Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2023

SỢ.

Hình ảnh
         Quan sát thật kỹ,trên khuôn mặt của từng người ở trong ảnh trên đây,mỗi người dù trẻ hay già, ánh mắt nhìn xa hướng về trước với lo toan cho những biến động khác không biết lành hay dữ hơn ,cũng như tai ách gì sẽ còn tới nữa.Cho dù trên toàn khuôn mặt ấy hiện lên một nét sợ.Sợ đạn,sợ pháo kích,sợ lọt vào vùng giao tranh,bị giặc bắt bớ…   Không biết tên tác giả của bức ảnh,nhưng chắc chắn đã được chụp vào thời cao điểm của cuộc chiến, xin được phép được đăng lên đây. Cũng như hai tiếng cám ơn.                                        o0o    *   Sợ của tuổi thơ là tự nhiên,dễ thương  và nếu không có lời giải thích thỏa đáng từ phụ huynh,sách vở và một vài trợ lực khác;sợ sẽ đeo theo đứa trẻ rồi tới lúc trưởng thành .    Ngược thời gian,độ hơn 70 năm về trước,ở vùng thôn quê,đồng ruộng của những quốc gia chậm tiến nghèo khổ ,...

ĐÔI GIẦY CŨ .

Hình ảnh
Tôi chỉ nghe người ta kể chuyện có một thanh niên nhà giàu ở Saigon về xứ tôi cưới vợ bận “đồ lớn,cổ (thắt Cravate),chưn mang giày Tây “ đen thui,bóng lộn..  Nghe vậy thôi,chớ chưa tận mắt thấy. Người ta còn nói người đó đi ngang qua mấy cây cầu bắc qua mương,qua rạch thiệt là hay.Anh ta vừa đi vừa chạy bằng hai chiếc giày nằm ngang với cây cầu mà không lọt,không té xuống mới là kỳ tài chớ   Vùng quê,đôi guốc Dong có quai làm bằng miếng nhựa loại trong ,đóng dưới mấy ngón chân,ở một phần ba chiều dài của đôi guốc. Guốc ở thôn quê, chỉ để khi sắp lên giường ngủ người ta mới đi rửa chân rồi mang.Guốc cũng được mang đi đám tiệc,đi ra chợ tỉnh vào  mùa khô ráo.  Cho nên ,đôi giày nó xa lạ lắm với những ai ít có dịp tới lui chốn thị thành.             Có những đôi giày cũ mèm,              Rách nát…đôi khi mang lại                Vừa ý hơn đôi mới mua về. Ở vùng miền T...