Nơi dành cho ông Bụi ?

                  Chợ Mỹ Tho.Ảnh có tính cách tương trưng.
Có mặt trong đợt rút quân cuối cùng,sau khi đã "hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ",Bùn về đến quê nhà một thời gian rồi được phục viên.

 Với "chế độ" tem phiếu ít ỏi được trợ cấp của nhà nước không đủ cầm hơi , cho nên không bao lâu sau khi bộ đồ trận được cỡi Bùn phải lăn lộn tìm kế mưu-sinh cho bản thân mình cùng với người cha không có nghề nghiệp nào vững chắc để nuôi nổi lấy thân.
 Ông Bụi,người Nghĩa-Quân  đã sống còn sau cuộc chiến kinh hoàng, tuổi mới ngoài năm mươi nhưng đã luống già quá con số sáu mươi , người đã ở vậy nuôi thằng con trai duy nhất,  sau khi người vợ thân yêu đã về bên kia thế giới.
 Móc mương,phát cỏ,trồng dừa cùng những việc lao lực linh tinh khác, Bùn nhận hết, miễn sao cho đủ  cơm gạo để hai cha con đủ cầm hơi để sống cho qua ngày.
 Khá lâu sau những ngày cơ cực,bòn xẻn đó, cha con ông Bụi đã mua được chiếc Honda 67  dùng để Bùn chạy xe ôm cho đỡ đi những cơ cực nhọc nhằn.
 Cũng nhờ nghề  ấy,Bùn  đã gặp Hoa,một phụ nữ giỏi giang trong việc mua bán.
 Cuộc kết hợp Bùn-Hoa đã tạo dựng nên một cuộc sống tương đối ấm êm,vừa đủ.
 Ông Bụi, sau đó  được Hoa  lần lượt cho ra đời ba thằng cháu  nội, dù con nhà nghèo nhưng khá khôi ngô,đẹp đẽ.
 Trong căn nhà nền đất,cột chôn với diện tích eo hẹp, khiêm nhường, ba thế hệ cùng nhau đề huề sinh sống.
 Ông Bùn và con trai vào  những lúc lai rai ba sợi ,cứ nói với nhau rằng gia đình mình đang sống trong cơn mơ,mà trước đến nay không bao giờ họ dám nghĩ đến.
 Cơn mơ có thực  nầy, trước đây,sau  ngày ba mươi tháng Tư với mây đen u-ám kéo tận chân trời ở khắp miền đất nước vào lúc  ấy,không bao giờ ông dám mơ màng tơ tưởng đến.
       Người ta vẫn có hàng ngàn lý do,hàng trăm lời rủa sả,rồi trút mọi chuyện là do ...ông Trời,khi mà họ bị một vài điều bất hạnh  xãy đến.
  000*
 Ông Bụi không tiếc lời than trời,trách đất rằng sao lại đem đại họa đến cho đứa con dâu mà ông hết lòng thương mến.
 Hoa bị ung thư,sau cuộc khám nghiệm lần chót ở bệnh viện đa-khoa thị xã Mỹ-Tho.
 Tin nầy đến như một cơn sấm rung trời lỡ đất đối với cha con,ông cháu trong gia đình  có ba thế hệ.
 Những ngày cuối của Hoa là đau đớn thân xác bởi cơn bệnh nan y,ác tính một phần chính là do thiếu thốn tiền bạc cho viện phí mà gia đình không còn sức kham nổi nữa.
 Những ngày ra đi kiếm sống của Bùn càng lúc càng kéo dài ra thêm.
 Rồi cuối cùng,mái ấm đó mất cả hai .
  Người trước là Bùn.
  Rồi Hoa tiếp liền  theo  sau .
 Thời gian đó,ông Bụi tuổi trời đã quá tám mươi.
 Bùn với Hoa đã để lại cho ông một....di sản nhân sự khá nặng là ba thằng đực,lớn nhất chỉ được 12 tuổi.
 Bây giờ,giả tỉ như người cựu Nghĩa quân năm xưa,nếu như  có ai bắt phải chết cũng khẩn cầu mong cho được sống .
 Một gánh nặng không so sánh được trọng lượng là bao , đã mặc nhiên được chất lên , mà  lẽ dĩ nhiên ông phải kê vai  để gánh.
 Ông không sợ nghèo vì ông vốn đã....mạt rệp nhiều lần trong đời rồi.
 Ông không sợ khổ nữa,bởi khi xưa,trong thời binh ngũ ông đã hưởng trọn,đã lãnh đủ những bầm dập đớn đau sau những lần bị thương những lần bị địch quân bao vây,đói khát..
 Nhưng ông rất buồn.
 Buồn mà ông ước gì nếu đừng nhớ,đừng suy nghĩ  những gì đã qua  thì  hay hơn để sống mà nhớ thương,mà buồn lo sầu khổ.
 Cái tin thằng Bùn bỏ vợ oằn -oại trên giường bệnh để theo người phụ nữ khác.
 Và,rồi với cái tuổi gần tám mươi tư ông lại phải lân-la,lê lết nhiều nơi từ Đồng-Tâm đến Thị xã Mỹ-Tho bán vé số,cái nghề được sắp gần tận cùng của sinh kế.
Phạm huỳnh Ngân.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gà nuốt dây thun.

KHÔNG CÓ ,CÓ KHÔNG..MỘT VÒNG TIẾN HÓA!

KHÔNG THẦY,ĐỐ MÀY LÀM NÊN ?!.(Cổ nhân truyền khẩu).