Ý người ,mệnh trời .

Phải  là nạn nhân từng nhảy xổ xuống cống rãnh ,con mương,bờ mẫu nếu như gặp lúc ở nơi khoảng trống bất chợt đang đi.
 Còn những nơi khác,thí dụ như trong nhà đang cơn say giấc điệp thì gầm giường ,hầm trú ẩn cho gia đình ,nếu có.
 Nếu là một người lính trong doanh trại thì hầm trú tập thể,hố cá nhân hoặc ...sang hơn là các bunker kiên cố.
Pháo kích !
 Lúc ấy,kinh nghiệm cho biết , thì ai bị lần đầu cũng thường bị hoảng loạn cuống cuồng .
 Phải kinh qua tình huống đó sau lần thứ năm,xem bộ bớt sợ hơn khá nhiều.
 Lúc bấy giờ,người ta sẽ lắng nghe được tiếng nổ của đạn pháo xuất phát từ hướng nào cũng như "đoán" được còn bao xa nữa viên đạn pháo (hay hỏa tiễn) sẽ nổ.
Pháo kích tức là  những viên đại bác từ 61 cho đến 122 ly được điều chỉnh tọa độ và khai hỏa từ xa di chuyển theo cầu vòng để điểm đến  của nó là mục tiêu đã được nhắm trước.
Pháo kích nhằm  tạo ra thiệt hại nhân mạng,thiệt hại vật chất , gây hốt hoảng,tạo ra sự sợ hải , làm cho tâm lý bất an một cách thường trực của nạn nhân ở trong vùng bị pháo kích. Sau nhiều cú nã đạn từ xa có khi giữa đêm khuya,lúc thì sáu giờ ban mai là thời điểm người ta chộn rộn bán buôn,cũng có khi tám chín giờ tối là lúc "thanh bình" nhất của một mái gia đình ,sau một ngày vật vả với áo cơm.
 Đó là loại kẻ thù không mặt ,mà cũng không một ai muốn ...thấy mặt của cái loại tử thần hung ác đó.
 Pháo kích ,chỉ là một phần có can dự đến cuộc binh đao gây nên những sập đổ tan nát các tòa nhà cao tầng kiên cố,nhiều cầu cống được xây lên với không biết cơ man nào là khó nhọc bổng vài chục trái hỏa tiễn 122 ly nhào đến nổ chụp ,sau đó trở thành đống xà bần .
   Nhiều trận pháo kích gây ra chết chóc với con số hàng trăm,có khi cướp mất đi gần cả ngàn sinh mạng  con người.
   Dân miền Nam VN ở thủ đô Saigon đã chứng kiến cũng như hứng chịu trận pháo kích dữ dằn ,hung bạo với đầy tính áp đảo tinh thần một cách dã man nhất , vào mấy ngày cuối cùng kết thúc cuộc chiến.
 Lẽ dĩ nhiên, mức độ mà Hòn ngọc Viễn Đông hứng chịu số lương đạn pháo không thể nào đem ra so sánh với Bình Long-An Lộc,tiền đồn Tống Lê Chân ,đại lộ Kinh Hoàng Quảng Trị-Huế hay Quốc lộ máu 13... được.
 Thế nhưng tâm lý sợ hãi dây chuyền được nhân lên gấp nhiều lần nữa do các phương tiện truyền thông nội đia lẫn quốc tế tạo nên mới đáng  sợ hơn nhiều lần nữa.
 Qua tiên liệu với những cuộc "tắm máu" sẽ sảy ra,những Huế Mâu Thân 1968 sẽ lập lại ở nơi sắp sửa được "giải phóng " nầy lại gia tăng sự sợ hãi  thêm lên bằng hàng loạt đạn pháo 122 ly từ vòng đai đô thành đang trong giờ hấp hối...
                                                                   ***********
 Dù sợ và căm ghét chiến tranh nhưng loài người lại thích thưởng thức những thi ca nhạc,tuồng hát,phim ảnh nào có liên quan đến chiến tranh,đến sự chết chóc.mất mát do chiến tranh đem đến .Từ bóng đen chiền tranh chúng ta đã có " Chiến tranh và Hòa bình" một trường thiên tiểu thuyết của Leon Tolstoi ,"Giờ thứ hai mươi lăm" với Gheorghiu,"Bóng Khải hoàn môn" với Eric Maria Remark , với Phan nhật Nam  qua "Dấu binh lửa"....cùng hàng ngàn tiểu thuyết với đề tài chiến tranh.
 "Gone with wind" dịch thành cuốn theo chiều gió đã làm nức nở đau đớn cho hàng triệu trái tim khi đã xem qua những đau khổ những đoạn trường của kiếp người bị cuốn theo kiếp người trong thời chiến,ở cái buổi mà con người không có quyền nho nhỏ nào để quyết định cho thân phận chính mình.
 Ngay từ ngàn xưa,thời con người biết  bắt đầu dùng ký hiệu,cho đến sau nầy chữ viết trên tre,trúc đã ghi lại nhiều điều ,cho dù không đầy đủ về những tranh giành với nhau được giải quyết bằng vũ lực.
  Con người gọi là chiến tranh.
 Chiến tranh đã có từ đó,đến độ thế giới sử ghi nhận rằng không có một ngày nào trên khắp mặt đất này có được một ngày yên lành.
 Không nơi nầy,thì nơi khác.
 Không lớn,thì nhỏ !
Ngay lúc nầy đây,trong rừng già ở Indonesia (Nam Dương) cũng vẫn còn chiến tranh liên tục hàng năm chỉ nhằm để bắt kẻ đàn ông thua làm nô lệ,đàn bà làm vợ.
 Đó là nơi chúng ta nói rằng ánh sáng văn minh của nhân loại chưa rọi tới.
 Còn những nơi mà trí thông minh của lòai người đã được phát huy đến cao độ như Paris,như Tokyo,như Washington,như Beijing thì sự chuẩn bị cho cuộc tàn sát lẫn nhau cũng không chậm rải chút nào.
                                                       ***********************
 Nếu như nói rằng,hai tiếng chiến tranh đã nhập tâm,đã hòa vào tim óc của loài người tự kiếp nào đó.
 "Nó' thẫm nhập ,trú ngụ nơi nào trong óc loài người cho đến đúng thì,đúng lúc là phát tiết ra bằng nhiều cách.
 Ý tưởng chiếm hữu nó có rất nhiều trong những bộ óc thích chinh phục,thích chiến thắng,thích ra lệnh và thích được đề cao.
 Thế giới đã không hiếm những người đó,mà kết quả ai cũng biết là nhân loại của quả địa cầu nầy đã từng có không biết là bao nhiêu núi xương ,sông máu.
Alexander,Ceasar,Thành cát tư Hãn,Hitler,Quân Phiệt Nhật,Stalin,Lenin,Mao trạch Đông,Hồ chí Minh,Kim nhật thành, Pon Pot...
 Trong những phim ảnh có tính cách giả tưởng gần như hiếm có phim nào cho khán giả thưởng thức những bình an,cao đẹp của loài người ngay trên quả địa cầu nầy hay ngoài vũ trụ xa xôi.
 Chiến tranh luôn luôn gần như chủ đề  phải có,phải cho sảy ra:
 Chiến tranh giữa các vì sao (Stars war),The Avatar,Avengers,Infinity war...và hàng trăm phim giả tưởng cho thì tương lai khác vẫn luôn có giết chóc,chiếm đoạt,tấn công...
  Trước đó, những phim thuộc loại viễn tây nôm na chúng ta thường gọi là cao bồi.Loại phim nầy cũng khai thác những pha bắn giết ,có khi lột cả da đầu nữa và rồi sau những trận tấn công của dân da Đỏ với da Trắng là những xác người vắt qua  hàng rào với hàng chục xác chết trong nhiều tư thế.
  Súng nổ càng nhiều,khán giả càng rộ lên nhiều tràng vổ tay thích thú.
  Cũng vậy,các phim ảnh về La Mã,nhứt  định phải có cảnh  máu đổ đầu rơi !
  Sang đế Á châu,thời vàng son của các phim Độc thủ đại hiệp,Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm,Long tranh hổ đấu...đạo diễn những phim thể loại nầy được các nhà sản xuất căn dặn rằng,phải là máu me,đứt tay lũng ruột là những cảnh trong phim cần phải có;càng nhiều càng lối cuốn khán giả !

   Giết chóc,với những cảnh tượng thảm khốc đã làm nhiều đề tài phim ảnh cho con người.Chiến tranh,cho dù không mấy ai mở miệng mong cầu.
   Thế nhưng,nó luôn có đó,nó luôn tiềm ẩn đâu đó nơi những đầu óc của những người viết truyện phim,những người ra tiền để sản xuất ra phim.
   Cho đến giờ đây,chủ đề gươm giáo,cung tên,súng đạn,vũ khí bằng laser cũng chực chờ để được ra lò.
                                                       ****************
 Thập niên 60' ở Mỹ phim "Love story" ra đời đã được khán giả nồng nhiệt ủng hộ,dù đó là một chuyện tình đẹp,nhẹ nhàng cũng không có gì éo-le thái quá.Với số khán giả cùng doanh thu ,giới quan sát đi tới kết luận lý do tại sao Love story có chổ đứng trang trọng trong số những phim khác tốn kém hơn,cây chuyện lôi cuốn hơn.
  Chuyện phim đã đưa ...óc khán giả trở về trạng thái cần có bông ,hoa cây cỏ,đồng ruộng với chuyện tình nhẹ như tơ,trong như thủy tinh với nhạc nền êm đềm rời xa phiền não.
  Ở Á Châu,nữ sĩ Quỳnh Dao (Ching Yao) qua những tiểu thuyết tình cảm rất bình thường,mô tả sát thực những tình tiết nhẹ nhàng của con người :Mùa thu lá bay,Cơn gió thoảng,Cánh hoa chùm gửi...
  Trong những tác phẩm đó,thù hận ít thể hiện,những
Chiến tranh với đau khổ vẫn luôn là đề tài cho những người viết tiểu thuyết,viết truyện phim,kể cả phim ở thì...tương lai nữa.
bạo động những hung tợn bị khép xa.

Độc giả của bà cũng chán ngán những tranh chấp những thấp hèn mà hàng ngày họ "bị" phải thấy,phải tham dự,phải cuốn theo.
 Hiện tượng Quỳnh Dao đã lung lay tận đáy sâu  tâm tư của nhiều người mà nay đã thuộc về thế hệ trên 60,70,80 niên kỷ.
 Như một đứa trẻ mới chào đời,tự tánh nó là thiện (Tính sơ nhi chi bản thiện).Nhưng khi đứa trẻ ấy lớn lên ,từ gia đình,từ lối xóm,từ trường học,từ xã hôi ,xấu và tốt bắt đầu bủa quanh nó.
 Chọn lấy cái tốt,lọc bỏ điều xấu là phải do chính cá nhân ấy quyết định.
 Chiến tranh ,chắc không có bao nhiêu người trên thế giới nầy mong muốn đâu.
 Cứ xem hầu hết tôn giáo đều cầu xin cho muôn loài vạn vật trên mặt đất nầy được hòa bình an vui.
 Các dip tết nhất người ta luôn chúc nhau những việc những điều lành điều thiện.
Có điều,chúng ta đang ở vào thời kỳ bạo lực với dối trá lên ngôi.
 Hai điều mà chúng ta cho là nghịch với bánh xe tiến hóa của nhân loại đó lên ngôi "ngự" được bao lâu.
  Rồi chừng nào bị thải hồi theo chu kỳ của trời đất,lại là cũng phải do chính chúng ta.
  Nếu tin rằng ,trong mỗi con người trên cõi trần gian nầy,họ có một trách nhiệm,một vai trò nào đó dù nhỏ nhoi hay lớn lao,thì đó cũng không phải là vô lý..
Phạm huỳnh Ngân.
 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).