Ơn & Nợ .

Khi  kể chuyện về  ân tình , một món 'nợ' từ sức lực ,từ tiền bạc ,từ tình cảm ,có lẻ không thể đem nhiều ít, nặng,nhẹ ra để so sánh  cái nào sâu cái nào cạn được.
 Lại nữa,có những hàm ơn mà người thọ ơn có thể   có dịp  trả được.Cũng có khi
  bị quên,bị..."giựt" hay không còn có cơ hội nào để trả được.
  Cho dù có nhiều người rất sẵn lòng để trả lại  người đã ra ơn cho họ nhưng không phải lúc nào kẻ có lòng ấy được toại nguyện.
  Nếu tin theo giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo,nhánh Tứ Ân thì con người, ngay sau khi  lọt lòng mẹ là đã mang ơn rồi .Trong đó, ngoài  Đất Nước Gió Lửa là tứ đại trọng ân, còn bốn ơn lớn kế tiếp là ơn tổ tiên,ơn đất nước,ơn tam bảo và ơn đồng bào nhân loại.
 Không dám lạm bàn những ơn 'tiền khiên' nêu trên,cá nhân tôi sau khi đi gần hết cuộc hành trình tiến hóa của kiếp nhân sinh ,cứ tạm cho cuộc giong ruồi  75 năm của kiếp người đi,ngay giờ đây với trí nhớ cũng còn tươm tất và,bằng tất cả nghị lực của  lương thiện cũng như theo đúng lẽ công bằng,quả thật tôi đã mang ơn và thiếu nợ  với mọi người chung quanh rất nhiều mà, cho dù rất muốn trả cũng không chắc gì hoàn tất được phân nửa chương trình ơn với nợ đối với những người đã tân tình giúp đỡ cho mình trong nhiều hoàn cảnh.
 Xem bộ dự tính  dễ mà rất khó khi bắt tay vào làm cái công việc ơn đền nghĩa trả .
                                               ooo0ooo
 Khi bắt đầu những bài "Hoc làm người" như văn hóa Việt đã dạy là ,hãy cố tránh hay hạn chế tối đa 'cái tôi,cái ta' đáng ghét theo như những lời vàng ngọc của tiền nhân.Tuy nhiên,bài viết nầy như là một bản tự thuật  của cả một quảng đời dài trong 70 năm hoặc hơn,cho nên nếu không  dùng đại danh từ tôi thì e rằng hơi khó về khía cạnh hành văn.
 Bởi lẻ đó,cái "TÔI'  khó ưa chỉ nhằm là lý do duy nhất ' tôi ' là kẻ thọ ơn và tôi cũng là người mắc nợ !
 Đương nhiên,vì không phải là thơ văn trong dòng chính ,nên tùy bút nầy hoàn toàn phá cách cũng như không theo  khuôn khổ,quy luật văn chương,thi phú nào hết.
                                                ooo0ooo
 Ân tình của LÍNH .
Nó với tôi xê xích nhau một tuổi,cùng nhập ngũ một giờ,một ngày tại một địa điểm cho nên số quân của nó và tôi cách nhau có một con số cuối .../137.968.
 Phạm quang Minh,mặt đầy mụn , nhà cách chợ Gò Vấp không xa ,trước nhà là một sân thật rộng đầy bóng mát với mấy cây Vú Sữa già nua.
  Miệng của Minh lúc nào cũng sẵn sàng cười với bất cứ ai, có quen hay không trong hai ánh mắt lúc nào cũng ngời sáng.
 Đó là ngày 5 /9/1969 đời binh ngũ của chúng tôi bắt đầu từ Trung tâm 3 tuyển mộ nhập  ngủ    Quang Trung 
 Minh và tôi ăn cơm lính không lâu nhưng hợp rồi tan,tan rồi hợp ít ra cũng ba lần trong hơn sáu năm .
 Thời gian ở  đơn vị phụ trách canh giữ tù binh ngoài Phú Quốc,nó và tôi cùng chung một trung đội.Nhà binh không có cấp cho giường ngủ chúng tôi phải nhặt nhạnh mấy miếng tôn lợp nhà về gò đập rồi đóng làm "giường" nằm ,cho nên mỗi khi đứa nầy trở mình thì đứa kia   nghe.
 Poncho  củ được che ba phía để làm cái buồng cho có tinh cách riêng tư,thế nhưng không ai  chận ai được ai khi có tay nào đó tự tiện xông vào lúc cần nước uống hay thuốc lào mà Minh và tôi thường hay dự trừ.
 Cũng gần hai năm sau khi đáo nhậm đơn vị cách xa đất liền, với trách nhiệm của một người lính là canh giữ tù binh 365 ngày của năm.Không lễ lạc tết nhất,không thứ bảy chúa nhật.
 Tất cả đều làm việc cật lực với lên ca rồi xuống ca :Ăn cơm nhà bàn,ngủ tối đa là sáu tiếng rồi làm việc liên tục.
 Buồn nản,mệt mỏi đến độ không còn muốn thư từ về thăm gia đình ,vợ con nữa.
 Vợ tôi sốt ruột qua thời gian khá lâu không nhận được thư của chồng nên đã dắt đứa con còn nhỏ từ Saigon xuống tới Rạch Giá ra tận An Thới Phú quốc thăm chồng.
 Chỉ nội đi  đường là đã mất hết hai ngày rồi.
 Tôi ở một lúc vào ba tâm trạng :Giận,mừng và lo.
 Giận vợ tôi là , không có sự đồng ý của tôi, mà tự tiện dắt con nhỏ đi một đoạn đường quá xa từ Saigon ra hải đảo Phú quốc ,mà đó  lại là thời chiến,xe cộ bị giựt mìn là thường xuyên
  Xe cô di chuyễn trên những  quốc lộ  không phải là chuyện dể dàng.
 Lo là không biết làm sao giải thích với cấp trên tình huống ngoài ý muốn, như là chưa có sự cho phép của các ban trên tiểu đoàn vì nội quy trại giam khá nghiêm nhặt.
 Lại nữa ,chuyện tạm ngụ ở một nơi nào đó trong khu gia binh chật hẹp không phải trong một lúc ngắn có thể tim ra  được.
 Minh (về sau quá thân thiết nên tôi thêm chữ Vồ cho nó nữa )Vồ giải thích cho tôi rằng,đàng nào cũng lỡ rồi,vợ mẩy nó bỏ công việc làm và từ xa đến thăm thì cho nó ở chơi ba bốn ngày đi rồi hãy về.
                                                    ****
  Ba ngày sau, tôi định đưa vợ con tôi ra bến tàu về lại Saigon không cần xin phép tắc gì hết,thằng Vồ  nói không cần đắn đo:
 -Mẩy đưa hai mẹ con nó về đi cho chắc ăn,ở đây tao gánh hết cho mẩy !

Nó nói chắc nịch giống như một mệnh lệnh,không có cách nào tôi có thề cưỡng lại được,cho dù tôi đã có nói với nó năm ba lần , là việc nhà bịnh đã phân chia cho mỗi cá nhân,chuyện ai  người ấy làm  mà còn không xuề nữa là làm sao  nhận thêm việc của người khác được .
 Minh Vồ nhất định không nghe.
 Tôi không cần xin phép tắc gì hết đưa vợ con về lại đất liền .
 Kết quả là bốn ngày sau,tờ mờ sáng từ bến tầu An Thới trở về doanh trai,Minh Vồ đã ngồi tựa trên tháp canh cao 14 mét ngủ vùi ngủ dập. May mắn là nó đã  không bị đốc canh hay cấp trên nào  phát giác !
 Tôi không biết dùng ngôn từ nào cho đủ cho hay ,cho đẹp hơn nữa để nói về tinh bạn lính của nó đối với tôi.
 Không lâu sau,Minh đi học khóa chuyên môn rồi về đất liền thuộc  tiểu đoàn 3 QC/Quân khu 3.
 Ngày 3 hay 4 tháng 5/1975 tôi đến thăm nó,người nhà cho hay nó đã đi kiếm sống bằng cách đạp xích lô.
 Biệt tin thằng Vồ với nụ cười dẽ mến,con mắt sáng ngời bằng tấm lòng "chơi hết mình" với bạn bè.
 Minh Vồ ở gần chợ Gò Vấp ơi !
 "Tao chưa trả được mẩy một chút xíu nào cho bốn ngày đêm dài nhất trong đời của mầy nghe Minh !"
                                                      ***
 12 giờ một đêm của tháng hai năm 1975 ở TTHL/BĐQ/Dục Mỹ.
-Ba lô chứa 20 kg.,súng với đủ cấp số đạn,nón sắt 2 lớp,bình đựng nước với 1 lít đầy và phải chạy cho đủ  lộ trình 12 kí lô mét,bắt đầu từ cỗng quân trường quẹo phải về hướng chợ Dục Mỹ đến TTHL/Lam sơn rồi trở về đến bãi tập tuột dây Swiss.Trọng lương và lộ trình bắt buộc cho tất cả khóa sinh được nhà trường kiễm soát từng người.
 Trung sĩ nhất (Hưng Lé) ,người ở kinh F,Tân Hiệp,Rạch Giá cũng  là khóa sinh  khóa Rừng Núi Sình Lầy cuối cùng của QL.VNCH,một người bạn cật ruột khác với tôi.
 Chúng tôi đã có thời gian ở đại đội D9 Q.C trước đó và cho đến sau khi tù binh được trao trả hết rồi có một số được ở lại để chớ bàn giao doanh trại cho Nha Quân Sản.
 Thời gian nầy Hưng,Đức và tôi rỗi rảnh nên ra biển săn tìm cá,mực làm kế sinh nhai.
 Chúng tôi có thời gian được xem là đẹp nhất trong đời binh ngủ,chính là lúc nầy với chung quanh là biển rộng,rừng thưa với trời  đất bao la,thiên nhiên quanh phủ.
                                                         ****
 Sau thủ hiệu khởi hành,Hưng vọt lên trước rồi giữ vững vị trí tiên phong.
 Tôi cùng với một số đông khác  ì ạch vật lộn với ba lô, với đường xá thì một lúc sau độ gần một tiếng,Hưng đã trở lộn lại đối diện với tôi rồi dúi vào tay tôi cái thẻ không quên dặn là mầy đã được gần một phần ba rồi đó ,phần còn lại tao lo.
 Nếu Hưng không ra tay cú đó, tôi cũng phải lê lết tả tơi cho đến ba bốn giờ khuya chớ không phải chơi.
 Chưa hết,trước đó hai ngày ,vào lúc  6 giờ sáng đại đội được lệnh giá súng ở sân cờ vào câu lạc bộ ăn uống chuẩn bị cho một ngày dài huấn luyện nhễ nhại mồ hôi với đất cát.
 Khi ra  đến nơi dựng súng.Cây súng của tôi đã bị tay nào đó cuỗm mất bộ máy cò !
 Tôi phát hoảng,mất bộ máy cò cũng không khác gì mất khẩu súng là bao.Tôi sắp sửa lớn tiếng cào nhào Hưng đã nạt ngang rằng ,mầy im ngay cái mồm đi,để tao liệu !
 Ngày hôm sau cũng cỡ giờ đó,quả thật bạn Hưng Lé thân mến của tôi đã giữ lời bằng chiếu thức ăn miếng trả miếng.
 Lần chót,khoảng đầu năm 1981,vào buổi chiều,Hưng dùng chiếc Suzuki M.15 chạy Honda ôm ghé cư xá Lữ Gia thăm tôi.
 Mời vào nhà,nó nói bận,mời uống ly nước nó bảo vừa uống ly trà đá dọc đường.
 Biệt tin từ đó !
                                                    ooo0ooo
Nghĩa hiệp chốn LAO TÙ.
 Chiều ngày 2 tháng 5/1975 thượng sĩ Bùi văn Khuynh, Địa phương quân thuộc tiểu khu Vĩnh Long đã bị giải ngủ bất đắc dĩ, không chứng từ, sau nhiều năm từ chiến trường nầy tới mặt trận khác thuộc vài tỉnh ở quân khu Bốn.
 Hết chiến tranh ,đồng nghĩa với chấm dứt chết chóc với thương tật mất mát từ quân cho tới dân.
 Vui mừng với hai tiếng  hòa bình chưa  được mấy ngày thì viên cựu thượng sĩ nầy lại phải trực diện với một nan đề khác đau đầu hơn nhiều lúc còn ở ngoài chiến trận :
 -Chèn ép,lăng mạ,sĩ nhục từ những người thuộc phe thắng trận,nhất là ở một vùng quê ấp xóm mà người người ai cũng biết tỏ tường với nhau.
 Thành tích từ tám năm binh ngủ ,TH/S Khuynh đã lập đã tạo nên bằng những chiến công lừng lẫy giờ đây nó quây ngược lại , trở thành lý cớ để Mười Khuynh bị hạch sách khó dể trăm điều.
 Cho dù cái cây bị đốn tận gốc ấy đã ngả rợp xuống rồi mà gió cũng không tha !
 Phiền não cọng bất mãn triền miên người cựu chiến sĩ  với đôi chân mày rậm,mắt to đen,chung quang hàm đầy những là râu ria của kẻ đã tưng nhiều phen vào sinh ra tử, sống chết cho nước cho nhà.
 Mười Khuynh  vốn đã là đệ tử của Lưu-Linh nên tìm cách giết thời gian,dẹp qua những tủi nhục những khó khăn của mấy người cánh tay cột băng đỏ bị người dân gọi là 'Cách mạng 30' theo giặc đón gió trở cờ.
 Rượu càng uống lại càng kích thích cơn nóng chứ không tạo ra bình yên cho những ai đã dùng nó , cho dù nhân danh là để giải phá cơn sầu !
 Kết quả của tức giận ,của căm hờn là Mười Khuynh đã vào tù không cần tòa án mà cũng chẳng có ai công bố tội danh !
                                               ooo0ooo
Thú thật,dù là con nhà nghèo nhưng tôi chưa hề biết đào biết xới biết xúc đất.
'Chỉ tiêu' (là lệnh và là tiếng sử dụng của trại giam) cho mỗi tù nhân là đào 4 thước bề ngang cùng 4 thước tới để hoàn thành một đoạn bờ có bề ngang 8 thước.
 Tôi và người anh em Bùi văn Khuynh biết nhau từ trại giam và cùng bị giải xuống đây  một lúc.
 Sau hai ngày,thấy tôi coi bộ nhất định phải oằn oại với cú tử sanh nầy nên Khuynh đã có ý giúp tôi bằng cách là,tôi lo phần pát hoang mấy bụi Chà là  rồi đấp bờ giữ nước, để anh ta tự do thao tác những cú 'quăng' đất bằng những cái hất đất đi đúng hướng,rớt xuống đúng vị trí đứng thẳng  của khối đất..
 Vào thời gian ấy,dù tuổi đã trên ba mươi nhưng Mười Khuynh ..giỡn với đất bỏ xa  mấy thanh niên hăm mấy một khoảng thật xa.
 Nhìn những thao tác của anh ta tôi chợt liên tưởng đến một đoạn  trong "Tam quốc chí" mô tả Triệu Tử Long lần bảo vệ ấu chúa trận Đương Dương Trường Bản năm xưa vậy.
 Sau Tết Nguyên Đán năm 1982  độ 2 tháng Mười Khuynh và tôi được trả tự do.Vài tháng sau tôi cùng bà nhà tôi  có dịp từ Saigon lần xuống Bình-Minh thăm lom cùng với một ít quà cáp cho con anh chị Mười.
 Nhà nghèo,gặp lúc buổi chiều chập tối ,nên Khuynh và tôi lội xuống cái mương  ngang hông nhà tìm bắt được ít cá,tép làm mồi.Đêm ấy,bên ngọn đèn dầu khói tỏa, hai đứa tôi đã có hằng trăm chuyện để nói mà mong rằng trời đừng vội sáng và,cứ mỗi lần nói đến nỗi khổ niềm đau của dân Việt thì người thượng sĩ năm xưa mắt long lanh đỏ rực lên như tôm luộc,hai hàm răng nghiến lên  trèo trẹo nghe đến rợn người.
 Không lâu sau lần gặp đó,có tin người đào đất lẫy lừng cách đó không lâu ở nông trường Thống Nhất lại bị mang thân tù tội, cũng chỉ vì trông thấy những trái ngang đầy dẫy của xã hôi chung quanh , nên khi uống vài sợi ba ngù lên chữi mắng đám  cường hào ác bá ở địa phương.
 Kỳ nầy,nặng hơn,họ chém cho xém chết rồi mới túm cổ đem vô tù để rồi theo cái chu kỳ y hệt lần trước !
 Cũng từ"nông trường" cưỡng bức lao động ấy,tôi cũng không thể nào không nhắc đến một người anh em cùng tỉnh Mỹ Tho,quê ở Ba Dừa Cai Lậy có tên là Lê văn Xem,một trung úy Nhẫy Dù,sau khi mãn hạn tù vì  tội...sĩ quan đã tìm đường vượt biên chẳng may bị tóm.

 Nhờ sự quan tâm đặc biệt của Xem mà tôi và Mười Khuynh dang từ toán đào đất hì hục với sình lầy đã được đưa ra toán làm máy suốt lúa cho dân chúng chung quanh sau mùa gặt lúa.
                                                          ooo0ooo
CÙNG CẢNH DÌU NHAU .
Khi bạn đã có đầy đủ hoặc dư thừa tiền tài,vật chất ,lúc ấy mới chợt nghĩ,chợt nhớ đến việc thiện,việc bố thí thì ấy cũng chỉ là tâm lý hay suy nghĩ một cách đúng đắn, một cách bình thường.
 Thế nhưng,người anh em của tôi là ông Nguyễn văn Sỹ thì lại có khác.Bởi lý do đó mà bà nhà ông vẫn thường phàn nàn rằng,ông nhà tôi ăn cơm nhà di vát ngà voi !
 Từ một chiến binh bất hạnh nơi chiến trường năm xưa,bây giờ ông ấy lại phát huy hạnh từ bi đến mức cao tuyệt khi ở trại tị nạn.
 Không riêng gì bốn cha con tôi,mà hể bất cứ điều gì cho ai trong khả năng ông ta luôn luôn sẵn sàng, nhằm tạo cho một người hay một gia đình tị nan dễ chịu hơn hay tiện nghi đôi chút hơn là người thương binh nầy rất sẵn sàng để làm.
 Anh Sỹ,sau 4 năm , tốt nghiệp trường Chiến tranh Chính Trị Đà Lạt đã được bổ xung cho sư đòan  7BB.
 Không biết ngành CTCT vì lý do ít có cơ hội  đánh đấm quần thảo với giặc thù nên người chồn chân,chùng bước  nên "xin " ra tác chiến chăng.Kết quả của những đêm ngày miệt mài ở vùng Bốn sinh lầy ,một chân của anh Sỹ đã bỏ lại chiến trường.
 Ở trại tị nạn không có súng đạn nhưng người cựu sĩ quan năm xưa vẫn sống, vẫn mang ý chí không thua Kinh Kha thời trước với giấc mơ về đại nghĩa.
 Chống Cọng bên kia,giúp người mới đến.
 Đó là khẩu hiệu của anh Sỹ ,trưởng khối Thông Tin trại tị nạn Pulau Bidong mà,tôi cùng ba nhi đồng trong nhà đã mạng  ơn do nhiều giúp đở những vật dụng tối cần từ cái mùng cho đến bếp lò nấu ăn.
 Lẽ dỉ nhiên,ơn của ông ấy cho đến giờ nầy tôi cũng hãy còn thiếu cho dù đã đến tận Úc châu thăm lom  !
                                                             ***
Sống cái nhà,chết cái mồ .Lời truyền khẩu đó tuy không phải là điều bắt buôc.Có điều tôi cũng như hầu hết người Việt tị nạn gần như ai cũng có giấc mơ làm chủ một căn nhà,bất kể lớn hay nhỏ miễn là có chổ trú mưa,che nắng.
 Một người em quen biết từ trại tịn nạn có tên rất nữ nhi là Hà thanh Tú mà lại có can đãm cho tôi mượn số tiền lớn là 15.000 dollars để  đặt cọc mua nhà làm chổ dung thân với không một điều kiện nào hết.
 Tiền đã trả nhưng ơn tình vẫn còn cho dù mấy năm nay em trai mình không biết trôi giạt về đâu :Boston hay Cần Thơ sông nước..

NHỮNG GIỌT MÁU ĐÀO.
 Sẽ phạm phải lỗi lớn với "tội bất công",một điều luật tự tạo ra cho mình chỉ nhằm noi theo đó để cư xữ cho đúng với lẻ phải  của đạo, của đời nếu như có những việc hết sức khó khăn với nhiều gian nan khổ cực mà con với cháu của mình đã dùng trí óc,dùng tay chân sức lực để giúp đỡ cho tôi.
                                                          ***
 New York Life là công ty bảo hiểm và đầu tư lâu đời , được sự tin cậy của nhiều người ở nước Mỹ.Một người quen,có uy tín trong công đồng người Việt ở khu vực tôi đang sinh sống đang là một Agent đại diện cho công ty ấy bán các  loại bảo hiểm,trong đó có nhân thọ.
 Trước khi đặt bút xuống ký,tôi đã hỏi  anh ấy đôi ba lần về khoản .."Sau khi đóng liên tục ,đầy đủ đúng mười (10) năm là tôi không phải đóng thêm khỏan  tiền nào nữa hết,có phải vậy không ?".
 Điều đó hoàn toàn không đúng khi sau 10 năm công ty nầy vẫn tiếp tục đòi thêm tiền nữa.Người anh em bán bảo hiểm kiêm phụ trách hồ sơ bảo hiểm nhân thọ của tôi sau đôi ba lần liên lạc với văn phòng chính của họ ở New York cũng đành phải chịu thua vì thế giới tài chánh,ngân hàng và bảo hiểm của nước nầy nó đầy chằng chịt lắc léo mà ngay cả với người Mỹ rặt sinh đẻ ở đây cũng đã có nhiều người đành bó tay chịu thua , bỏ cuộc sau khi đã đóng tiền một thời gian.
 Họ không lừa mình nhưng luật lệ được trưng ra quá nhiều cùng lý do nầy,thị trường đầu tư khác cho nên,nhiều thân chủ của họ bị mất trắng hay "được " trả lại một phần tiền là chuyện thường.
 Tôi cũng là nạn nhân trong trường hợp nầy nhưng may thay nhờ có người Cháu gọi tôi bằng câu tên là Uyên Trần ,đã dùng hơn hai ngày (nhân dịp đến ăn Tết Nguyên đán với câu) để liên lạc bằng điện thoại từ nhỏ tới lớn,từ thấp đến cao cho đến sau cùng số tiền hơn 17 ngàn dollars đóng hơn mười năm được 'nhả' lại hơn 13 ngàn một chút sau khi họ đã trừ cấn hơn 4 ngàn.
 Có (được) còn hơn không !
                                                     ***
 Người Việt mình vẫn hay nói " Có con nhờ con,có của nhờ của."
Tôi không tin câu ấy đúng hết cho thẩy  mọi người,nôm na nói theo cách bình dân là phải có phần có phước mới được,lẽ đương nhiên,tùy thuộc chính là vào tánh người con ấy đối với cha mẹ của anh  hay chị ta.
 Điều nầy,xin cho phép tôi được khoe một chút về người trưởng nam của tôi.
 Đó là một người con chưa bao giờ từ nan với những lời nhờ cậy của cha.Đó là một người dù đang trong cơn ngủ vì say khi nghe xe của cha mình bị hư ngoài xa lộ trong đêm vẫn ngồi còng dậy nhờ người chở đến và làm mọi cách cho thân phụ mình vế đến nhà chỉ một hai tiếng đồng hồ sau đó.
 Qua  hơn ba mươi mấy năm trưởng thành,con trai của tôi Huỳnh -H-Đức Túc vẫn luôn là một "ông thần hộ mạng" một người con hiếu thảo đã từng trải qua nhiều gian nan,cơ cực với  cha trong  cuộc sống...
 Và,
Còn nữa,còn rất nhiều người thân hay sơ mà tôi đã mang ơn,thường thì chưa trả được.
 Qua vài dẫn chứng tiêu biểu của những giúp đỡ chân tình vô điều kiện nêu trên,chắc chắn còn thiếu sót rất nhiều.Nếu như phải kể lại một cách trung thực cũng như không hề có sự phân chia việc nào nặng  điều nào nhẹ thì theo tôi,hể đã hàm ân của một ai đó thì dù là một ly nước trong cơn khát dọc đường hay một bữa ăn uống thịnh soạn thì việc dùng chữ ƠN cũng nên như nhau.
 Giúp đỡ bằng vật chất bằng sức lực của tha nhân đã quý báu đã trân trọng  rồi nhưng vẫn chưa đủ cho bản thân một người.Những bậc cha mẹ,thầy cô cùng các đấng bề trên về phương diện giáo hóa,giáo dục tâm linh để cho từ một con người phàm phu được ví như một viên đá,nó chỉ quý sau khi đã qua những bàn tay gọt dùa của n người thợ mài đẽo khéo tay.
 Đó là Tôn giáo ở khắp mọi nơi,từ kinh sách cho tới giáo đường.
Đó là cha mẹ anh chị em ở trong gia đình trong những buổi đầu hôm học bài bằng ánh đèn dầu tỏa khói rồi được kể,được dạy từ ông bà cha mẹ.
Đó là Thầy cô ở khắp các trường lớp mà tôi đã trải qua từ lúc đồng ấu,vỡ lòng ê a đọc viết.
 Điều nầy,bây giờ chúng ta lại phải trở lại đoạn đầu về tứ ân,về hiếu đạo của loài người.
 Theo tôi,Mẹ là tiếng nói,lời dạy trước nhất mà tôi lãnh hôi .Rồi từ đó cho đến lúc bước vào lớp Một của bậc tiểu học với câu đầu phải thuộc là :"Tiên học lễ,hậu học văn".
 Sau đó,là cả một kho tàng sách vỡ ,một túi khôn vĩ đại của nhân loại,một biển tri thức của tôn giáo từ sách Kinh,từ những giáo lý vừa thực dụng lẫn cao siêu cho đến đại sư tên tuổi Vivekananda với "Tôn giáo là gì ?" hoặc Milarepa con người siêu việt hay nhiều sách vỡ của Thông thiên học.... đã dẫn dắt cho tôi từ vùng tối tăm chập chững bước vào vùng sáng,thi dụ như hàng chục quyền sách loại sách học làm người...của Dale Carnegie qua tài dịch của cụ Nguyễn hiến Lê.
 Không dùng chữ hay lời tri ân được viết hoa với hết thầy những dạy dỗ,những chỉ dẫn những khải huyền quả thật là điều thiếu sót lớn lao.
 Mà lại mang thêm cái tôi vong ân bội nghĩa nữa !
Xin  phép tề chỉnh,nghiêm trang cho tôi dõng vạt tuyên bố rằng,tất cả những điều những sự việc đã được phơi bày ra trong bài viết nầy :
 -Tri ân với một sự kính cẩn đến với tất cả những ai đang còn,đã mất hay thất lạc.Những người tôi đã mang ơn và nợ nữa.
H3 + Phạm Huỳnh Ngân.


Mang ơn người với lời chúc lành như những đóa hoa trên.
H3+PHN.
Email :thien vovi@yahoo.cơm


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).