Thiện-Ác -Một gốc mà ra.

Khó có thể biết được thâm tâm của một người yêu nghề  muốn trau dồi khả năng của mình đến  độ điêu luyện ,đến độ xuất chúng  và phải cao hơn  với những đồng nghiệp khác.
 Hoặc là người ấy yêu  việc mà mình làm đến độ nhập tâm,cho nên ngày đêm ,lúc nào cũng  nghĩ đến  việc sắp làm .
Từ tâm trạng ấy,tức là ngay từ lúc  nhận được chỉ thị cho đến khi công việc ấy hoàn hảo nhân vật ấy quyết đặt hết hết tâm trí vào việc sắp tới đến độ  ông ta không muốn có một  tì vết,một sơ xuất  nào hết.
Mục đích tối hậu,đến khi ra tay ,cho những giây phút sau cùng đó ,trong lòng ông ta mới cảm thấy tự hài lòng  là  công trình vủa mình đã thành tựu. 
Nghệ thuật khi đạt đến cao độ gần như hiếm quý.Một loại đại bàng trắng nếu cho rằng thanh khiết e hơi quá đáng.Một loài vật cao trọng hơn nhiều so với các loại cầm thú.
với đầy nghệ thuật.và, phải có tinh cách để đời nữa.

 Bát Phẩm Lê,theo cái cách tả của nhà văn Nguyễn Tuân là một đao thủ phủ đã đạt đến tuyệt đỉnh trong nghề vào thời ấy.
 Thời kỳ đất nước Việt Nam bị người Pháp cai trị !
                                                           ***
Quyển "Vang bóng một thời" của nhà văn Nguyễn Tuân được tái bản sau cuộc di cư vĩ đại của hơn một triệu người Việt ở miền Bắc chối bỏ chế độ CS để vào miền Nam tự do ở Saigon.
 Tác giả của 'Những cái ấm đất','Hương Cuội",'Chữ người tử tù'...không may như những đồng hương của ông và phải chịu đời đắng cay của kẻ ở lại, trong khi đó những đứa con tinh thần của ông có mặt và được trân quý ở miền Nam nắng ấm.
 "Chém treo ngành" là một tiểu tựa mô tả về nhân vật tên Lê,chức phận tới hàng Bát phẩm với nghề chuyên môn là chém đầu tử tôi.
 Câu chuyện khởi dầu cũng là lúc cáo chung sự nghiệp của một sát thủ  lẫy lừng,đã có tên tuổi,đã có chỗ đứng vào thời quá khứ.
 Thế nhưng ,lần chót để bát phẫm Lê "chém" một cú ngoạn mục tuyệt luân nầy có các quan lớn "Phú lang sa" chủ trì buổi giám tử 12 tử tù mang bản án chống Pháp, cho nên nhân vật trứ danh này dù cao niên tay rung  chân yếu vẫn phải bị gọi  cho cấp trên của ông đem lên khoe tài chém,mà  da đầu đàng sau cổ của tất cả các nạn nhân phải còn dính vào đầu ,rồi thật nhanh, sau khi đã cúi đầu chào các quan ngồi trên  đài giám tử .
Lúc ấy đầu tử từ mới được bật về sau .
 Ngoài ra,các quan lớn người Pháp cũng  muốn đích thân bát Lê giải thích cho viên thông ngôn để người nầy dịch lại tiếng Pháp cho ông ta biết như thế nào là cái  chém theo cách 'róc mía'  ! .
                                                            ***                     
Cây đao bén,những buổi chiều tập dượt tận tình ,cật lực đến đổ mồ hôi,cho tới khi mỏi mệt.Những tư thế,những bước chân trái phải ,những cú xuống đao từ trái,từ phải không thừa,không thiếu đã thật nhuần giữa những hàng cây chuối đã được bát Lê dợt,ngăn nắp,ngay ngắn đến thuần thục đến độ khi đến lúc ra pháp trường tất cả  tử tội từ tư thế quì gối cho đến vị trí hai hàng trái phải để khi bát Lê xuống bộ,quơ  rồi hạ thủ 12 cái đầu được chém  phía cuống họng ra sau ót phải đứt tiện và chỉ chừa lại miếng da sau khi đã cúi đầu hướng về giám tử đài chào các quan lớn ! 
 Tài năng và mức độ chính xác của bát phẫm Lê không ai có thể tìm ra kẻ hở nào để phê phán được.
 Muốn đạt đến trình độ đó,điều kiện tiên quyết là bát Lê nhất định phải là người yêu nghề cao độ.Chính tâm trạng ấy cho nên sát thủ công khai nầy mới đưa hết tâm ý vào cây đao chém tù hết từ năm nầy qua tháng nọ.

                                                                 ***
Từ chốn triều đình ,cho đến thứ dân tên tuổi của viên đao phủ vốn đã vang lừng.Đặc biệt kỳ nầy lại được quan Tây mở miệng hỏi han về kỷ thuật cướp mạng tử tù nhanh và tù nhân cho tới khi chết rồi mà cũng phải lễ độ ,chào kính với những kẻ đã ra tay cướp đi mạng sống của mình,mới quả là nhân vật kỳ tài và rồi đây  sẽ được mang về nước Pháp  kể lại cho cả triều đình cùng nghe về nhân vật,về đất nước mà người Tây dương đến để "khai-hóa "!
  Nơi công cộng,chốn mục hạ quan chiêm tay đao bát phẫm ấy ai ai cũng biết mặt,biết tài,thế nhưng ông có thích thú ,có sung sướng khoái trá rằng tự chính hai tay của mình  hạ thủ  và sau đó các thân xác ấy  đã ngả bổ xuống mặt đất của pháp trường gió lộng hất tung cát bụi không ? 
 Trong lần xử trãm nầy,theo những đối đáp giữa qian lớn với một công bộc nhiều năm,luống tuổi,người đọc biết được ông Lê đã đến hoặc quá tuổi về hưu cho nên ,vui thú điền viên là dự định của người làm việc nước lâu năm muốn được nghỉ ngơi sau không biết là bao lần ra vào chốn pháp trường tanh hôi máu lệ.

                                                       ****
Hành động cùng với những chuẫn bị,lo liệu hết sức chu đáo mỗi khi có lệnh trên đưa xuống
về ngày giờ hành hình cho dù một hai nhiều phạm nhân,bát Lê vẫn lo toan sắp xếp để thi hành thật chu đáo đến độ không muốn có bất kỳ một sơ hở nào dù hết sức nhỏ nhặt từ  trên giao xuống cho thời gian sắp đến.
 Điều nầy,tạo ra nhiều câu hỏi về nghề giết người của ông ta.
 Có phải Bát Lê lấy làm thống khoái mỗi khi kết liễu sự sống của một con người ?
 Có phải mỗi lúc hạ đao trông những tia máu phóng vọt từ cổ tử tù lên cao làm cho ông hãnh diện với thân bằng quyến thuộc cùng với xã hội chung quanh về cái quyền lực cao ngất của mình ?
 Có phải sau khi đọc mấy câu thiệu :"Sống không thù nhau-Chết không oán nhau...."trước khi thi hành bản án được xem như một lời phi lộ,một lời giải thích rằng là tôi đây chỉ là một gã đao thủ phủ thi hành nhiệm vụ  cấp trên giao xuống (như cực chẵng đã) giết người cũng chỉ như là một kế sinh nhai hầu nuôi sống vợ con ?
 Có phải việc mài đao phải thật bén để khi chém đầu phải thật ngọt hầu tránh bớt đau đớn cho kẻ sắp lìa đời và,đó là một sự thương cảm mà Bát Lê không muốn bộc bạch tránh bớt những nhòm ngó của thượng cấp ?
 Các câu hỏi ấy không có dịp nào được trả lời thỏa đáng.
 Có điều,người ta tin chắc rằng,cho dù đao phủ Lê hay bất kỳ ai khác thi hành  án tử thì tử tù cũng phải chết.
  Thành ra,chết ngọt,chết lẹ trong nháy mắt hay chết trong trật vuột cù cưa cù nhầy là do tự thâm tâm của kẻ xuống đao.
Thí dụ như,có ai đó là đồng nghiệp với bát Lê nhưng lại là một người rất thích thú trước cái  sợ hãi tột cùng đến độ té đái vãi phân ra của nạn nhân,hắn ta lại càng ung dung,lại càng khoan thai trước khi hạ thủ.
 Cho đến giây phút chém đầu thì đoạn thủ đao lại không đủ sắc bén cho một lần mà là dăm ba lần nhằm kéo dài cơn đau để đương sự hả hê vì được chứng kiến cái phút lìa đời của người thọ án,mà có khi hắn cùng người chết trước đó đã từng mua thù chuốc oán .
  Đây .lại là một điều mà,chính tự trong thâm tâm của kẻ được phép giết người công khai biết,nhận rồi buông thả sau đó hay cất giữ trong lòng.
 Người ta cho rằng giữa tâm thiện và ác chỉ nằm ngay đó,trong đầu của kẻ xuống đao.
 Hay, chấm hết đau đớn của kiếp người tù tội qua những tháng ngày dài thọ án với thân mình đầy những máu me bầm dập, vì những cuộc khảo tra liện miên bất tận bằng thủ thuật nhanh như tia chớp,theo như cái cách của bát Lê? 
  Thế thì,điều  nào là thiện và cái nào là ác.tự trong thâm tâm của mỗi con người, ngay trong giây phút phù du đó mới là duyên khởi thiện- ác và rồi tiếp nối dây chuyền về sau cho những quả ngọt hay trái đắng !.
 Vòng hay bánh xe luân hồi xuất phát tự tâm mà dù thế lực thiên nhiên hay do con người tác động nó cũng không thể vận hành được.
  Chỉ có tâm ta và tự ta mới ngừng lại hay đi tới 
 Và,
Trong trường hợp nầy,chữ Tâm ác và Thiện lành mới tác động ,mới mọc lên những mầm lành hay nụ độc,cho dù thế gian mắt trần không thấy !.
Phạm huỳnh Ngân.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).