Nhân trước quả sau.

Trong lòng bàn tay , có nhiều loại hạt lúa giống,trong đó có hạt lúa xạ sẽ mọc lớn lên  cao thấp tùy thuộc  theo con nước.
Đây là giống lúa rất phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu long trước đây.
Lại có hạt của giống Nàng thơm chỉ cho ra mùi thơm ngát lúc nồi cơm nấu vừa chín tới, khi được gieo trồng ở khu chợ Đào giáp giới với Bình Chánh-Gò Đen-Cần giuộc.
 Chỉ có thổ nhưỡng và cuộc đất vùng ấy mới cho ra bát cơm thơm lừng ,bát ngát mùi hương.
Hạt khác là giống  Thần Nông IR 8 không cần nước sâu,ở đó nước chỉ cần xăm sấp chưa đến cổ chân ở nơi như   Long An cặp theo  quốc lộ 4 hướng về miền Tây,loại lúa nầy không thể trồng ở những vùng đồng lầy,nước cao như Đồng Tháp Mười quanh năm sũng nước.
 Và sẽ còn nhiều nữa,nếu như trong lòng bàn tay ấy còn có những hạt giống khác loại .
 Rỏ là hạt giống nào sẽ  mọc lên trong điều kiện mà nó đã phát triến trước đó.
 Thí dụ cho rỏ hơn,là hạt giống gạo Nàng Thơm chợ Đào sẽ không thể nào được xạ lên mạ rồi nhổ lên rồi cấy xuống ở một vùng nào của Sa đéc rồi cuối cùng cho ra những hạt gao thơm trắng tinh như gạo nàng Thơm chợ Đào được.
 Chuyện ấy ,hoàn toàn không có !
 Lý do dễ hiểu cũng như rất khoa học là di truyền hay gene ,nôm na là giống.
 Đó là chỉ  là vài thí dụ cho hàng chục giống lúa ,sau đó thành gạo mà hơn phân nửa nhân loại đang sống nhờ vào nó.
 Điều dẫn giải trên đây rất dễ hiểu kèm theo tính cách rất khoa học mà bất cứ người nào có trình độ thấp nhất cũng có thể hiểu được.
 Nếu cần,thêm một thí dụ nữa.
 Một hột của trái Sầu riêng gieo xuống đất không thể nào mọc lên trái Măng cụt được.
 Hoàn toàn không.
 Vậy,nếu như thuyết nhân quả của nhà Phật "Chủng đậu đắc đậu" đã được đưa ra (Có chứng minh được)từ gần ba ngàn năm qua ,cho tới hôm nay có thể chứng nghiệm và vẫn còn tiếp tục còn có giá trị .
 "Nó" có giá trị và gần như tuyệt đối là vì chưa hay không có một lập thuyết nào khác chứng minh ngược lại được,rằng  có hạt Khổ qua mọc lên cây...Chanh !
 Đi sâu vào "Nhân-Quả" tức là "Hột nào (cho lên) cây ấy".
 Điều đó sẽ làm cho,một số đông trong chúng ta giựt mình.
Bởi nhân và quả nó phải có điều kiện để phát sinh,để nẩy nở,để đơm hoa nở (hạt) trái.
Đất-nước-ánh sáng là ba điều kiện tất yếu cho mầm sống,cho vươn lên và cho tác phát.
                                                      ****
 Chúng ta đang ở trong quả địa cầu có đủ mọi trạng thái :- Nóng,lạnh ,mưa nắng,hạn hán,ngập lụt,giông bão,khô cằn,nóng như núi lửa,lạnh như Nam Bắc cực.sâu như đáy biển ở Mindanao ,cao như đỉnh Everest ở Hymalaya,sa mạc mênh mông như Sahara ở Phi Châu,đất nước nhỏ xíu như tiểu quốc Monaco....
 Cho dù bất luân nơi nào trên trái đất nầy ,chúng ta vẫn luôn và thường xuyên bị chi phối bởi những hiện tượng thiên nhiên của trái đất  lên thân xác tứ đại hiện hữu mà chúng ta đang mang,đang có.
 Tỏ rỏ hơn,cho dù đó là người giàu  sang chất ngất hay nghèo mạt rệp  anh/chị ta vẫn phải bị lạnh khi ở Bắc cực hay nóng chảy mở lúc đến Phi Châu.
 Điều kiện khí hậu của hành tinh nầy chi phối không chừa bất cứ ai ,dù sang giàu hay nghèo khó,dù da trắng hay da vàng !
 Và nếu như không có cách nào phản bác lại những điều nêu trên,e rằng chúng ta khó có cách nào cãi lý lại là không có vấn đề nhân và quả ;nóng và lạnh vẫn đang chi phối đến từng mỗi một người trong chúng ta.
 Hỗng phải mới đây,bây giờ hay thì tương lai.
 Nếu cần ,chúng ta làm lại một thí nghiệm khác để trắc nghiệm  lại coi định luật nhân và quả có thật sự là đúng hay không.
 Hãy nắm một trái banh tenis mời lấy từ trong hộp ra .Ném thật mạnh vào tấm vách tường trước mặt mình :
 -Trái banh ném càng mạnh,nó sẽ dội lại nhanh hơn.
Người ta gọi đó là động lực và phản động lực hay là phản ứng dội ngược.
"Luật Nhân quả" của nhà Phật đưa ra rồi chứng minh một cách khoa học rằng những mức độ tháy được của nhân quả hay nghiệp lực là :
 Mọi hành động (Việc làm) của con người,tiên khởi  bất đầu từ "Ý nghiệp" tức từ tâm hay suy nghĩ của nhân vật đó.
 Sau khi suy nghĩ là đến "Nói ra" /Khẩu nghiệp .
Cả hai điều nầy đều hệ trọng,đều được cân bằng trước khi đi đến hành động /Làm.
 Nghĩ điều ác trong đầu,cho dù chưa nói lời ác.
 Nghĩ ,nói điều ác nhưng chưa hành động giá trị cũng như làm
 Bởi nghĩ điều ác,dù chưa làm nhưng "nó " đã tượng hình ra và trong trí óc đó ,ác đã chiếm ngự và chuẩn bị cho lời ác.
 Khi lời ác tuôn ra tạo ra hành động,ba nghiệp lực ấy sẽ đeo theo cá nhân ấy cho đến ngày lìa khỏi thế gian.
 Lẽ dĩ nhiên,luật thế gian của con người đặt ra là ,một người sẽ bị quan tòa (của loài người) quyết định là có tội sau khi anh/chị ta đã gây ra tội .
 Lập luận của nhà Phật lại có khác cõi nhân gian: Anh/Chị tự tạo ra "Nghiệp" ngay cả khi người đó có Ý-NGHĨ ám hại hay hại cho đến thân bại danh liệt hoặc táng gia bại sản người mà anh/chị ta oán ghét.
 Dẫn chứng ấy căn cứ theo khoa học và có dẫn chứng minh là có thật qua những tài liệu,sách vở .
 Và,nếu như cho rằng ,một người nào đó mồm miệng mở ra là những câu khoan hòa,dịu dàng đạo đức nhưng trong tự thâm tâm của họ chất chứa đầy những ác tâm thù hận.Chắc chắn rằng người ấy gạt gẫm được những người trần tục chân chất của cõi thế gian, nhưng người ấy không thể gạt hay qua mắt được những nghiệp lực tự có sẵn trong người anh/chị ta đang đeo bám theo từng giậy,từng phút
 Văn chương người ta n cho đó là lương tâm hay linh hồn.
 Rất tiếc.đai đa số con người không nghe theo hoặc chưa hiểu được một định nghĩa rất tinh tường,rất tỏ rỏ của Phật giáo mà cứ loanh quanh chạy theo những vọng cầu ,hoang tưởng,vô thực,mà tự chính bản thân của đức Phật Thích Ca đã quăng,đã ném đi ngay trong cái đêm  ngài đã cùng người nài ngựa ra khỏi hoàng cung lên đường tầm đạo .
 Vô thường.
 Phù du.
 Giả tạm.
Phạm huỳnh Ngân.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).