùa xưa có tên là Phước Linh.

   Rời chốn thiền môn tôi thu thập được nhiều điều dạy  về thiện ác,lành dữ cũng như về nhân với quả .

Những điều đó,theo ý niệm nhỏ nhoi của tôi ,một  "chú tiểu" ,chưa được tròn đúng với danh mà mình muốn xưng . Để,sau đó.khi bước chân chập chững vào đới,lấy đó làm nền móng cho lãnh vực tâm linh như biết phân biệt thiện ác,đúng,sai trong cách suy nghĩ và hành xử của một người giữa cõi trần tục.

  Tôi chỉ dám dùng chữ nền móng hay căn bản để mang theo  mình rồi tùy hoàn cảnh áp dụng .

       *

Giống như mọi người ,với thời gian trong cái vòng đời vô tận,tôi dần bị cuốn hút vô những sinh hoạt thường ngày mà,trong đó tôi với gia đình,với lối xóm và đặc biệt với bạn bè, những thói tật xấu có,tốt có mỗi từng ngày âm thầm xâm nhập vô tâm,vô óc của tôi.

 Hầu hết thói hư,tật xấu đã lần theo thời gian lọt vô tôi rất khó biết được,nó rất êm đềm.Ngược lại tánh thiện,tâm lành đã dần rời xa lúc nào tôi cũng khó biết.

 Xã hội chung quanh có  ảnh hưởng vô hình,rồi thẫm nhập từ từ vô cá thể của từng người,một cách vô hình.Nó chỉ chánh thức "nhập" với cái tôi ,chỉ khi tôi hoàn toàn muốn nhận lấy nó,tức nhiên  những tồi tệ của cuộc sống thường nhựt không thể tự nhiên xâm nhập trực tiếp vô cá nhân của Ô,A hay Bà B.,mà theo theo tôi,phải có sự đồng thuận của người ấy ấy mới được.

Nó không phải một ngày một lúc là  có thể điều khiễn tâm trí môt người ngay tức thì được nhưng nó hiện hữu,nó bao quanh hết thẫy loài người như không khí. Chúng ta không thấy nó,mà nó vẫn hằng có chung quanh ta.

Xã hội hay môi trường sống rõ ràng có ảnh hưởng lên con người.Không phải ít,mà nhiều.

Điều nầy không mới mẽ gì.Cách đây mấy ngàn năm,trước đức Phật với Chúa Jesus nữa,cũng đã có những phuong cách giáo hóa loài người bằng nhiều cách,nhiều lời qua nhiều tôn giáo.Và rằng,người tiện lành lúc nào cũng phòng thủ,ngăn chận với ác trược như người ta ban đêm phải thật cẩn thận với cửa đóng then gài cho an toàn với trộm đạo,với kẻ bất lương.

      **

  Cứ cho lời của đức Khổng Từ là đúng đi,khi ông nói một đứa trẻ nhỏ ( sơ nhi), không biết độ tuổi tới mức giới hạn là bao, vốn là thiện .  Nghĩa là tánh thiện bẫm sinh ,từ trong bụng mẹ.

    ***

Riêng ông Tư ,Đỗ thuần Hậu (1.883-1.967) tổ sư khai sáng ra Pháp lý Vô Vì khoa học huyền bí Phật Pháp tức Thiền Vô Vì (1.942) thì ông cho rằng,con người vì “cư trần (nên bị) nhiễm trần “.

  Nếu như không bài bác lập luận này của ông Tư thì phải mặc nhiên công nhận các tôn giáo chánh đại,các lập thuyết của Lão giáo,Khống giáo cùng nhiều phương pháp tu sửa tâm tánh của con người là cần thiết.

  Cần đến độ,nếu không có tôn giáo,nhân loại giống như chiếc xe chạy mà không có thắng.

    ****

 Trong cuốn "Đời đạo song tu",ông Tư cho biết ông có gia đình đông con.Ông cho đó là trách nhiệm ông đã tạo ra,chính ông phải giải quyết vấn đề cơm ăn ,áo mặc cho cả gia đình .Ông không thể trốn trách nhiệm khi nhân danh việc tầm đạo của bản thân mình để cho bà nhà ông gánh vác hết được.

 Ông cho rằng,nếu ly gia cắt ái, vô chùa tu tập,đương nhiên,bản thân ông mắc thêm một món nợ nữa : Nợ cơm gạo nhang đèn của bá tánh cúng dường,mà,có chắc tự thân mình có tu hành được gì hay không.

  Sau cùng,ông chọn giải pháp  như tựa quyển sách của ông nêu trên.

  Ông giải thích TU tức là sửa,

SỬA là tự mình sửa sai,điều chỉnh lấy con người của mình,sau một hành động mà mình đã làm ngược lại với những người bình thường làm.

 Thí dụ như trong một đám đông người ta nói năng với nhau hòa nhã lịch sự thì mình văng tục chửi thề,lớn tiếng gây gổ với ai nghịch ý mình.

 Điều xảy ra này,chỉ có tự mình sửa lấy chứ lúc bấy giờ không có thầy cô hay cha mẹ mình ở đó để giải thích ,cấm đoán hay sửa sai gì được mình.

Đây đúng như lời đức Phật Thích Ca đã nói đi,nói lại nhiều lần rằng,ngài đến cõi trần nầy để CHỈ cho con người cách thức sống thiện lành để tự mình tháo gỡ buông bỏ những  thói tham ,sân ,si, hỉ nộ,ái ố,dục ;vốn đã bám chặt,đeo dính vô con người rồi.

 Chớ KHÔNG phải ngài tới đây để ban ơn,rãi phước hoặc ẫm bồng bất cứ ai lên cõi niết bàn.

 Theo đó,ông Tư lập luận rằng :(nguyên văn) "Con người cư trần,nhiễm trần rồi mê trần ."Và họ phải tự sửa sai lấy họ,không ai sửa dùm,chồng không thể làm sai rồi vợ phải chịu trách nhiệm với luật nhân quả được. 

  Muốn vậy,Thiền Vô Vi theo tổ sư Đỗ thuần Hậu chỉ có một điều luật duy nhứt phải tuân theo,kỳ dư ai có trí óc đều có thể thực hành , là, không được làm biếng với chính mình.

  Với quan niệm đó,bằng ý chí mãnh liệt của một người quyết tâm tầm ra nguyên lý của thiền rồi ngày đêm nương theo đó thực hành.

 Ông đã đạt được kết quả.Kết quả ở đây,theo ngôn ngữ thiền là Ngộ là mình giải thoát được chính mình bằng kết quả của nhiều thời gian chuyên cần công phu tu tập.

 Đó là lý do để tổ sư muốn giới thiệu cho mọi người ,những ai có tâm đạo muốn tự tìm con đường đúng với bằng công sức của mình để mình tự khai mở.

 Một anh đạp xích lô,ban ngày đêm vẫn ngồi tu tịnh được.Một chị bán thịt ngoài chợ cũng không ai cấm tu sữa hằng đêm,và nếu chị có thói quen cân thiếu cho khách mua,bằng phương pháp tự tu ,tự sửa mỗi đêm TỰ chị sẽ sửa lấy sau một thời gian thực hành thiền  đều đặn.

  Đó không phải là phép lạ.

Đó không phải do đấng quyền năng nào ban phát cho hành giả đặc ân đâu mà,,theo ông Tư là tự tu tự tiến.

 Và,khi con người dần quây lại với bổn tánh thiện có và còn sẵn trong người  thì,mỗi một việc mình giao tiếp,làm ăn,phục vụ cho người chung quanh thì tự mình lấy lẽ phải ra để xử sự cho đúng đắn với đời !

  Không có phép mầu ở đây và cũng không có tự do mê tín hoặc thầy bà ở đây. 

 TA với TA với phương pháp thoạt nghe qua hết sức đơn giản dễ dàng nhưng cải sửa để cho thân tâm thanh thoát,hành giả sẽ tự tin bước tới trên con đường tự giải thoát cho chính mình.

  *****

  Nếu chân lý ở trên đỉnh núi.

 Nếu tôn giáo hay tất cả các phương pháp,các pháp tu luyện để làm cho con người đi đúng con đường  của Thiên-Ý,thì có cả trăm ,ngàn cách để người ta từ dưới chân núi leo trèo cho tới điểm tận cùng là đỉnh núi.Tức chân lý.

Tổ sư Hậu,đã vẹt,đã dọn đường cho những thế hệ kế thừa được thong dong trên con đường hành đạo hầu tự tu,tự tiến.

  Ông đặc biệt nhấn mạnh không ai tu dùm ai được cũng như khi bản thân của ta gây tội ,thì chỉ TA gánh lấy trách nhiệm và trả nợ.

 Bài viết nầy,muốn bộc bạch hết sức trung thực là bằng học hỏi,bằng thực hành,người viết tin rằng cửa địa ngục hay cổng thiên đàng là do tự chúng ta chọn để bị lôi vô hay nhẹ nhàng thanh thản bước vào.

Phạm huỳnh Ngân.

Email  :pham.h.ngan@gmail.com



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).