Thầy tụng.


Ảnh chỉ có tính cách tương trưng.

 Đáng lý ra Đạt không phải gia nhập quân đội .Một tờ giấy có tên là "Miễn dịch vĩnh viễn "  là điều ao ước của nhiều thanh niên  độ tuổi phải thì hành quân dịch ,ở vào cái thời tin chiến sự lúc nào cũng là tựa lớn được chạy hàng đầu trên các mặt báo từ quốc nội đến hải ngoại.

  Sinh ra lớn dân lên ở miền quê với vườn dừa ,Vàm Bà Hét, sông Cả Sơn dẫn nước phù sa vô nuôi sống bồi bổ cho những cây dừa sai trái những đồng lúa hoằn trĩu bông những cây ăn trái có khi phải dùng cây để chống vì trái sai,nặng trĩu hay trúng mùa và các con rạch nhỏ ,mương lớn chạy dọc theo các bờ dừa là vô số tôm, cá.
   Khi người Pháp chưa rời khỏi Việt Nam ,gia đình người cha của Đạt bị mất đi hai người ,một người  bác và một người chú .Một  xác của bác trôi theo dòng Tiền Giang không biết về đâu .Một, người chú ,cả bà nội cùng gia đình quỳ lạy Tây tà với mấy người Việt làm tay sai cho họ mới cho lãnh xác  về chôn.
  Lúc bấy giờ bà nội của Đạt mới bị cơn sợ khác ập tới .
  Ba của Đạt là con trai độc nhất còn lại trong gia đình mà quân cướp nước vẫn còn ngờ ngờ hoành hành dân Việt, từ thành thị tới thôn quê .
 Cái quan niệm phải có một người con trai trong gia đình, vào thời kỳ đó được xã hội coi trọng.Có những người con trai cưới vợ lâu ngày không có con hay sinh ra toàn là con gái cũng là cái xốn xang,lo lắng của cả gia đình,có những người còn xem đó là tội bất hiếu của người con nữa.
  Thừa tự,nối dõi tông đường gần như bị gắn liền với chữ hiếu cho một người đàn ông sau khi đã lập gia đình.
  Con và con trai mới không phụ lòng trông đợi của hai đấng sinh thành .
  Biết được điều hệ trọng đó ,cho nên ông  Trường không còn dám liên can đến bất cứ lực lượng chống Pháp nào hết ,cho dù hai sinh mạng ruột thịt của ông đã hy sinh trong cái kết quả mịt mờ ngày càng đậm thêm màu đen hy vọng !
 Đạt ra đời ,là con trai trưởng .
 Dù không phải đến chùa nào đểu cầu khấn nhưng nghiễm nhiên Đạt ở vị trí  ông bà nội cha mẹ hết sức thương yêu ,chiều chuộng . Lại nữa ,ngày càng lớn lên với khuôn mặt trong sáng ,thanh tú Đạt vốn con cưng mà là niềm tự hào của cả đại gia đình họ Mai nữa.
         000*
 Chiến tranh và là nội chiến,cho nên sẽ khó có nơi nào dám cho rằng cho rằng mình đang ở nơi an toàn nhất.
  Đại gia đình ông Trường gạt nước mắt thu thập ,tom góp những thứ gì có thể đem theo được để bỏ nhà cửa ruộng vườn tản cư lánh bom,tránh đạn lần thứ nhì.
   Nhìn những mẫu vườn dừa lá tủa lên cao ,bông nở đầy cho ra những buồng dừa từ nhỏ cho lớn ,những con mương dài .Rồi miếng ruộng hơn năm công đất .Rồi cái nhà với không biết bao nhiêu công sức cả ngày lẫn đêm ,ông Trường không làm sao cầm được hàng trăm giọt nước mắt cứ tuôn rơi .
   Tuy  tổ tiên đã đến đây , dầy công lập nghiệp ở vùng đất Phú Túc thuộc Bến Tre nầy nhưng gia đình ông Trường  quyết định tản cư xuống Mỹ Tho ,nơi cách đó 14 cây số đường chim bay về hướng Đông,phía bên kia bờ sông Cái (Tiền giang /Cửu Long.)
   Không mấy ai ngạc nhiên khi thấy những khu ngoại ô hay rìa chéo  thị xã các tỉnh tương đối an ninh  có thêm những căn nhà lụp sụp những căn chòi thô sơ được dựng lên ngày càng nhiều hơn,trong khi cường độ giao tranh này cũng nhiều hơn.
   Gia đình ông Trường có chút may mắn hơn,tìm mua được một căn nhà vừa đủ cho gần tám người chen chút  của kiếp người tản cư,lánh nạn.
   Hăm ba tuổi đời của Đạt nhằm thời kỳ Quốc-Cộng ở khắp chiến trường đang giành nhau để kiểm soát từng tấc đất, cho dù đó là những khu đồi núi hoang sơ hay các khu rừng đầy những cây Muông hay Sim dại.
 Chiến trường không réo gọi Đạt mà anh lại hăm hở muốn tìm tới nơi ...”có bạn,có thù...” như lời của một bài ca vẫn hàng ngày có ở trên đài phát thanh hoặc mấy quán cà phê.
   Bà Nội với hai vợ chồng Ông Trường hết mực can gián ,rồi năn nỉ Đạt về ...nổi nguy cơ ”...lỡ có chuyện gì thì lấy ai để nối giòng họ Mai đây ?”.
 Để lại cho bà nội nỗi sầu ngày không an,đêm không ngủ dù đã cầu xin khấn nguyện cùng với ông bà Trường hết than tới rên.
 Anh còn để lại căn nhà trong con hẻm sâu ,phía sau thánh thất Cao Đài trên chợ Vòng Nhỏ người vợ được cưới về rồi sống âm thầm như cái bóng,dù đã có hai đứa con gái trong những năm qua!
  Sau khi tìm mọi cách để đăng lính và...dĩ nhiên là được nhận, Đạt háo hức hân hoan lên đường.Anh để lại cho căn nhà nền đất , vách bổ kho  tiếng muỗi bay kêu vo ve ,ba người lớn với vợ của anh đều nghe được.
 000*
   Đã gọi là nhà binh,tất nhiên hoàn toàn khác biệt với nhà dân .Khuôn khổ,kỷ luật sắt,gian nan khổ cực cùng thương tật đi kèm với chết chóc là chuyện thường ngày.Nó hoàn toàn tương phản với những hình ảnh do Cục Tâm lý chiến tô lục chuốc hồng qua các  bích chương hô hào,kêu gọi thanh niên hăng hái tùng chính lập công giết giặc để đến ngày về trong đoàn quân chiến thắng ấy...."Có anh đi hàng đầu.." được những nữ sinh tươi đẹp choàng vòng hoa chiến thắng.
   Những điều ấy,quả có thật ,chứ không ngụy tạo khi ở  cái lúc cuộc chiến vừa phát khởi.Giờ đây,có những đơn vị chiến đấu ở tiền phương ,người chiến binh có lúc chưa kịp cởi giày trận là đã có lệnh ba lô lên vai,súng đạn sẵn sàng cho cuộc hành quân kế tiếp...
  Quen với lối sống là con một,công tử được cả gia đình nuông chìu,lo cho từ ăn tới ngủ đã quen.Đây là cú 'học gian khổ' đầu đời mà Đạt phải nhận chịu và không bao giờ có tư cách nào để nói tiếng không !
   Được một lần về phép rồi đào ngủ cũng không phải là chuyện lạ của một số chiến binh trong thời chiến. Đạt có trong số người đó và ,cũng trốn chui nhũi sống một thời gian gần vợ con gần gia đình,cho tới lúc thấy bất an,thấy không ổn vì những cuôc hành quân cảnh sát nhằm truy lùng đào binh,săn tìm tôi phạm Đạt lại tìm một trạm tuyển mộ nhập ngủ nào đó, đầu quân với một tên họ khác  trong khi cuộc chiến gia tăng lên cường độ khốc liệt hơn .
  Sau hai lần nhập ngũ hợp pháp với hai lần tự ý giải ngũ,cuộc chiến Quốc-Cộng cũng sắp tàn.Cũng cùng trang lứa ,cùng thời gian đó đã có biết bao người đào ngũ bị bắt đưa vô quân lao ,đưa ra chiến trường phía sau lưng áo có bốn chữ lao công đào binh và cũng không biết bao nhiêu thương phế binh,bao nhiêu chiến binh đã bị loại khỏi ra vòng chiến !
 Đạt vẫn sống còn và sống mạnh giỏi cho đến ngày 30 tháng Tư.
  000*
Ước ao thật nhỏ  gần cả triệu người phải mặc quân phục ôm ấp từ bấy lâu là  hòa bình ,là đoàn tụ trong một đời sống mộc mạc bình dị ,khi đất nước không còn giết chóc,hận thù giờ đã hả hê,mản nguyện ngay khi những tiếng súng cuối cùng đã ngưng.
   Đạt ,giống như bao nhiêu người khác ,giờ cũng  thu xếp cùng gia đình trở về quê cũ .
   Lẽ dĩ nhiên,quê cũ trong ký ức của mọi người lúc đùm túm nhau chạy giặc,giờ đây ,mười mấy năm sau ,nay đã hoàn toàn đồi khác.
  Dừa,chuối và các loại cây ăn trái đã biến mất vì thuốc khai quang .Thay đó là những cây hoang,cây dại và những hố,hầm do bom đạn ngày đêm ở một khu vực được đặt tên là vùng 'oanh kích tự do'.
 Ông Trường,lúc bấy giờ đã gần sáu mươi lại phải ngày đêm ra công,ra sức bằng tận cùng của nhọc nhằn lẫn với hiễm nguy do mìn bẩy,đạn bom còn xót trong thời chiến làm lại vườn đất chỉ mong cho gia đình sớm thoát khỏ cơn khó nghèo, bẩn chật.
  Đạt ,lúc vừa về quê cũng phụ với cha được độ một năm đầu  nhưng không lâu sao,bản tánh không thích làm lụng cực nhọc đã có từ lâu , lại thêm cái tánh mà Đạt vẫn nói với gia đình và bè bạn mình là nghệ sĩ hay nôm na là có máu nghệ sĩ ở trong người. Anh đờn và ca vong cổ khá mùi ,cộng thêm thời gian trong binh ngũ anh lại học thêm một số bài hát tân nhạc.Cho nên,mấy đám tiệc tùng,giỗ quảy ở miền quê,Đạt ,mặc nhiên có chỗ đứng dần rồi lâu ngày trở thành vững .
  Khi Đạt được rủ rê được mời mọc từ đám hỏi  ấp nầy cho đến đám giỗ ở nhà một viên chức nào ở trên huyện cho kêu là phải có tiếng đờn ca của Đạt mới được.Đạt rất hiếm khi từ chối,vì đó là những cuộc vui ,trong đó rượu lúc nào nghệ sĩ cũng được rót tràn ly...
 Chưa nữa,
Không ít các phụ nữ ở vùng quê chân chất nhưng ái mộ người đờn giỏi,ca hay lại đẹp trai như Đạt cũng không phải không có.
                                                                       *0000*
Ông Trường, Lệ vợ Đạt  với hai đứa con gái phải hết sức cật lực làm lụng trên miếng vườn trồng dừa khi xưa với ước mong để có cuộc đời bằng một phần nào trước ngày tản cư.Bà Trường với mấy đứa nhỏ nữa trong nhà cũng bận rộn suốt ngày với mấy con heo cùng bầy vịt ,gà ..
   Ai cũng mong cho nhà mình có  cơm gạo để ăn ,đủ áo quần để mặc ,khi  ra đường không bị người ta khinh khi.
  Một ngày mới sau cơn mưa đêm qua  bốn người do ông Trường dẫn đầu cùng với búa,rựa,cưa,dao bầu  cùng tới một cây loại không có trái để ăn mà cây cũng không dùng gì được trong nhà.
 Ông Trường muốn hạ cây đó để lấy chỗ trồng cây khác hữu ích hơn.
 Con gái lớn nhứt của Đạt sắp tròn 18 tuổi mới vừa được một gia đình đàng trai ở làng Tường Đa đem trầu cau,lễ vật dạm hỏi cách đây vài tháng.
 Liễu là đứa cháu có hiếu ,có thảo  thương kính ông bà hết mực,hiếu thảo với cha mẹ cũng không có điễm nào để chê bai.Còn siêng năng,giống ông nội không một chút sai chạy.
 Một thiếu nữ ,ấp trên xã dưới đều ngợi khen,đến nỗi ông Long ở tận Tường Đa còn nghe tiếng và muốn 'lanh chân lẹ tay' cưới cho con trai của mình.
   Cháu không muốn cho ông trèo lên cây,một đoạn khá cao so với mặt đất,ở một chán ba của thân cây chánh ,nên giành rồi nói với ông nội :
  -Để con cưa cho cái nhánh bự đó rớt xuống rồi là mình gần khỏe hả ông nội  !
 -Ừa ,mà con phải kỹ lưỡng à nghen  !
-Dạ, ông nội !
   000*
Bàn chân còn dính sình ,thân cây vẫn còn nước bám chưa khô,cho nên khi bàn chân phải vừa đứng chưa vững đã trợt rồi mất thăng bằng té ngang xuống đất.
   000*
Ông Trường chỉ thở dài liên tục từ lúc dùng cái võng khiêng đứa cháu thương của mình tới trạm y tế xã chờ đợi cho ở đây họ băng bó rồi cho về.
 Suốt đêm hôm đó,hai ông bà thay phiên nhau dòm ngó,sờ trán thăm nhiệt độ,cho con nhỏ uống nước hay đi tiểu..
 Cũng không phải một đêm ,mà những đêm tiếp sau đó.Cứ mỗi khi Liễu trở mình kêu đau là ngay lập tức không có ông cũng có bà kế bên.
  Những tiếng chắt lưỡi ,thở dài trong đêm của ông bà nội cũng không thuyên giảm là bao . 
  Cuối cùng,cả hai đều đến trước bàn thờ Phật quỳ khấn, nguyện sẽ xuống tóc,chay tịnh một tháng để xin cho cháu mình sớm tai qua nạn khỏi.
  Lúc ấy,Đạt đã được tin con gái lớn bị nạn nhưng còn lần lựa chưa về vì còn một đám nữa nghe nói khá linh đình của giới đờn ca.Thứ nữa , Lệ Quyên ,một giọng ca mùi với nhan sắc mà,theo Đạt nghĩ ,cả đời anh ta chưa được gặp và cũng chưa chắc được gần gũi, được dân díu như đang trong lúc này.
 Cho nên,phải gần hai tháng sau ngày bị tai nạn ,đứa con gái đầu lòng của Đạt mới được gặp mặt cha.
 Chưa đủ thời gian cho vợ con,cho cha mẹ,cho đứa con  ngoan chẵng may gặp nạn và cũng không hề có ý kiên gì về tương lai nôm na sự sống của gia đình ,trong đó có cả vợ con của mình,Đạt cố tìm lý do cho hợp lý nói với ông bà Trường rằng phải có mình, ban văn nghệ mới hoạt động được.
  Trước lúc chia tay vợ,anh cũng không quên lấy theo một mớ tiền để có mà chi dùng trong thời gian tập huấn để ,trong tương lai anh sẽ trở thành một nghệ sĩ có tên tuổi ở đất miền Tây có sông Tiền ,sông Hậu, theo như lời giải thích tràn đầy tốt đẹp của Đạt với người vợ mộc mạc hết sức tin tưởng và phục tùng nơi chồng của mình.
  Chị Đạt cố moi móc bao nhiên thứ có gia trị  ân cần trao hết cho chồng trong cuộc chia tay vừa có nước mắt yêu thương vừa có nụ cười nhẹ với hy vọng chồng mình sẽ có chỗ đứng với người,với đời.
   000*
 Nghệ sĩ được người đời cho rằng (phải có) tính lãng mạng
 Điều nầy,không sai là mấy trong trường hợp của Lệ Quyên.
 Nếu như, vào cái thời ấy,một người có tài năng  ca hay  diễn giỏi  ,nếu muốn và phải có điều kiện để được thăng tiến thì phải có cái lý lịch trong sáng,theo nghĩa của "Đoàn và đảng viên đảng CSVN".
  'Trên' người ta dùng Lệ Quyên như một con chim mồi đứng trên một nhánh tre đặt giữa cánh đồng.Nó hót líu lo,nó xù cho thấy bộ lông đẹp để cho những con chim khác bay tới đáp xuống những cành tre đã trét mũ và ..dính cứng ở đó.
  Nôm na,gọi là chim mồi !
 Không lâu ,khi số tiền ân tình của Lệ đã không còn ở trong túi của  chồng mình nữa thì tình yêu của những người được đời đặt là xướng ca cũng nhẹ nhàng rời xa.
   Trong một lần lời qua tiếng lại giữa hai người, Lệ Quyên nói với Đạt :
     -Anh đừng kể lể với tôi về tình yêu của tôi và anh.Anh cũng đừng hỏi cái câu đã nhàm mà tôi không thèm trả lời rằng anh sẽ làm gì và đi về đâu sau khi hết cả tình lẫn tiền với tôi...
   -Tôi nóí cho anh mau hiểu là.theo tôi ,anh nên trở về quê cũ của anh làm 'Thầy cúng' đi.Anh chỉ cần một cuốn kinh tụng đám ma,một cái áo tràng màu nâu hay xám gì cũng được.Anh sẽ được tang quyến trọng vọng. 
  Họ sẽ đưa tiền công cho anh bằng hai tay với sự cung kính ,còn không thì anh cũng được ăn nhậu lã lê, và nếu như có văn nghệ ...tự biên ,tự diễn giúp vui thì anh cũng có chỗ đứng mà còn đứng trên người ta nữa  !
  Tôi tin chắc,đó mới chính là điều làm cho  thõa mãn cái cá tánh của anh.
  Các địa danh như Phú Túc,Tân Phú,Thành Triệu,Quới Thành ...trong các đám tang có một thầy tụng với thanh âm lôi cuốn,với tiếng ngân nga,xa xa  người nghe tựa như  mấy điệu của những bài cổ nhạc Nam phần vào những lúc nước lớn hay chiều mưa.
Phạm huỳnh Ngân & H3,
thienvovi@outlook.com
  

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).