Ba lần chạy giặc !

 Cuộc di cư vĩ đại của một triệu người Việt từ bắc vĩ tuyến 17 vào miền Nam ,trong số đó có ông bà Tuyến.
 Được hưởng ánh sáng của miền Nam tự do nhưng đổi lại  ông Tuyến đã mất hết những gì đã cơ cực gầy dựng  ở chốn chôn nhao ,cắt rốn.
 Với hai bàn tay trắng,ông bà Tuyến bắt đầu làm lại đời sống mới cùng với muôn vàn nhọc nhằn.
 Và,khi gia đình  đã có cuộc sống tương đối an ổn  về phương diện tài chánh thì áp lực chiến tranh ngày càng đè nặng lên đời sống an vui của mười bảy triệu người dân ở miền Nam Việt Nam.
 Hai lần  chạy giặc,là câu đúng nhất để chỉ cho gia đình ông bà Tuyến vào những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
 Một lần nữa ông bà Tuyến với bốn người con lại đồng trống ,bế bồng nhau làm một cuộc di tản mà,ngay lúc ấy họ không bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày về .
 Lại bắt đầu cho lần "tái định cư" vào cái tuổi xế chiều với nhiều mỏi mệt của tuổi đời .
 Giống như ngọn đèn dầu lúc sắp tắt,ông bà Tuyến đã cố vươn lên bằng hết sức lực để lo toan,nuôi nấng cho ba người con trai với một gái ăn học thành đạt với đời.
 Lúc ấy,hai ông bà đã qua cái tuổi về hưu khá xa để mĩm cười thầm tự mãn cho những thành quả của các con mình.
  Một bác sĩ,một nha sĩ,một dược sĩ và một kỹ sư trong một gia đình tị nạn.
 Đây quả là  kết quả có thể xem là phi thường không riêng  cho phần bốn người con của hai ông bà ,mà là rất cần phải có sự hy sinh cao độ của vợ chồng ông Tuyến.
 Làm việc cật lực không  có cuối tuần,không ngơi nghỉ cộng với ăn xài thật dè xẻn trong thời gian gần hai mươi năm liên tục đã vắt cạn gần hết nguồn sống của ông Tuyến.
 Thức khuya,dậy sớm,làm lụng bất chấp ngày đêm  cũng chừng ấy năm dài đã biến bà Tuyến sớm nhanh chóng thành bà cụ hom hem ,má hóp lưng còng.
 Tựa như một công thức,bốn người con của ông bà sau khi đã thành đạt ai nấy rồi cũng có gia đình với nơi ăn ,chốn ở đề huề ,nhà cao cửa rộng.
 Khi nhìn ba người con dâu xinh tươi ,đẹp sang con nhà gia thế ông ,bà cảm thấy vui lây cho ba cậu con nhà mình.
 Lại được đứa con rể đẹp trai,thanh lịch  là một bác sĩ tài danh được cả cộng đồng mến mộ.
 Ông bà luôn lời cất lời tạ ơn thiên chúa toàn năng đã ban phát ân sũng cho gia đình nhà ông bà quá nhiều .
                                        ...
 Cái tuổi già nó hấp dẫn những loại bệnh tật gần như là một quy luật.
 Trường hợp cụ ông,cụ bà Tuyến cũng không ngoại lệ được với khẳng định của đức Phật :"Sinh, lão,bệnh ,tử !"
 Cả bốn người con danh giá của ông bà sau nhiều lần đùn,đẩy ,nhận,chối  ...cuối cùng không một ai chịu chứa chấp (chứ không  phải nuôi)  ông bà.
 Mỗi một người con đều có lý do,nếu như có ai đó nghe thì họ  đều thấy chính đáng :
 Hai cụ thường bị té ở cầu thang lúc họ đi làm.
 Hai cụ hay ăn các món cá kho,tép rim có khi quên tắt lửa suýt có lần cháy nhà gây ra mùi hôi trong nhà cả tuần chưa hết.
 Hai cụ mở nước quên tắt,lại mở cửa ra vườn sau rồi dùng cỗng ngang mở toang ra rồi đi đâu mất,xém chút... nữa kẻ gian vào nhà mất hết đồ đạc...!
 Ban đêm hai cụ lục đục ,mạnh tay làm cho người con rể không ngủ được !
                                          ...
 Có thể nói,đây là lần gặp mặt đầy đủ,ngoài những lần cưới hỏi,ông bà Tuyến cùng  con rể,con dâu trong  cái bàn  ăn dài với dàn đèn  bằng  pha lê thả xuống căn phòng  từng chùm ánh sáng lan đều,rực rở.
 Theo đúng phong cách,ông  bà mỗi người ngồi một đầu bàn với một chai nước lọc chưa khui.
 Ông bắt đầu câu chuyện một cách chậm,từ tốn và nhẹ.
 Ông rào đón rất kỹ về buổi gặp gỡ hết thẩy mọi thành viên trong gia đình.Ông cẫn thận nhờ các con của mình dịch sang Anh ngữ cho dâu,cho rể nữa.
 Ông mở đầu bằng một bài học trong quyển "Quốc văn giáo khoa thư đồng ấu" của cụ Trần Trọng-Kim hồi thời một ngàn chín trăm năm mươi mấy lận.
 Chuyện kể:
Trong một gia đình có truyền thống sống chung với nhau gồm ba thế hệ.
 Ông bà,cha mẹ và cháu.
Ông nội,tuổi già,tay lúc nào cũng run cho nên cầm nắm vật gì cũng hay rớt bể ,đổ tháo.
 Đó cũng là nguyên nhân làm cho chững cái chén ăn cơm của gia đình  ngày càng hao hớt.
 Người cha , sau nhiều ngày suy nghỉ rồi đi đến quyết định là lấy cái sọ dừa bổ đôi   làm cái chén cho cha mình dùng,để lỡ như ông có run tay làm rớt thì cũng không sao.
 Người cha cậm cụi gọt,mài cho láng cho dể coi , thì đứa nhỏ con của anh ta tò mò hỏi rằng cha mình gọt cái mũm dừa ấy để làm gì.
 Người cha tình thật trả lời với con  ý định của mình là làm để cho ông nội của nó dùng để bưng  cơm mà ăn .
 Trả lời xong,người cha tiếp tục công việc dở dang và không bao lâu ,kế bên anh ta là thằng nhỏ cũng với mũm dừa,với dao cạo cạo,gọt gọt.
 Người cha hỏi con làm gì vậy.
 Đứa trẻ nói con làm để dành cho ba xài,mai mốt ba già cũng run giống như ông nội bây giờ vậy.
 Người cha,ngay lập tức buông dao,buông nửa cái sọ dừa xuống.
                                    ...
 Ông Tuyến dừng lại ở đó với không có một lời nào giải thích hay thêm bớt.
 Ông bà cũng rất lịch sự cám ơn tất cả các con  đã kiên nhẫn nghe ông kể lại câu chuyện khá xưa nầy .
 Cũng ngay sau đó ,ông bà dọn ra khỏi căn nhà lộng lẫy đang ở, đến một phòng nhỏ  ở trong căn nhà của ai đó với mấy trăm đồng tiền thuê hàng tháng mà ở đây họ hay dùng chữ cho share !
 Phạm huỳnh Ngân,
Kính tặng những người Cha nhân ngày Fatherday 18 tháng Sáu 2017 sắp đến.
Cuộc di cư chạy trốn "thiên đường Công sản của một triệu đồng bào miền Bắc vào năm 1954 đã làm cho cả thế giới bàng hoàng .

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).